mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân – Tài liệu text

mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.86 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN. LIÊN HỆ
THỰC TRẠNG VIỆT NAM
Lớp học phần : Kinh tế đầu tư 1 (114)_4
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Họ và tên Mã sinh viên
1 Hoàng Thị Hà Trang 11124038
2 Phí Thị Sim 11123349
3 Vũ Tú Uyên 11124523
4 Ngô Thị Hồng Nhung 11122930
5 Vũ Thùy Linh 11122306
6 Nguyễn Phương Hoa 11121447
7 Nguyễn Thanh Giang 11125019
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I. Các vấn đề lí luận chung về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân 3
1. Đầu tư công 3
2. Đầu tư tư nhân 3
3. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân 4
3.1. Tác động của đầu tư tư nhân tới đầu tư công 4
3.2. Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân 5
II. Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân ở Việt Nam 9
1. Tác động của đầu tư tư nhân tới đầu tư công 9
1.1. Khu vực tư nhân đóng góp một phần không thể thiếu cho NSNN, tạo nguồn vốn cho
đầu tư công 9
1.2. Đầu tư tư nhân giúp đỡ đầu tư công hiệu quả hơn trong các dự án hợp tác đầu tư
công – tư PPP 10
2. Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân 12

2.1. Đầu tư công tác động thúc đẩy bổ sung đầu tư tư nhân 12
2.2. Đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân 17
III. Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân 25
1. Giải pháp tăng cường sự thúc đẩy hợp tác tích cực giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân
25
1.1. Giải pháp tích cực cho công cụ thuế 25
1.2. Giải pháp tích cực cho mô hình hợp tác công tư PPP 25
2. Giải pháp hạn chế sự lấn át của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân 26
2.1. Đối với vấn đề lãi suất 26
2.2. Đối với vấn đề nợ công 27
2.3. Đối với vấn đề đầu tư công kém hiệu quả và sự chênh lệch ưu đãi giữa 2 khu vực 28
KẾT LUẬN 29
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua quá trình phát triển của kinh tế học từ “bàn tay vô hình”của Adam Smith đến lý
thuyết trọng cầu của Keynes hay gần đây nhất là “nền kinh tế hỗn hợp của Samuelson” ta
có thể biết được rằng nền kinh tế cần có sự điều tiết của Nhà nước thông qua các hoạt động
đầu tư công. Đầu tư công có vai trò thực sự quan trọng, nó không chỉ đóng góp trực tiếp vào
GDP mà còn gây ra tác động tràn thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển thông qua các hệ thống
CSHT : điện, đường, trường, trạm… hay định hướng phát triển ngành thông qua việc ưu tiên
đầu tư vào các ngành trọng điểm. Bằng việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, cải thiện đường
giao thông và các hoạt động đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
đầu tư công đã thể hiện vai trò quan trọng cấp thiết của mình trong nền kinh tế. Thế nhưng
tại Việt Nam, do việc quản lý kém hiệu quả mà hàng loạt các dự án đầu tư công bị phá sản
hay rơi vào bế tắc mà tiêu biểu là vụ việc Vinashin gây thất thoát của Nhà nước hàng nghìn
tỉ đồng gây nhức nhối dư luận. Vì thế mà nhiều người nói rằng đầu tư công chưa thể hiện
được hết vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với đầu tư tư nhân
nói riêng. Tại Việt Nam, nhiều hoạt động của đầu tư công không những không thúc đẩy đầu
tư tư nhân mà còn lấn át hoạt động của khu vực này, gây nên nhiều tranh cãi. Nhận thấy sự

cấp thiết của đề tài trong giai đoạn hiện nay và dưới sự phân công hướng dẫn của PGS.TS
Phạm Văn Hùng nhóm chúng em đã nghiên cứu về vấn đề “Mối quan hệ giữa đầu tư công
và đầu tư tư nhân và liên hệ thực trạng Việt Nam”.Vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc
nghiên cứu nên bài viết chắc chắc còn nhiều thiếu sót, mong thầy góp ý chỉnh sửa giúp
chúng em để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 3
I. Các vấn đề lí luận chung về mối quan hệ giữa đầu tư công và
đầu tư tư nhân
1. Đầu tư công
1.1. Khái niệm
Theo giáo trình Kinh Tế Đầu tư, Đầu tư công là việc sử dụng vốn Nhà nước (bao
gồm cả vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước và vốn của các doanh nghiệp nhà
nước) để đầu tư vào các chương trình, dự án không vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) không
có khả năng hoàn vốn trực tiếp.
Theo Điều 4 Luật đầu tư công : Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào
các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tư vào các chương
trình, dự án phục vụ phát triển xã hội.
1.2. Nguồn vốn đầu tư công
– Vốn ngân sách nhà nước : nguồn thu từ các khoản thuế, phí
– Nguồn vốn tín dụng nhà nước: nhà nước vay vốn từ dân chúng trong nước hoặc thị
trường tín dụng quốc tế
– Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước
2. Đầu tư tư nhân
2.1. Khái niệm
Đầu tư tư nhân là hình thức cá nhân hay một doanh nghiệp sở hữu tư nhân sử dụng
phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu được lợi ích về kinh
tế.
Vì doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ trọng gần như toàn bộ trong số vốn cũng như các
dự án đầu tư (xét trong khu vực đầu tư tư nhân) vì vậy khi nhắc đến đầu tư tư nhân là đang
nhắc đến đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân (kể các doanh nghiệp nước ngoài có chủ sở

hữu là tư nhân)
2.2. Nguồn vốn của đầu tư tư nhân
Thay vì nguồn vốn được lấy ra từ ngân sách nhà nước hay từ những nguồn vốn thuộc
sở hữu nhà nước khác nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là vốn tự có hoặc
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 4
đi vay. Các nguồn vốn của đầu tư tư nhân bao gồm:
– Vốn chủ sở hữu : nguồn vốn này của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn :
Thứ nhất là vốn tự có (vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp), thứ hai là lợi nhuận giữ lại
trong quá trình sản xuất kinh doanh
– Vốn vay: Đối với vốn vay doanh nghiệp cũng có hai con đường để tiếp cận nguồn
vốn này
+ Vay ngân hàng: đây là cách mà tất cả các doanh nghiệp đều có thể sử dụng khi
thiếu vốn sản xuất kinh doanh với điều kiện doanh nghiệp đáp ứng được những yêu cầu của
ngân hàng
+ Vay từ đại chúng: cách này chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp có khả năng
và được phép phát hành chứng khoán qua các đợt IPO và PO
3. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân
3.1. Tác động của đầu tư tư nhân tới đầu tư công
3.1.1. Đầu tư tư nhân là yếu tố đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà
nước phục vụ cho đầu tư công, góp phần vào sự phát triển bền vững của
nền kinh tế
Việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư
đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế – nguồn
thu cơ bản và lâu dài của ngân sách nhà nước. Trong đó, ngân sách nhà nước lại đóng góp
một phần vốn không nhỏ vào vốn đầu tư công. Như vậy, có thể nói, việc tăng cường sự phát
triển đầu tư tư nhân là yếu tố quan trọng trong đầu tư công.
3.1.2. Đầu tư tư nhân chia sẻ công việc xây dựng cơ sở hạ tầng với đầu
tư công
Do nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một nước thường là rất lớn, trong
khi nguồn vốn ngân sách nhà nước lại có hạn, vốn của các nhà tài trợ ngày càng thu hẹp.

Đồng thời việc chia sẻ công việc xây dựng cơ sở hạ tầng hay còn gọi là việc cùng hợp tác
dưới hình thức PPP đối với các công trình hạ tầng kinh tế xã hội là cần thiết cho cả khu vực
công và khu vực tư nhân.
Có thể hiểu đối tác công tư hay PPP là các mối quan hệ hợp tác giữa một hay nhiều tổ
chức Nhà nước (tổ chức công) với một hay nhiều tổ chức tư nhân cùng thực hiện mục tiêu
cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng. Với mô hình này cả đầu tư tư nhân và đầu tư công
đều có lợi. Nhà nước có thể đóng vai trò như “bên cấp vốn” (cung cấp về vốn, tài sản…)
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 5
cho khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ công trên cơ sở kí hoặc không kí kết hợp
đồng giữa hai bên. Nhà nước cũng có thể đóng vai trò là bên mua dịch vụ do tư nhân cung
cấp một cách lâu dài, hoặc nhà điều phối thu hút sự tham gia của tư nhân.
Điều này được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
3.2. Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân
3.2.1. Đầu tư công thúc đẩy bổ sung cho đầu tư tư nhân
Theo lý thuyết của Bacha (1990), Taylor (1994) và Agenor (2000, đầu tư công có thể tạo ra
“ngoại ứng tích cực” cho khu vực tư nhân.
a. Đầu tư công vào quốc phòng an ninh, cung cấp các cơ sở hạ tầng KT-XH,
tạo môi trường vĩ mô an toàn cũng như giảm được chi phí sản xuất cho khu vực tư
nhân để tăng cường đầu tư.
Mục đích của đầu tư công bao gồm những loại hoạt động của Nhà nước về: quốc
phòng, an ninh, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cho cộng đồng (cầu đường,
sân bay, cảng, cơ sở y tế, giáo dục,…). Nhà nước sử dụng lực lượng doanh nghiệp nhà nước
để duy trì đầu tư ở một số họat động có tính chất công ích, đầu tư vào những lĩnh vực, dự án
mà các nguồn lực kinh tế khác chưa đáp ứng được nhằm bổ sung những khiếm khuyết của
thị trường, ví dụ như phát triển năng lượng sạch, công nghệ cao, cơ sở hạ tầng quan trọng,
cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, bệnh viện chất lượng cao,… Từ đó, tạo ra môi
trường kinh doanh thuận lợi hơn cũng như giảm được chi phí sản xuất cho khu vực tư nhân
để tăng cường đầu tư.
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 6
Có thể nói môi trường đầu tư như một chất xúc tác ban đầu cho quyết định bỏ vốn

của nhà đầu tư, sự cải thiện môi trường đầu tư có ảnh hưởng vô cùng quan trọng và tác động
tích cực đến nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn đầu tư và tăng chi tiêu đầu tư toàn xã hội.
Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu
quả đầu tư. Có thể nói đến hai khái niệm:
– Môi trường cứng: bao gồm các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ
cho sự phát triển kinh tế, ví dụ như hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng giao thông,…
– Môi trường mềm: bao gồm hệ thống thủ tục hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan
đến hoạt động đầu tư, hệ thống tài chính– ngân hàng…
Cơ sở hạ tầng ở đây mang tính tiên phong, định hướng, xúc tác cho các hoạt động
đầu tư, nó mở đường cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển. Vì vậy cần chú ý đến công
tác đầu tư chuẩn bị hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư, tạo cho họ sự tin cậy để
bỏ vốn đầu tư. Một môi trường đầu tư ổn định cả về kinh tế, xã hội và chính trị sẽ thúc đẩy
các nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư phát triển. Trong đó, việc đưa ra các chính sách nhằm tăng
lòng tin cho các nhà đầu tư cần được chính phủ quan tâm. Chính sách và hành vi của chính
phủ có ảnh hưởng mạnh thông qua tác động của nó đến chi phí, rủi ro và các rào cản cạnh
tranh.
b. Nhu cầu hàng hóa dịch vụ từ chính phủ khiến cầu về sản phẩm của khu
vực tư nhân gia tăng, khuyến khích khu vực này đầu tư nhiều hơn do kỳ vọng về
doanh thu và lợi nhuận tốt hơn.
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 7
c. Đầu tư công có thể kêu gọi đầu tư tư nhân cùng hợp tác đầu tư trong 1 số
dự án, tạo ra sự ổn định và nhiều lợi ích cho khu vực tư nhân.
Với sự tham gia vào cơ chế PPP DN tư nhân có nhiều cơ hội đầu tư mang tính dài
hạn hơn, ít rủi ro hơn do có sự đảm bảo của Nhà nước, từ đó tạo sự ổn định cho khu vực tư
nhân, phát triển công nghiệp địa phương, từ đó tạo nhiều việc làm cho người dân.
Chính vì thế tại Việt Nam và 1 số nước đang xuất hiện mô hình hợp tác công tư PPP
để tối ưu hóa hiệu quả đầu tư công và đầu tư tư nhân, cung cấp dịch vụ công cộng chất
lượng cao, mang lại lợi ích cho cả người dân và nhà nước (VD: đường bộ, đường sắt, giao
thông đô thị, bến cảng, hệ thống cấp nước, y tế, nhà máy điện, nhà máy xử lý chất thải, các
dự án phát triển kết cấu hạ tầng).

d. Đầu tư công giúp định hướng phát triển ngành, tạo hướng đi cho đầu tư tư
nhân
Kinh tế nhà nước luôn tạo động lực cho các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế
khác phát triển. Không chỉ như vậy, kinh tế nhà nước còn luôn tạo điều kiện hợp tác giúp đỡ
cho các thành phần kinh tế khác mà chủ yếu dựa vào sự phát triển nhạy bén của các doanh
nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp làm kinh tế, trực tiếp kinh doanh. Chính
thông qua những hoạt động như vậy doanh nghiệp nhà nước mới thúc đẩy được những quan
hệ hợp tác và phát triển của những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác
3.2.2. Đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân
a. Nhu cầu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ có thể khiến lãi suất gia tăng,
nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn, theo đó, tác động tiêu cực đến khu vực tư nhân.
Xét mô hình IS – LM, với đường IS
là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa
sản lượng và lãi suất mà tại đó hàng
hóa và dịch vụ cân bằng, còn đường
LM là tập hợp các tổ hợp khác nhau
giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị
trường tiền tệ cân bằng.
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 8
Khi chính sách tiền tệ không đổi, nhà nước tiến hành tăng chi tiêu cho hoạt động đầu
tư công sẽ khiến cho đường IS dịch song song qua phải gây nên tăng lãi suất trong ngắn hạn.
Trong dài hạn, lãi suất sẽ quay trở về mức ban đầu do sự điều tiết của chính sách tiền tệ.
Vốn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động đầu tư, do đó với tư cách là chi phí sử
dụng vốn (hay giá của vốn) thì lãi suất ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu tài chính của dự án.
Các nhà đầu tư thường vay tiền để đầu tư và lãi suất phản ánh giá của khoản tiền vay mượn
đó. Nếu giá vay tiền (giá của vốn) cao hơn tỉ suất lợi nhuận bình quân thì nhà đầu tư sẽ cắt
giảm quy mô đầu tư và ngược lại.
b. Ngoài ra, việc tài trợ cho chi tiêu đầu tư từ ngân sách nhà nước, thường
được thực hiện bởi tăng thuế, đã cạnh tranh một cách trực tiếp với khu vực tư nhân
trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính khan hiếm của nền kinh tế.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, vừa là công cụ tái phân phối của
cải xã hội, vừa là công cụ điều tiết phân bổ vốn giữa các nganhg, vùng miền. Thuế ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp nên các chính sách về thuế có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động đầu tư, đặc biệt với những vùng kinh tế còn kém phát triển.
Thuế làm giảm hành vi sản xuất vì thuế đánh vào thu nhập từ lao động, tiết kiệm, đầu
tư hay những hình thức khác. Thuế thu nhập cá nhân làm giảm thu nhập khả dụng của người
lao động, không khuyến khích họ làm việc nhiều và thậm chí còn làm nản chí trong việc tìm
kiếm việc làm. Lao động giảm dẫn đến giảm tổng cung trong khi thu nhập giảm dẫn đến
giảm tổng cầu. Thuế thu nhập doanh nghiệp làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận sau
thuế của doanh nghiệp dẫn đến tổng cung giảm. Thuế đánh vào tiết kiệm làm giảm động cơ
tiết kiệm và do đó, tạo được ít nguồn vốn hơn cho đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất.
c. Đầu tư công dẫn đến tăng nợ công, giảm nguồn vốn của đầu tư tư nhân.
Nợ chính phủ, là một phần thuộc Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản
tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là
nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt
ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ,
người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm
quốc nội (GDP).
Vay nợ trong nước sẽ dẫn đến tình trạng chi tiêu chính phủ chèn lấn đầu tư tư nhân
do chính phủ vay sẽ làm giảm nguồn vốn mà đáng lẽ sẽ được sử dụng cho đầu tư tư nhân.
Vay nợ nước ngoài sẽ làm tăng nợ nước ngoài dẫn đến tăng rủi ro mức độ phụ thuộc vào
nước ngoài.
d. Đầu tư công kém hiệu quả và dàn trải có thể lấn át vào cả những ngành mà tư
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 9
nhân có nhu cầu và có khả năng đầu tư, từ đó đều có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của
đầu tư tư nhân.
II. Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân ở Việt Nam
1. Tác động của đầu tư tư nhân tới đầu tư công
1.1. Khu vực tư nhân đóng góp một phần không thể thiếu cho NSNN, tạo
nguồn vốn cho đầu tư công

Đối với mỗi nền kinh tế vai trò của đầu tư tư nhân là không thể phủ nhận. Đầu tư tư
nhân không những có vai trò góp phần tích cực trong việc phát triển bền vững quốc gia nói
chung mà bên cạnh đó nó còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đầu tư công .
Bảng số liệu về đầu tư tư nhân và đầu tư công Việt Nam qua các năm:
Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của tổng cục thống kê và Trang web của chính phủ
Từ bảng số liệu ta có thể xây dựng hàm xu thế để từ đó thấy được mối quan hệ giữa đầu tư
tư nhân và đầu tư công
Ln (G) = 1.659696 + 0.934011* ln (I)
(0.8662) (0.0711)
Trong đó G: Đầu tư công (tỉ đồng)
I: Đầu tư lĩnh vực tư nhân (tỉ đồng)
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 10
Từ kết quả trên ta có thể thấy được rằng đầu tư tư nhân có ảnh hưởng tích cực đến đầu tư
công, cụ thể khi đầu tư tư nhân tăng 1 % và các yếu tố tác động khác không có gì thay đổi
sẽ làm cho đầu tư công tăng 0.934011%. Kết quả thống kê này thực sự có ý nghĩa thực tiễn
bởi việc gia tăng đầu tư tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ đó
đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước – nguồn vốn không thể thiếu của các dự án đầu
tư công.
Cụ thể những đóng góp của đầu tư tư nhân cho ngân sách nhà nước
(Đơn vị: tỉ đồng)
Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê
Từ bảng số liệu ta có thể thấy được nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trong nước có xu hướng ngày càng tăng qua các năm và chiểm 1 tỉ trọng ngày càng lớn.Cụ
thể năm 2000 đầu tư tư nhân chỉ đóng góp 5802 tỉ đồng vào vốn ngân sách Nhà nước và
chiếm 6.39% các khoản thu thì đến năm 2012 sau 12 năm con số đóng góp của khu vực kinh
tế này lên đến 93642 tỉ đồng gấp hơn 16 lần và chiếm đến 12% trong các khoản thu NSNN.
1.2. Đầu tư tư nhân giúp cho đầu tư công hiệu quả hơn trong các dự án hợp
tác đầu tư công – tư PPP
Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 1994-2009 đã có
32 dự án được thực hiện theo mô hình PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng 6,7 tỉ đô la.

Cũng giống như các nước khác, mô hình BOT (Hợp đồng Xây dựng – kinh doanh – chuyển
giao) và BOO chiếm tỷ phần chủ yếu. Hai lĩnh vực chiếm tỷ phần lớn nhất là điện và viễn
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 11
thông. Ngoài ra, có thể kể đến nhiều dự án hợp tác công – tư khác đã và đang được triển khai
từ thập niên 1990 đến nay như: BOT cầu Cỏ May, BOT cầu Phú Mỹ, điện Phú Mỹ, và rất
nhiều nhà máy điện nhỏ và vừa khác đang được thực hiện theo phương thức BOO.Về mô
hình BOT, tổng cộng có 26 dự án với tổng mức đầu tư là 128 ngàn tỷ đồng.
Riêng năm 2010, theo thống kê của cục đầu tư nước ngoài, tổng số dự án cấp mới
được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là 969 dự án, trong đó theo mô hình đầu tư BOT, BT
(Hợp đồng xây dưng – chuyển giao), BTO (Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh
doanh) có 6 dự án chiếm 1% trên tổng số dự án cấp mới. Nhưng số lượng dự án cấp mới
chiếm 55% so với số dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT là 11 dự án, chiếm % cao
nhất trong số tất cả các hình thức đầu tư, so với năm 2009 không có dự án mới nào đầu tư
theo hình thức BOT, BT, BTO thì đó là một sự khởi sắc tốt.
Về hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 8% trên tổng số dự án, số dự án cấp
mới chỉ có 799 dự án trong khi tổng số dự án đăng ký là 9.599 ( tính hết ngày 21/12/2010),
còn về hình thức liên doanh chỉ chiếm 7% trên tổng số dự án cấp mới đăng ký, hình thức cổ
phần và hợp đồng hợp tác vốn đầu tư chiếm lần lượt là 4% và 1% trên tổng số dự án cấp
mới. Ta thấy rằng hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO đang phát triển theo chiều
hướng tích cực. Vậy dưới sự giám sát và hỗ trợ của nhà nước, hình thức đầu tư theo mô hình
PPP đã bắt đầu có sự tiến triển so với các hình thức đầu tư khác.
Đặc biệt là sau khi Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế Thí điểm
đầu tư theo hình thức PPP được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày15/1/2011. Điều
này đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước đang dồn vào mô hình hợp tác
nhà nước và tư nhân (PPP)
• Thành tựu
– Kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1990. Mô hình hợp tác công tư tại Việt
Nam cũng đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Nhiều công trình nổi tiếng trên khắp cả
nước đã được xây dựng dựa trên mô hình hợp tác PPP. Tiêu biểu ta phải kể đến dự án xây
dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng- khu đô thi hạng sang bậc nhất cả nước. Đô thị Phú Mỹ

Hưng được xây dựng dựa trên hình thức kết hợp PPP và đổi đất lấy hạ tầng. chủ thầu của dự
án là công ty Phú Mỹ Hưng –công ty liên doanh có 70% nguồn vốn nước ngoài
– Mô hình hợp tác công tư PPP đã thổi một làn gió mới vào thị trường của Việt Nam,
khắc phục được những hạn chế của việc đầu tư công như quản lý kém hiệu quả, chất lượng
không cao… thay vào đó là hình ảnh những dự án vượt tiến độ và chất lượng cao
– PPP đã thực sự giải quyết được một phần tình trạng thiếu vốn để xây dựng cơ sở hạ
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 12
tầng ở Việt Nam.
2. Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân
2.1. Đầu tư công tác động thúc đẩy bổ sung đầu tư tư nhân
2.1.1. Đầu tư công ngày càng tạo được môi trường vĩ mô thuận lợi cho
đầu tư tư nhân.
Một trong những vai trò quan trọng nhất của đầu tư công đối với phát triển kinh tế
nói riêng và đầu tư tư nhân nói chung là cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô.
a. Môi trường hành chính, luật pháp
Sau gần 30 năm đổi mới từ năm 1986 Đảng và chính phủ đã không ngừng thay đổi và
hoàn thiện các bộ luật, các chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp
phát triển. Từ việc sản xuất theo hình thức kế hoạch hóa tập trung, đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI đã đề ra đường lối cải cách mới, giờ đây các doanh nghiệp được tự do hoạt động
trên các lĩnh vực mà Nhà nước cho phép. Với việc ra đời Luật đầu tư vào năm 2005 và
không ngừng sửa đổi bổ sung qua các năm, bên cạnh đó là việc khuyến khích các dự án cải
cách bộ máy hành chính đầu tư công đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện môi trường
pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước. Sau 10 năm tiến hành cải cách hành chính tuy còn
nhiều bất cập nhưng nó cũng đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, tạo môi trường pháp
lí thuận lợi hơn cho đầu tư tư nhân phát triển.
b. Cơ sở hạ tầng
Trong 10 năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nước ta phát triển theo chiều
hướng khá tích cực: mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Các tuyến giao thông
đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt chính yếu đó được đầu tư nâng cấp kết hợp tăng
cường công tác quản lý bảo trì nâng cao đáng kể năng lực thông qua. Từ năm 1991 đến năm

2001 mật độ đường bộ tăng từ 0,66Km/Km2 lên 0,77Km/Km2. Hạ tầng giao thông đường
biển được đầu tư cơ bản, hoàn thành nâng cấp tại nhiều cảng biển chủ yếu nâng cao năng
lực thông qua cảng biển từ 110 triệu tấn năm 2000 lên 350 triệu tấn năm 2010.
– Hệ thống giao thông địa phương đã được các tỉnh, thành phố quan tâm đầu tư, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu phát triển. Đến năm 2012 đã xây dựng mới được khoảng 30.000 km
đường GTĐP; sửa chữa, nâng cấp 140.000 km đường các loại; 150.306 md cầu bê tông cốt
thép; 15.327 md cầu liên hợp; 16.196 md cầu sắt; 37.594 m cầu treo; 75.515 m cầu gỗ; thay
thế 32.688 md cầu khỉ; xây dựng và cải tạo được 36.672 m ngầm tràn các loại.
– Các đường giao thông theo hướng Đông – Tây, hướng ra các cảng biển.
– Vận tải hàng hoá lấy vận tải đường biển là chính, vận tải thuỷ, pha sông biển, đa
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 13
phương thức kết hợp là định hướng chính, vừa đảm bảo chi phí thấp, vừa giảm tải cho các
tuyến đường bộ, đường sắt, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển những loại hàng
hóa như vật liệu xây dựng, than, phân bón, gạo,… Việc vận tải bằng đường thủy cũng dễ
dàng và tiết kiệm hơn so với đường bộ hay đường sắt khi giao thương với nước ngoài, tạo
điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài.
– Hệ thống đường sắt được hiện đại hoá theo hướng nâng tốc độ tàu chạy trên 100
km.giờ, với hai chiều, xây thêm các tuyến đường sắt mới theo hướng Đông Tây, là phương
tiện quan trọng cho việc vận chuyển hang hóa trong nước
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật được coi là điều kiện tiên quyết để nhà đầu tư quyết định có
nên đầu tư vào dự án hay không. Vì vậy việc cải thiên cơ sở hạ tầng bằng hàng loạt các
dự án đầu tư công đã giúp các nhà đầu tư “hứng thú” hơn đối với Việt Nam. Và việc nhiều
tuyến đường giao thông mới được mở giúp các nhà đầu tư tư nhân có thể tiếp cận được
những khu vực mà trước đây họ không thể tiếp cận. Nhờ việc xây dựng thêm cơ sở hạ tầng
về GTVT, cầu đường, Nhà nước đã phần nào tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vào các dự án, thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển.
c. An ninh quốc phòng
Đầu tư cho an ninh quốc phòng là nhiệm vụ không thể thiếu của đầu tư công. Với
môi trường chính trị ổn định, Việt Nam là mảnh đất lí tưởng để đầu tư (nếu chỉ xét trên góc
độ hòa bình và ổn định). Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Việt Nam dành 10,4%

(58.593 tỷ đồng) năm 2009 chi cho quốc phòng và an ninh trên tổng số chi NSNN. Năm
2012 Quốc hội đồng ý chi cho lĩnh vực sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý hành chính 704.400 tỷ đồng. Còn năm 2013, theo dự toán, lĩnh vực này được phân
bổ 674.440 tỷ đồng, nhưng cuối cùng, chi 694.300 tỷ đồng, tăng 2,9% so với dự toán). Đây
là một con số khá lớn để đổi lại chúng ta có một nền hòa bình được xếp hạng 45 trên thế
giới, tạo sự tin cậy và an tâm cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam.
Đầu tư công vào quốc phòng an ninh tăng khiến cho chất lượng nền an ninh quốc
phòng của Việt Nam ngày càng được cải thiện, vì vậy được các doanh nghiệp nước ngoài
đánh giá cao và tin tưởng. Có tới 57% doanh nghiệp Mỹ hoạt động trong khu vực đánh giá
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất để mở rộng đầu tư, với chi phí thấp và nền tảng chính trị
ổn định. Nhờ có vậy, trong những năm gần đây đầu tư tư nhân của các doanh nghiệp nước
ngoài vào Việt Nam đang ngày càng tăng, với lượng vốn đầu tư ngày càng lớn. Hiện có 25
trong Top 500 công ty hàng đầu của Mỹ có kế hoạch đầu tư vào những dự án lớn của Việt
Nam, trong đó có Intel, Chevron…Tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào Việt Nam
đạt 10,5 tỷ USD (5-2013) với 658 dự án. Các nhà đầu tư từ các nước khác trên thế giới cũng
lần lượt tham gia vào thị trường Việt Nam.
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 14
An ninh quốc phòng được chú trọng đầu tư củng cố cũng giúp các doanh nghiệp tư
nhân trong nước ổn định tình hình sản xuất, có môi trường đầu tư chất lượng, thuận lợi. Nhờ
an ninh tốt mà doanh nghiệp đã tránh được nhiều rủi ro kinh tế như trộm, cắp, phá hoại tài
sản, gây rối,… Các tội phạm kinh tế liên tục giảm, những vụ việc đình công, chống phá
được giải quyết nhanh chóng,…
Chính vì vậy, tăng cường đầu tư cho an ninh quốc phòng, tạo nền kinh tế chính trị ổn
định đã phần nào làm gia tăng, thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, góp phần nâng
cao hiệu quả đầu tư tư nhân ở Việt Nam.
d. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực đầu vào. Dù còn
nhiều bất cập và hạn chế nhưng việc chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam trong khoảng thời
gian năm 2000-2005 rất lớn so với mức thu nhập của người dân và thu nhập của cả nước.
Chi tiêu cho giáo dục ở VN năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%.

Số liệu so sánh chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam và các nước
Việt
Nam
Mỹ Pháp Nhật
Hàn
Quốc
OCDE
Chi tiêu cho giáo
dục/GDP (%)
8.3 7.2 6.1 4.7 7.1 6.1
Từ ngân sách 5 5,3 5.7 3.5 4.2 4.9
Từ dân và các
nguồn khác
3,3 1,9 0.4 1.2 2.9 1.2
Tỷ lệ chi tiêu cho
giáo dục (%)
Từ ngân sách 60 74 93 74 59 80
Từ dân và các
nguồn khác
40 26 7 26 41 20
(Nguồn: Số liệu các nước khác từ OECD, Education at a Glance 2005)
Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê, năm 2012, tổng số tiền
chi cho giáo dục là 170.349 tỷ đồng, tăng hơn so với năm trước. Năm 2011, số tiền chi cho
giáo dục là 151.200 tỷ đồng. Với mức chi cho giáo dục – đào tạo hàng năm tương đương
20% tổng chi ngân sách nhà nước, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới đầu tư cho
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 15
giáo dục – đào tạo cao nhất. Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam, nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp trong quá
trình tuyển dụng nhân lực.
Bảng số liệu trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động Việt Nam qua các năm (Nguồn

Tổng cục Thống kê)
Phân loại trình độ (Tổng 100%) 2010 2011 2012 2013
Không có trình độ chuyên môn kĩ thuật 85,5 84,6 83,4 82,1
Dạy nghề 3,8 4,0 4,7 5,3
Trung học chuyên nghiệp 3,4 3,7 3,6 3,7
Cao đẳng 1,7 1,7 1,9 2,0
Đại học trở lên 5,7 6,1 6,4 6,9
Từ số liệu trong bảng thống kê chúng ta có thể thấy sự gia tăng trong chất lượng nguồn nhân
lực Việt Nam qua từng năm. Đây chính là nền tảng cho nguồn nhân lực phục vụ cho khu
vực tư nhân, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.
2.1.2. Chú trọng phát triển một số ngành trọng điểm định hướng phát
triển ngành cho tư nhân.
Ngày 23/4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê
duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn
2007 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển.
* Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010,
tầm nhìn đến năm 2020 bao gồm:
• Dệt may (sợi, vải, lụa, quần áo xuất khẩu, nguyên phụ liệu),
• Da giầy (giầy dép xuất khẩu, nguyên phụ liệu) ,
• Nhựa (nhựa gia dụng, bao bì, chai lọ, ống, nhựa kỹ thuật),
• Chế biến nông, lâm, thủy hải sản,
• Thép (phôi thép, thép đặc chủng),
• Khai thác, chế biến bauxít nhôm, Hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, hóa dầu, hóa
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 16
dược, hóa mỹ phẩm),
• Cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tầu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử),
• Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin,
• Sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghệp phần
mềm, nội dung số).
* Nhà nước khuyến khích định hướng đầu tư tư nhân:

– Xây dựng các danh mục, các bản dự án 1 cách chi tiết để khuyến khích đầu tư vào
các ngành trọng điểm.
– Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, càng đặc biệt khuyến khích
cá nhân doanh nghiệp tham gia đầu tư, quản lý các ngành trọng điểm, tạo kênh huy động
vốn.
– Các dự án đầu tư của doanh nghiệp đủ chỉ tiêu có thể vay vốn tín dụng nhà nước,
vốn ODA …
– Các ngành công nghiệp ưu tiên được áp dụng một số chính sách khuyến khích phát
triển về đất đai, xúc tiến thương mại, nghiên cứu-triển khai. Cụ thể, về đất đai, ưu tiên bố trí
đủ nhu cầu về đất trong các khu, cụm, điểm công nghiệp khi có dự án sản xuất được đầu tư
mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu (kể cả dự án kết hợp với di chuyển địa điểm sản xuất)
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về xúc tiến thương mại, các ngành công nghiệp ưu
tiên được ưu tiên đưa vào chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng năm, hỗ trợ
kinh phí cho các doanh nghiệp để xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (thông
qua các hiệp hội ngành hàng), giới thiệu sản phẩm miễn phí trên website của Bộ Công
nghiệp và các Sở Công nghiệp, trưng bày, giới thiệu sản phẩm miễn phí tại các hội chợ, triển
lãm của quốc gia và của các địa phương.
– Đối với các ngành công nghiệp mũi nhọn, áp dụng chính sách của các ngành công
nghiệp ưu tiên và được Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí (không quá 50% vốn đầu tư) đối
với các dự án bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất
2.1.3. Đầu tư công kêu gọi tư nhân vào các dự án hợp tác công tư PPP
giúp tạo thêm lợi ích cho đầu tư tư nhân
Khi 1 DN tư nhân đầu tư vào 1 dự án, tiềm ẩn trong đó là rất nhiều rủi ro, nhưng với
cơ chế PPP người đúng ra bảo lãnh là Nhà nước nên mức độ rủi ro giảm xuống. Bên cạnh
đó, trong quá trình vay vốn để tiến hành dự án, DN tư nhân thực hiện dự án đầu tư PPP sẽ có
nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn hơn là những DN tư nhân đơn thuần. Chính vì thế ở Việt
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 17
Nam hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều dự án PPP bởi tư nhân nhận thức được những lợi
ích mình sẽ có được. (Số liệu đã đề cập đến ở mục 1.2)
2.2. Đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân

2.2.1. Phân tích thực trạng lấn át
Ở Việt Nam, tuy đầu tư công đã đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đầy đầu tư tư
nhân, thực trạng chung hiện nay vẫn là đầu tư công đang có hiện tượng lấn át đầu tư tư
nhân.
Từ năm 2000, Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư,
tổng đầu tư toàn xã hội liên tục tăng và duy trì ở mức cao. Tỷ lệ vốn/GDP đã tăng từ 35,4%
năm 2001 lên 41.9% năm 2010. Bình quân cho cả giai đoạn 2001-2010 là xấp xỉ 41%, so
với 30,7% trong giai đoạn 1991-2000, thuộc loại cao nhất khu vực Đông và Đông Nam Á.
Đến năm 2013, tổng đầu tư toàn xã hội chiếm 30,4% GDP, thu hẹp đáng kể từ mức trên
40% GDP nhiều năm trước. Quy mô đầu tư trên GDP giảm đang giúp hạ nhiệt nền kinh tế,
hạn chế mức độ lãng phí trong đầu tư nhưng cũng đồng thời kìm chế GDP khi mô hình tăng
trưởng vẫn chủ yếu theo chiều rộng.
Tính theo giá so sánh thì vốn đầu tư nhà nước không tăng trong ba năm gần đây, tỷ
trọng đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội giảm từ trên 50% giai đoạn 2001-2005
còn khoảng 37% vào năm 2013. Tuy nhiên, tái cơ cấu đầu tư công trong thời gian qua, nếu
có, chỉ mang tính đối phó với tình trạng thiếu khả năng cân đối vốn, đầu tư dàn trải, thiếu
đồng bộ hơn là kết quả của một thể chế phân bổ và quản lý vốn đầu tư nhà nước hiệu quả
hơn ở cấp địa phương
Qua các năm tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của các khu vực đều thường cao hơn
nhiều tốc độ tăng trưởng GDP. Trong 10 năm, vốn của khu vực đầu tư nước ngoài tăng 5,1
lần, tiếp nối là khu vực kinh tế tư nhân (3,5 lần) và cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước
(tăng 2,5 lần). Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lê lớn
nhất trong tổng đầu tư xã hội, mặc dù tỷ trọng của khu vực này đã giảm 59,8% năm 2001
xuống còn 38,1% năm 2010. Theo đó, việc giảm sút này không phải do nhà nước hạn chế
bớt đầu tư công, mà do các khu vực kinh tế khác có tốc độ tăng cao hơn.
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 18
Mặc dù đầu tư công trong thập niên qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, song
đánh giá hiệu quả của đầu tư công cần xem xét môi trường tương quan giữa lượng vốn đã bỏ
ra và kế quả đạt được (hệ số ICOR).

Thực tế cho
thấy, trong
giai đoạn từ
2000- 2010,
hiệu quả đầu
tư từ tổng số
tiền bỏ ra
trong năm (hệ
số ICOR)
tại Việt
Nam là 6,07
(nghĩa là
để tăng 1 đồng GDP cần bỏ ra 6,07 đồng vốn), chủ yếu là do đầu tư kém hiệu quả của khu
vực nhà nước (8,53) và khu vực đầu tư nước ngoài (9,65). Trong khi đó, khu vực KTTN tỏ
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 19
ra rất hiệu quả khi bỏ ra 3,28 đồng vốn đã tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm.
Một ví dụ nhỏ như trên cũng đã cho thấy khu vực KTTN sử dụng đồng vốn hiệu quả
nhất. Khu vực này cũng đóng góp nhiều nhất vào GDP và tạo ra việc làm nhiều nhất, xấp xỉ
50% GDP và gần 90% số lao động. Thế nhưng, khu vực này hầu như không được hưởng ưu
đãi nào, chưa kể những bất cập về chính sách, các cơ quan hành chính gây khó dễ, cơ chế
xin – cho gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp (DN). KTTN ngày càng có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế, vì vậy, cần có những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho KTTN
phát triển. Theo đó, cần coi KTTN là bộ phận cấu thành và động lực phát triển ngày càng
quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
2.2.2. Nguyên nhân gây ra thực trạng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân
a. Đầu tư công làm ảnh hưởng đến biến đổi lãi suất, từ đó ảnh hưởng đến
việc đầu tư của khu vực tư nhân
Năm Chi Nhà nước cho đầu tư phát triển
(tỷ vnđ)

Lãi suất cơ bản
2005 79199 7,5-7,8%/năm
2006 98.625 8,25%/năm
2007 112160 8,25%/năm
2008 119462 8,25-14%/năm
2009 181363 7%/năm
2010 183166 8-9%/năm
2011 208306 14-14.5%/năm
2012 195054 15-19%/năm
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 20
Tổng chi Nhà nước cho đầu tư phát triển và lãi suất cơ bản giai đoạn 2005 – 2012
Qua bảng trên cho thấy nhìn chung, tổng chi ngân sách nhà nước cho đầu tư tăng đều
qua các năm, có sự chuyển dịch cùng chiều với lãi suất cơ bản. Tổng chi ngân sách nhà
nước cho đầu tư phát triển năm 2005 là 79199 tỷ đồng tăng lên 208306 tỷ đồng năm 2011 và
tăng 129107 tỷ đồng, gấp 2,63 lần. sau đó, năm 2012 giảm nhẹ xuống còn 195054 tỷ đồng,
giảm 13253 tỷ đồng.
Lãi suất cơ bản giai đoạn 2005 – 2012 tăng từ 7,5% lên 19% gấp 2,53 lần
Mặc dù qua từng thời kỳ, nhà nước có sự điều chỉnh nhất định đối với lãi suất cơ bản
nhưng nhìn chung, sự điều chỉnh đều dựa trên thị trường, không tách rời quy luật thị trường.
Và kết hợp với đó, nhà nước có các chính sách điều tiết phù hợp để quy định lãi suất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Như vậy có thể kết luận rằng đầu tư công cũng có sự dịch chuyển cùng chiều với lãi
suất. Để tăng đầu tư công, phải tăng tổng chi ngân sách nhà nước, đòi hỏi phải huy động một
nguồn vốn nhiều hơn từ thị trường vốn, dẫn đến làm khan hiếm nguồn vốn trên thị trường.
Việc huy động vốn có thể qua các kênh như phát hành cổ phiếu, tín phiều, qua các tổ chức
tài chính, tín dụng, qua thuế… Và khi khu vực tư nhân có nhu cầu về vốn, họ sẽ phải chịu
một mức lãi suất cao hơn, hay chi phí của vốn là lớn hơn.
b. Đầu tư công làm gia tăng nợ công, giảm nguồn vốn cho đầu tư tư nhân
Hiện nay ở Việt Nam, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, trong đó có
nguồn vốn vay, đã làm nợ công có xu hướng tăng nhanh trong thời gian qua, có thể ảnh

hưởng tới sự bền vững nợ công (năm 2006 ở mức 405 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% GDP;
năm 2010 là 1.392 nghìn tỷ đồng, bằng 54,9% GDP và năm 2012 là 1.643 nghìn tỷ đồng,
bằng 55,7% GDP). Cụ thể, trong vòng 3 năm 2011-2013, phát hành trái hành trái phiếu
Chính phủ trong nước 288.739 tỷ đồng, vay nước ngoài của Chính phủ 256.918 tỷ đồng và
huy động từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong nước là 165.253 tỷ đồng.
Năm 2013, căn cứ vào số liệu trên Đồng hồ nợ công thế giới (Global debt clock) thì
Việt Nam ở mức 70,3 tỷ USD chiếm 49,6% GDP. Theo báo cáo, năm 2014 nợ công Việt
Nam (không gồm nợ của các doanh nghiệp nhà nước) sẽ tăng khoảng 11,5% lên mức gần 80
tỷ USD, tức là chiếm khoảng 48% GDP. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là nếu tính cả nợ doanh
nghiệp nhà nước không được Chính phủ bảo lãnh và nợ đọng xây dựng cơ bản, thì con số
thực tế nợ công của Việt Nam đã lên tới xấp xỉ 98% GDP, vượt xa mức trần an toàn khuyến
nghị bởi WB (65%).
Biểu đồ quy mô và cơ cấu nợ công/GDP 2003-2014:
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 21
Nguồn: Tổng cục thống kê
Chính điều này đã tạo sức ép lớn về khả năng huy động vốn trong nước của khu vực
tư nhân trong điều kiện thị trường vốn trong nước chưa phát triển.
Trong những năm gần đây, cơ cấu nợ của Việt Nam có chiều hướng thay đổi chuyển
từ vay nợ nước ngoài sang vay nợ trong nước. Nợ nước ngoài tính đến cuối năm 2011 chiếm
khoảng 56,3% và đang có xu hướng giảm, còn nợ trong nước là 43,7% và đang có xu hướng
tăng lên. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một xu hướng tốt phản ánh sự giảm lệ thuộc vào nước
ngoài. Điều này thực chất phản ánh các khoản vay ưu đãi của nước ngoài đối với Việt Nam
đang ngày càng giảm. Lãi suất thương mại của nợ nước ngoài cao cộng với rủi ro tỉ giá buộc
chúng ta phải chuyển dần sang vay nợ trong nước. Tuy nhiên, việc vay nợ lớn trong nước lại
chèn ép mạnh đầu tư của khu vực tư nhân và làm giảm tăng trưởng kinh tế một khi đồng vốn
vay không được khu vực công sử dụng hiệu quả.
Về mặt lý thuyết, vay nợ nội địa sẽ không có gì đáng lo ngại khi Chính phủ có khả
năng thanh toán các khoản nợ này. Tuy nhiên, thực tế rủi ro hiện tại chủ yếu đến từ vay nợ
trong nước do kỳ hạn vay ngắn và lãi suất trả nợ cao. Hơn 88,7% nợ trái phiếu chính phủ và
trái phiếu chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn chỉ từ 2 – 5 năm cho thấy sức ép trả nợ trong thời

gian tới khá lớn.
Ở Việt Nam đầu tư công đang lấn át đầu tư tư nhân. Nếu tình trạng này kéo dài gánh nặng
nợ công chắc chắn sẽ tăng lên, gây áp lực trả nợ trong ngắn hạn mà còn chứa đựng nguy cơ
kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh, suy giảm khả năng tự đầu tư của các thành phần
kinh tế nói chung và đầu tư tư nhân nói riêng.
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 22
c. Đầu tư công kém hiệu quả, đầu tư tràn lan lấn sang cả lĩnh vực của tư
nhân
Quản lý nhà nước Kinh tế Xã hội
2000 5.2 77.1 17.6
2002 3.0 82.7 14.3
2003 3.6 76.7 19.7
2004 6.3 74.5 19.1
2005 6.4 75.0 18.6
2006 7.1 73.9 19.0
2007 7.5 76.3 16.1
2008 8.7 74.8 16.5
2009 7.7 77.1 15.2
Bảng: Cơ cấu đầu tư công cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý nhà nước
(%, giá so sánh)
Nguồn:Tổng cục thống kê.Niên giám 2005,2007,2009
Nguồn vốn đầu tư công được phân bổ cho lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng nguồn vốn đầu tư. Đầu tư của các ngành kinh tế chiếm tới 77,1% vốn đầu tư của nhà
nước vào năm 2000 và năm 2009 (năm cao nhất là năm 2002 chiếm tới 82,7%, năm thấp
nhất là 2009 cũng chiếm tới 73,9%).Trong khi đó đầu tư cho các ngành thuộc lĩnh vực xã
hội, liên quan trực tiếp đến phát triển con người (khoa học, giáo dục đào tạo, y tế, cứu trợ,
xã hội, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng) từ 17,6% năm 2000 giảm xuống
còn 15,2% năm 2009 (năm cao nhất là 2003 chiếm 19,7%, năm thấp nhất 2002 chiếm
14,3%). Như vậy nhà nước chỉ tập trung cho phát triển kinh tế mà không chú trọng đến phát
triển lĩnh vực xã hội con người.

Sự bất cập này thể hiện sự lấn át của kinh tế Nhà nước với kinh tế tư nhân ở nhiều
lĩnh vực tư nhân có thể tham gia mà chưa thể hiện được vai trò xã hội và dịch vụ công cộng
đúng với mục tiêu hàng đầu của đầu tư công.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta có quy mô khá nhỏ, trong đó có: 100 cảng biển, với 20
cảng “quốc tế” nhưng chưa có một cảng biển nước sâu đủ tiêu chuẩn quốc tế; 22 sân bay
dân dụng, với 8 sân bay quốc tế; đang xây dựng 18 khu kinh tế biển, 30 khu kinh tế cửa
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 23
khẩu, 260 khu công nghiệp, 650 cụm công nghiệp, tuy nhiên, hiệu suất làm việc vô cùng
kém. Rất nhiều nhà máy đường bỏ không hoặc không làm việc hết công suất, sân bay quy
hoạch không hợp lý gây thừa thãi…. Trong 10 năm qua, trung bình mỗi tháng trên đất nước
có thêm 1 khu đô thị mới. Đầu tư dàn trải và lãng phí trên nhiều lĩnh vực mà tư nhân có thể
làm, đầu tư thiếu quy hoạch dẫn đến thiếu vốn, dự án công trình chậm tiến độ, kéo dài, gây
lãng phí.
Ví dụ cho việc đầu tư kém hiệu quả của nhà nước là:
* Tập đoàn Vinashin: tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có tên giao dịch quốc tế là
Shipbuilding Industry Corporation (SBIC), hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty
con. Công ty mẹ – Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy là Công ty TNHH một thành viên
(MTV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư
cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Tập đoàn này đã đầu tư mở rộng quá nhanh, quy mô lớn, dàn trải trên nhiều lĩnh vực,
địa bàn trái với quy hoạch được phê duyệt. Trong đó có những lĩnh vực không liên quan đến
công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, có nhiều công ty, dự
án thua lỗ nặng nề. Ví dụ:
– Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (VNSlines) (công ty con của Vinashin) đầu tư
hơn 200 triệu USD (khoảng 3.136 tỷ đồng) để mua về tới 6 con tàu có tuổi từ 22 đến 26 năm
trong số 9 tàu của Công ty này. Hầu như tất cả các con tàu này hiện tại đều không chạy
được, do hỏng hóc, do bị bắt giữ tại các cảng trong và ngoài nước.
– Tàu Lash Sông Gianh chỉ chạy thử 1 chuyến đầu tiên (và cũng là chuyến cuối cùng)
chở than từ Quảng Ninh vào Sài Gòn. Tổng tiền thu được từ chuyến hàng này chưa tới 1,8

tỷ, nhưng tiền bỏ ra để chi phí phục vụ cho việc chở đã tới hơn 4 tỷ đồng (bao gồm tiền dầu,
phí bảo đảm hàng hải, tàu lai, vật tư, phí tàu kéo lash con, lương thủy thủ, phí hoa tiêu ).
Thời gian hoàn thành chuyến hàng đầu tiên này cũng đạt mức kỷ lục: gần 2 tháng. Từ đó
đến nay, nó được neo đậu tại Nhà Bè – Sài Gòn.
– Đặc biệt với dự án Nhà máy cán nóng thép tấm tại Quảng Ninh, dự án này đã được
Vinashin có quyết định đầu tư vào năm 2002. Thông thường, với qui mô chỉ có 350.000
tấn/năm, là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì chỉ cần 2 năm là hoàn thành việc xây dựng và đưa
vào vận hành. Song đến nay, sau 8 năm xây dựng, nhà máy vẫn chưa có gì.
d. Có sự chênh lệch trong các ưu đãi giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân
Các doanh nghiệp nhà nước hầu như được ưu đãi nhiều hơn thông qua các khoản vay,
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 24
tiếp cận đất đai, chỉ tiêu lợi nhuận thấp… Điều này đang kìm hãm sự tăng trưởng của nền
kinh tế đồng thời dẫn đến việc giảm đầu tư của khu vực tư nhân.
Các DNNN hiện được hưởng 5 đặc quyền, đặc lợi, hay lợi thế tuyệt đối: Không sợ
phá sản cho dù thua lỗ kéo dài, hay khi “khó có người giúp”; biến độc quyền nhà nước thành
độc quyền doanh nghiệp; tận dụng cơ chế xin – cho; ưu đãi tiếp cận vốn, vay không lo trả và
đặc biệt ít bị kiểm tra giám sát cũng như “hư không sợ bị đòn”. Hiện các DNNN hoạt động
trong quá nhiều ngành nghề. Nhiều ngành nghề không cần sự tham gia của nhà nước. Đa số
tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa hoàn thành nhiệm vụ chức năng chủ yếu được giao,
tình trạng thiếu hiệu quả, thậm chí thua lỗ phổ biến. Hiện, mỗi khi các tập đoàn, tổng công
ty khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm thì bộ trưởng có liên quan thường trực tiếp chỉ đạo, yêu
cầu các doanh nghiệp khác phải mua sản phẩm (liên quan) đang khó tiêu thụ. Hoặc khi tập
đoàn, tổng công ty không còn cách nào khác để tìm vốn kinh doanh vẫn được nhà nước chỉ
định cho vay với lãi suất rất thấp, thậm chí bằng 0%. Điều này là không công bằng với khu
vực tư nhân,nó sẽ ngăn cản sự phát triển mở rộng của khu vực tư nhân. Thậm chí khi doanh
nghiệp nhà nước được độc quyền hoạt động trong những ngành như dầu khí, điện,… gây
sức ép rất lớn đối với doanh nghiệp tư nhân.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đặc quyền đặc lợi của DNNN xuất phát từ tư duy đến
chủ trương của những người lập chính sách. Trong đó cốt lõi là, chưa làm rõ được vai trò
chức năng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường; chưa tách bạch rõ nội hàm của thể chế

quản trị quốc gia; lẫn lộn quản lý nhà nước với quản trị doanh nghiệp và quản lý kinh doanh
gắn với thiếu công khai minh bạch.
Ví dụ cho sự chênh lệch ưu đãi ở Việt Nam:
* Tập đoàn điện lực: Hàng loạt công trình điện của EVN đã được gắn thêm các loại
biệt thự, nhà liền kề, chung cư cao tầng, nhà trẻ, bể bơi, sân quần vợt với tổng diện tích lên
tới 355.000 mét vuông và tổng vốn đầu tư trên 595 tỉ đồng. “Các công trình phúc lợi đó
được khấu hao vào giá thành điện.Việc mua điện và truyền tải, phân phối điện vẫn là độc
quyền của EVN, thì thị trường cạnh tranh đó mới chỉ giải đáp được một phần, và sự độc
quyền bởi EVN vẫn bao trùm, chi phối và do đó cản trở sự phát triển của toàn bộ ngành này.
Đến những “ông lớn” khác như PVN (Petro VN), TKV (Tập đoàn Than và khoáng sản VN)
tham gia cung cấp điện mà còn bị EVN ‘bắt nạt”, thì làm sao những doanh nghiệp khác tham
gia thị trường phát điện yên tâm đầu tư. Trong khi đó giá điện tiếp tục tăng càng gây sức ép
lớn đến các doanh nghiệp.
Môn học: Kinh tế đầu tưPage 25
2.1. Đầu tư công tác động thôi thúc bổ trợ đầu tư tư nhân 122.2. Đầu tư công ép chế đầu tư tư nhân 17III. Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân 251. Giải pháp tăng cường sự thôi thúc hợp tác tích cực giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân251. 1. Giải pháp tích cực cho công cụ thuế 251.2. Giải pháp tích cực cho quy mô hợp tác công tư PPP 252. Giải pháp hạn chế sự ép chế của đầu tư công so với đầu tư tư nhân 262.1. Đối với yếu tố lãi suất vay 262.2. Đối với yếu tố nợ công 272.3. Đối với yếu tố đầu tư công kém hiệu suất cao và sự chênh lệch tặng thêm giữa 2 khu vực 28K ẾT LUẬN 29M ôn học : Kinh tế đầu tưPage 2T ÀI LIỆU THAM KHẢO 29 ĐẶT VẤN ĐỀQua quy trình tăng trưởng của kinh tế tài chính học từ “ bàn tay vô hình dung ” của Adam Smith đến lýthuyết trọng cầu của Keynes hay gần đây nhất là “ nền kinh tế tài chính hỗn hợp của Samuelson ” tacó thể biết được rằng nền kinh tế tài chính cần có sự điều tiết của Nhà nước trải qua những hoạt độngđầu tư công. Đầu tư công có vai trò thực sự quan trọng, nó không chỉ góp phần trực tiếp vàoGDP mà còn gây ra tác động ảnh hưởng tràn thôi thúc đầu tư tư nhân tăng trưởng trải qua những hệ thốngCSHT : điện, đường, trường, trạm … hay khuynh hướng tăng trưởng ngành trải qua việc ưu tiênđầu tư vào những ngành trọng điểm. Bằng việc đầu tư vào những hạ tầng, cải tổ đườnggiao thông và những hoạt động giải trí đầu tư cho giáo dục nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư công đã biểu lộ vai trò quan trọng cấp thiết của mình trong nền kinh tế tài chính. Thế nhưngtại Nước Ta, do việc quản trị kém hiệu suất cao mà hàng loạt những dự án Bất Động Sản đầu tư công bị phá sảnhay rơi vào bế tắc mà tiêu biểu vượt trội là vấn đề Vinashin gây thất thoát của Nhà nước hàng nghìntỉ đồng gây nhức nhối dư luận. Vì thế mà nhiều người nói rằng đầu tư công chưa thể hiệnđược hết vai trò của nó so với nền kinh tế tài chính Nước Ta nói chung và so với đầu tư tư nhânnói riêng. Tại Nước Ta, nhiều hoạt động giải trí của đầu tư công không những không thôi thúc đầutư tư nhân mà còn ép chế hoạt động giải trí của khu vực này, gây nên nhiều tranh cãi. Nhận thấy sựcấp thiết của đề tài trong quá trình lúc bấy giờ và dưới sự phân công hướng dẫn của PGS.TSPhạm Văn Hùng nhóm chúng em đã nghiên cứu và điều tra về yếu tố “ Mối quan hệ giữa đầu tư côngvà đầu tư tư nhân và liên hệ tình hình Nước Ta ”. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm tay nghề trong việcnghiên cứu nên bài viết chắc chắc còn nhiều thiếu sót, mong thầy góp ý chỉnh sửa giúpchúng em để bài viết được hoàn hảo hơn. Môn học : Kinh tế đầu tưPage 3I. Các yếu tố lí luận chung về mối quan hệ giữa đầu tư công vàđầu tư tư nhân1. Đầu tư công1. 1. Khái niệmTheo giáo trình Kinh Tế Đầu tư, Đầu tư công là việc sử dụng vốn Nhà nước ( baogồm cả vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng thanh toán nhà nước và vốn của những doanh nghiệp nhànước ) để đầu tư vào những chương trình, dự án Bất Động Sản không vì tiềm năng doanh thu và ( hoặc ) khôngcó năng lực hoàn vốn trực tiếp. Theo Điều 4 Luật đầu tư công : Đầu tư công là hoạt động giải trí đầu tư của Nhà nước vàocác chương trình, dự án Bất Động Sản thiết kế xây dựng kiến trúc kinh tế tài chính xã hội và đầu tư vào những chươngtrình, dự án Bất Động Sản Giao hàng tăng trưởng xã hội. 1.2. Nguồn vốn đầu tư công – Vốn ngân sách nhà nước : nguồn thu từ những khoản thuế, phí – Nguồn vốn tín dụng thanh toán nhà nước : nhà nước vay vốn từ dân chúng trong nước hoặc thịtrường tín dụng thanh toán quốc tế – Nguồn vốn của những doanh nghiệp nhà nước2. Đầu tư tư nhân2. 1. Khái niệmĐầu tư tư nhân là hình thức cá thể hay một doanh nghiệp chiếm hữu tư nhân sử dụngphối hợp những nguồn lực trong một khoảng chừng thời hạn nhất định nhằm mục đích thu được quyền lợi về kinhtế. Vì doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ trọng gần như hàng loạt trong số vốn cũng như cácdự án đầu tư ( xét trong khu vực đầu tư tư nhân ) vì thế khi nhắc đến đầu tư tư nhân là đangnhắc đến đầu tư của những doanh nghiệp tư nhân ( kể những doanh nghiệp quốc tế có chủ sởhữu là tư nhân ) 2.2. Nguồn vốn của đầu tư tư nhânThay vì nguồn vốn được lấy ra từ ngân sách nhà nước hay từ những nguồn vốn thuộcsở hữu nhà nước khác nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân đa phần là vốn tự có hoặcMôn học : Kinh tế đầu tưPage 4 đi vay. Các nguồn vốn của đầu tư tư nhân gồm có : – Vốn chủ sở hữu : nguồn vốn này của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn : Thứ nhất là vốn tự có ( vốn điều lệ bắt đầu của doanh nghiệp ), thứ hai là doanh thu giữ lạitrong quy trình sản xuất kinh doanh thương mại – Vốn vay : Đối với vốn vay doanh nghiệp cũng có hai con đường để tiếp cận nguồnvốn này + Vay ngân hàng nhà nước : đây là cách mà toàn bộ những doanh nghiệp đều hoàn toàn có thể sử dụng khithiếu vốn sản xuất kinh doanh thương mại với điều kiện kèm theo doanh nghiệp phân phối được những nhu yếu củangân hàng + Vay từ đại chúng : cách này chỉ được vận dụng so với doanh nghiệp có khả năngvà được phép phát hành sàn chứng khoán qua những đợt IPO và PO3. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân3. 1. Tác động của đầu tư tư nhân tới đầu tư công3. 1.1. Đầu tư tư nhân là yếu tố góp phần không nhỏ cho ngân sách nhànước Giao hàng cho đầu tư công, góp thêm phần vào sự tăng trưởng vững chắc củanền kinh tếViệc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tưđã đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước trải qua những loại thuế – nguồnthu cơ bản và lâu dài hơn của ngân sách nhà nước. Trong đó, ngân sách nhà nước lại đóng gópmột phần vốn không nhỏ vào vốn đầu tư công. Như vậy, hoàn toàn có thể nói, việc tăng cường sự pháttriển đầu tư tư nhân là yếu tố quan trọng trong đầu tư công. 3.1.2. Đầu tư tư nhân san sẻ việc làm thiết kế xây dựng hạ tầng với đầutư côngDo nhu yếu vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật của một nước thường là rất lớn, trongkhi nguồn vốn ngân sách nhà nước lại hạn chế, vốn của những nhà hỗ trợ vốn ngày càng thu hẹp. Đồng thời việc san sẻ việc làm thiết kế xây dựng hạ tầng hay còn gọi là việc cùng hợp tácdưới hình thức PPP so với những khu công trình hạ tầng kinh tế tài chính xã hội là thiết yếu cho cả khu vựccông và khu vực tư nhân. Có thể hiểu đối tác chiến lược công tư hay PPP là những mối quan hệ hợp tác giữa một hay nhiều tổchức Nhà nước ( tổ chức triển khai công ) với một hay nhiều tổ chức triển khai tư nhân cùng thực thi mục tiêucung cấp sản phẩm & hàng hóa, dịch vụ công cộng. Với quy mô này cả đầu tư tư nhân và đầu tư côngđều có lợi. Nhà nước hoàn toàn có thể đóng vai trò như “ bên cấp vốn ” ( cung ứng về vốn, gia tài … ) Môn học : Kinh tế đầu tưPage 5 cho khu vực tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ công trên cơ sở kí hoặc không kí kết hợpđồng giữa hai bên. Nhà nước cũng hoàn toàn có thể đóng vai trò là bên mua dịch vụ do tư nhân cungcấp một cách vĩnh viễn, hoặc nhà điều phối lôi cuốn sự tham gia của tư nhân. Điều này được biểu lộ trong sơ đồ dưới đây : 3.2. Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân3. 2.1. Đầu tư công thôi thúc bổ trợ cho đầu tư tư nhânTheo kim chỉ nan của Bacha ( 1990 ), Taylor ( 1994 ) và Agenor ( 2000, đầu tư công hoàn toàn có thể tạo ra “ ngoại ứng tích cực ” cho khu vực tư nhân. a. Đầu tư công vào quốc phòng bảo mật an ninh, phân phối những hạ tầng KT-XH, tạo thiên nhiên và môi trường vĩ mô bảo đảm an toàn cũng như giảm được chi phí sản xuất cho khu vực tưnhân để tăng cường đầu tư. Mục đích của đầu tư công gồm có những loại hoạt động giải trí của Nhà nước về : quốcphòng, bảo mật an ninh, hạ tầng Giao hàng tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội cho hội đồng ( cầu đường giao thông, trường bay, cảng, cơ sở y tế, giáo dục, … ). Nhà nước sử dụng lực lượng doanh nghiệp nhà nướcđể duy trì đầu tư ở 1 số ít họat động có đặc thù công ích, đầu tư vào những nghành nghề dịch vụ, dự ánmà những nguồn lực kinh tế tài chính khác chưa cung ứng được nhằm mục đích bổ trợ những khiếm khuyết củathị trường, ví dụ như tăng trưởng nguồn năng lượng sạch, công nghệ cao, hạ tầng quan trọng, cơ sở nghiên cứu và điều tra khoa học, cơ sở huấn luyện và đào tạo, bệnh viện chất lượng cao, … Từ đó, tạo ra môitrường kinh doanh thương mại thuận tiện hơn cũng như giảm được chi phí sản xuất cho khu vực tư nhânđể tăng cường đầu tư. Môn học : Kinh tế đầu tưPage 6C ó thể nói thiên nhiên và môi trường đầu tư như một chất xúc tác bắt đầu cho quyết định hành động bỏ vốncủa nhà đầu tư, sự cải tổ môi trường tự nhiên đầu tư có ảnh hưởng tác động vô cùng quan trọng và tác độngtích cực đến nền kinh tế tài chính, làm tăng nguồn vốn đầu tư và tăng tiêu tốn đầu tư toàn xã hội. Môi trường đầu tư gồm có nhiều yếu tố, ảnh hưởng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệuquả đầu tư. Có thể nói đến hai khái niệm : – Môi trường cứng : gồm có những yếu tố tương quan đến hạ tầng kĩ thuật phục vụcho sự tăng trưởng kinh tế tài chính, ví dụ như mạng lưới hệ thống thông tin liên lạc, hạ tầng giao thông vận tải, … – Môi trường mềm : gồm có mạng lưới hệ thống thủ tục hành chính, dịch vụ pháp lý liên quanđến hoạt động giải trí đầu tư, mạng lưới hệ thống kinh tế tài chính – ngân hàng nhà nước … Cơ sở hạ tầng ở đây mang tính tiên phong, khuynh hướng, xúc tác cho những hoạt độngđầu tư, nó mở đường cho những hoạt động giải trí kinh tế tài chính xã hội tăng trưởng. Vì vậy cần quan tâm đến côngtác đầu tư sẵn sàng chuẩn bị mạng lưới hệ thống hạ tầng để lôi cuốn những nhà đầu tư, tạo cho họ sự đáng tin cậy đểbỏ vốn đầu tư. Một môi trường tự nhiên đầu tư không thay đổi cả về kinh tế tài chính, xã hội và chính trị sẽ thúc đẩycác nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư tăng trưởng. Trong đó, việc đưa ra những chủ trương nhằm mục đích tănglòng tin cho những nhà đầu tư cần được chính phủ nước nhà chăm sóc. Chính sách và hành vi của chínhphủ có tác động ảnh hưởng mạnh trải qua ảnh hưởng tác động của nó đến ngân sách, rủi ro đáng tiếc và những rào cản cạnhtranh. b. Nhu cầu hàng hóa dịch vụ từ cơ quan chính phủ khiến cầu về mẫu sản phẩm của khuvực tư nhân ngày càng tăng, khuyến khích khu vực này đầu tư nhiều hơn do kỳ vọng vềdoanh thu và doanh thu tốt hơn. Môn học : Kinh tế đầu tưPage 7 c. Đầu tư công hoàn toàn có thể lôi kéo đầu tư tư nhân cùng hợp tác đầu tư trong 1 sốdự án, tạo ra sự không thay đổi và nhiều quyền lợi cho khu vực tư nhân. Với sự tham gia vào chính sách PPP DN tư nhân có nhiều thời cơ đầu tư mang tính dàihạn hơn, ít rủi ro đáng tiếc hơn do có sự bảo vệ của Nhà nước, từ đó tạo sự không thay đổi cho khu vực tưnhân, tăng trưởng công nghiệp địa phương, từ đó tạo nhiều việc làm cho người dân. Chính cho nên vì thế tại Nước Ta và 1 số nước đang Open quy mô hợp tác công tư PPPđể tối ưu hóa hiệu suất cao đầu tư công và đầu tư tư nhân, phân phối dịch vụ công cộng chấtlượng cao, mang lại quyền lợi cho cả người dân và nhà nước ( VD : đường đi bộ, đường tàu, giaothông đô thị, bến cảng, mạng lưới hệ thống cấp nước, y tế, xí nghiệp sản xuất điện, nhà máy sản xuất giải quyết và xử lý chất thải, cácdự án tăng trưởng kiến trúc ). d. Đầu tư công giúp khuynh hướng tăng trưởng ngành, tạo hướng đi cho đầu tư tưnhânKinh tế nhà nước luôn tạo động lực cho những doanh nghiệp của những thành phần kinh tếkhác tăng trưởng. Không chỉ như vậy, kinh tế tài chính nhà nước còn luôn tạo điều kiện kèm theo hợp tác giúp đỡcho những thành phần kinh tế tài chính khác mà đa phần dựa vào sự tăng trưởng nhạy bén của những doanhnghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp làm kinh tế tài chính, trực tiếp kinh doanh thương mại. Chínhthông qua những hoạt động giải trí như vậy doanh nghiệp nhà nước mới thôi thúc được những quanhệ hợp tác và tăng trưởng của những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tài chính khác3. 2.2. Đầu tư công ép chế đầu tư tư nhâna. Nhu cầu của chính phủ nước nhà về sản phẩm & hàng hóa dịch vụ hoàn toàn có thể khiến lãi suất vay ngày càng tăng, nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn, theo đó, tác động ảnh hưởng xấu đi đến khu vực tư nhân. Xét quy mô IS – LM, với đường ISlà tập hợp những tổng hợp khác nhau giữasản lượng và lãi suất vay mà tại đó hànghóa và dịch vụ cân đối, còn đườngLM là tập hợp những tổng hợp khác nhaugiữa sản lượng và lãi suất vay mà tại đó thịtrường tiền tệ cân đối. Môn học : Kinh tế đầu tưPage 8K hi chủ trương tiền tệ không đổi, nhà nước thực thi tăng tiêu tốn cho hoạt động giải trí đầutư công sẽ khiến cho đường IS dịch song song qua phải gây nên tăng lãi suất vay trong thời gian ngắn. Trong dài hạn, lãi suất vay sẽ quay trở về mức bắt đầu do sự điều tiết của chủ trương tiền tệ. Vốn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động giải trí đầu tư, do đó với tư cách là ngân sách sửdụng vốn ( hay giá của vốn ) thì lãi suất vay ảnh hưởng tác động lớn đến những chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án Bất Động Sản. Các nhà đầu tư thường vay tiền để đầu tư và lãi suất vay phản ánh giá của khoản tiền vay mượnđó. Nếu giá vay tiền ( giá của vốn ) cao hơn tỉ suất doanh thu trung bình thì nhà đầu tư sẽ cắtgiảm quy mô đầu tư và ngược lại. b. Ngoài ra, việc hỗ trợ vốn cho tiêu tốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, thườngđược thực thi bởi tăng thuế, đã cạnh tranh đối đầu một cách trực tiếp với khu vực tư nhântrong việc tiếp cận những nguồn lực kinh tế tài chính khan hiếm của nền kinh tế tài chính. Thuế là nguồn thu đa phần của ngân sách nhà nước, vừa là công cụ tái phân phối củacải xã hội, vừa là công cụ điều tiết phân chia vốn giữa những nganhg, vùng miền. Thuế ảnhhưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp nên những chủ trương về thuế có tác động ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động giải trí đầu tư, đặc biệt quan trọng với những vùng kinh tế tài chính còn kém tăng trưởng. Thuế làm giảm hành vi sản xuất vì thuế đánh vào thu nhập từ lao động, tiết kiệm ngân sách và chi phí, đầutư hay những hình thức khác. Thuế thu nhập cá thể làm giảm thu nhập khả dụng của ngườilao động, không khuyến khích họ thao tác nhiều và thậm chí còn còn làm nản chí trong việc tìmkiếm việc làm. Lao động giảm dẫn đến giảm tổng cung trong khi thu nhập giảm dẫn đếngiảm tổng cầu. Thuế thu nhập doanh nghiệp làm tăng chi phí sản xuất, giảm doanh thu sauthuế của doanh nghiệp dẫn đến tổng cung giảm. Thuế đánh vào tiết kiệm chi phí làm giảm động cơtiết kiệm và do đó, tạo được ít nguồn vốn hơn cho đầu tư của những doanh nghiệp sản xuất. c. Đầu tư công dẫn đến tăng nợ công, giảm nguồn vốn của đầu tư tư nhân. Nợ chính phủ nước nhà, là một phần thuộc Nợ công hoặc Nợ vương quốc, là tổng giá trị những khoảntiền mà chính phủ nước nhà thuộc mọi cấp từ TW đến địa phương đi vay. Việc đi vay này lànhằm hỗ trợ vốn cho những khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ nước nhà là thâm hụtngân sách luỹ kế đến một thời gian nào đó. Để dễ tưởng tượng quy mô của nợ chính phủ nước nhà, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu Xác Suất so với Tổng sản phẩmquốc nội ( GDP ). Vay nợ trong nước sẽ dẫn đến thực trạng tiêu tốn cơ quan chính phủ chèn lấn đầu tư tư nhândo cơ quan chính phủ vay sẽ làm giảm nguồn vốn mà đáng lẽ sẽ được sử dụng cho đầu tư tư nhân. Vay nợ quốc tế sẽ làm tăng nợ quốc tế dẫn đến tăng rủi ro đáng tiếc mức độ phụ thuộc vào vàonước ngoài. d. Đầu tư công kém hiệu suất cao và giàn trải hoàn toàn có thể ép chế vào cả những ngành mà tưMôn học : Kinh tế đầu tưPage 9 nhân có nhu yếu và có năng lực đầu tư, từ đó đều có tác động ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng củađầu tư tư nhân. II. Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân ở Việt Nam1. Tác động của đầu tư tư nhân tới đầu tư công1. 1. Khu vực tư nhân góp phần một phần không hề thiếu cho NSNN, tạonguồn vốn cho đầu tư côngĐối với mỗi nền kinh tế tài chính vai trò của đầu tư tư nhân là không hề phủ nhận. Đầu tư tưnhân không những có vai trò góp thêm phần tích cực trong việc tăng trưởng vững chắc vương quốc nóichung mà cạnh bên đó nó còn góp thêm phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của đầu tư công. Bảng số liệu về đầu tư tư nhân và đầu tư công Nước Ta qua những năm : Nguồn : Tự tổng hợp từ số liệu của tổng cục thống kê và Trang web của chính phủTừ bảng số liệu ta hoàn toàn có thể thiết kế xây dựng hàm xu thế để từ đó thấy được mối quan hệ giữa đầu tưtư nhân và đầu tư côngLn ( G ) = 1.659696 + 0.934011 * ln ( I ) ( 0.8662 ) ( 0.0711 ) Trong đó G : Đầu tư công ( tỉ đồng ) I : Đầu tư nghành nghề dịch vụ tư nhân ( tỉ đồng ) Môn học : Kinh tế đầu tưPage 10T ừ hiệu quả trên ta hoàn toàn có thể thấy được rằng đầu tư tư nhân có ảnh hưởng tác động tích cực đến đầu tưcông, đơn cử khi đầu tư tư nhân tăng 1 % và những yếu tố ảnh hưởng tác động khác không có gì thay đổisẽ làm cho đầu tư công tăng 0.934011 %. Kết quả thống kê này thực sự có ý nghĩa thực tiễnbởi việc ngày càng tăng đầu tư tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tạo ra nhiều doanh thu hơn từ đóđóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước – nguồn vốn không hề thiếu của những dự án Bất Động Sản đầutư công. Cụ thể những góp phần của đầu tư tư nhân cho ngân sách nhà nước ( Đơn vị : tỉ đồng ) Nguồn : Tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kêTừ bảng số liệu ta hoàn toàn có thể thấy được nguồn thu từ những doanh nghiệp ngoài quốc doanhtrong nước có khuynh hướng ngày càng tăng qua những năm và chiểm 1 tỉ trọng ngày càng lớn. Cụthể năm 2000 đầu tư tư nhân chỉ góp phần 5802 tỉ đồng vào vốn ngân sách Nhà nước vàchiếm 6.39 % những khoản thu thì đến năm 2012 sau 12 năm số lượng góp phần của khu vực kinhtế này lên đến 93642 tỉ đồng gấp hơn 16 lần và chiếm đến 12 % trong những khoản thu NSNN. 1.2. Đầu tư tư nhân giúp cho đầu tư công hiệu quả hơn trong những dự án Bất Động Sản hợptác đầu tư công – tư PPPỞ Nước Ta, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong quy trình tiến độ 1994 – 2009 đã có32 dự án Bất Động Sản được triển khai theo quy mô PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng chừng 6,7 tỉ đô la. Cũng giống như những nước khác, quy mô BOT ( Hợp đồng Xây dựng – kinh doanh thương mại – chuyểngiao ) và BOO chiếm tỷ phần đa phần. Hai nghành chiếm tỷ hầu hết nhất là điện và viễnMôn học : Kinh tế đầu tưPage 11 thông. Ngoài ra, hoàn toàn có thể kể đến nhiều dự án Bất Động Sản hợp tác công – tư khác đã và đang được triển khaitừ thập niên 1990 đến nay như : BOT cầu Cỏ May, BOT cầu Phú Mỹ, điện Phú Mỹ, và rấtnhiều xí nghiệp sản xuất điện nhỏ và vừa khác đang được triển khai theo phương pháp BOO.Về môhình BOT, tổng số có 26 dự án Bất Động Sản với tổng mức đầu tư là 128 ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2010, theo thống kê của cục đầu tư quốc tế, tổng số dự án Bất Động Sản cấp mớiđược đầu tư trực tiếp từ quốc tế là 969 dự án Bất Động Sản, trong đó theo quy mô đầu tư BOT, BT ( Hợp đồng xây dưng – chuyển giao ), BTO ( Hợp đồng kiến thiết xây dựng – chuyển giao – kinhdoanh ) có 6 dự án Bất Động Sản chiếm 1 % trên tổng số dự án Bất Động Sản cấp mới. Nhưng số lượng dự án Bất Động Sản cấp mớichiếm 55 % so với số dự án Bất Động Sản đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT là 11 dự án Bất Động Sản, chiếm % caonhất trong số tổng thể những hình thức đầu tư, so với năm 2009 không có dự án Bất Động Sản mới nào đầu tưtheo hình thức BOT, BT, BTO thì đó là một sự khởi sắc tốt. Về hình thức 100 % vốn quốc tế chỉ chiếm 8 % trên tổng số dự án Bất Động Sản, số dự án Bất Động Sản cấpmới chỉ có 799 dự án Bất Động Sản trong khi tổng số dự án Bất Động Sản ĐK là 9.599 ( tính hết ngày 21/12/2010 ), còn về hình thức liên kết kinh doanh chỉ chiếm 7 % trên tổng số dự án Bất Động Sản cấp mới ĐK, hình thức cổphần và hợp đồng hợp tác vốn đầu tư chiếm lần lượt là 4 % và 1 % trên tổng số dự án Bất Động Sản cấpmới. Ta thấy rằng hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO đang tăng trưởng theo chiềuhướng tích cực. Vậy dưới sự giám sát và tương hỗ của nhà nước, hình thức đầu tư theo mô hìnhPPP đã mở màn có sự tiến triển so với những hình thức đầu tư khác. Đặc biệt là sau khi Quyết định 71/2010 / QĐ-TTg về việc phát hành Quy chế Thí điểmđầu tư theo hình thức PPP được phát hành và chính thức có hiệu lực thực thi hiện hành từ ngày15 / 1/2011. Điềunày đã lôi cuốn sự chú ý quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước đang dồn vào quy mô hợp tácnhà nước và tư nhân ( PPP ) • Thành tựu – Kể từ khi Open tại Nước Ta vào năm 1990. Mô hình hợp tác công tư tại ViệtNam cũng đạt được một số ít thành tựu đáng khuyến khích. Nhiều khu công trình nổi tiếng trên khắp cảnước đã được kiến thiết xây dựng dựa trên quy mô hợp tác PPP. Tiêu biểu ta phải kể đến dự án Bất Động Sản xâydựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng – khu đô thi hạng sang bậc nhất cả nước. Đô thị Phú MỹHưng được thiết kế xây dựng dựa trên hình thức phối hợp PPP và đổi đất lấy hạ tầng. nhà thầu của dựán là công ty Phú Mỹ Hưng – công ty liên kết kinh doanh có 70 % nguồn vốn quốc tế – Mô hình hợp tác công tư PPP đã thổi một làn gió mới vào thị trường của Nước Ta, khắc phục được những hạn chế của việc đầu tư công như quản trị kém hiệu suất cao, chất lượngkhông cao … thay vào đó là hình ảnh những dự án Bất Động Sản vượt quy trình tiến độ và chất lượng cao – PPP đã thực sự xử lý được một phần thực trạng thiếu vốn để kiến thiết xây dựng cơ sở hạMôn học : Kinh tế đầu tưPage 12 tầng ở Nước Ta. 2. Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân2. 1. Đầu tư công tác động thôi thúc bổ trợ đầu tư tư nhân2. 1.1. Đầu tư công ngày càng tạo được thiên nhiên và môi trường vĩ mô thuận tiện chođầu tư tư nhân. Một trong những vai trò quan trọng nhất của đầu tư công so với tăng trưởng kinh tếnói riêng và đầu tư tư nhân nói chung là cải tổ môi trường tự nhiên kinh tế tài chính vĩ mô. a. Môi trường hành chính, luật phápSau gần 30 năm thay đổi từ năm 1986 Đảng và chính phủ nước nhà đã không ngừng đổi khác vàhoàn thiện những bộ luật, những chủ trương nhằm mục đích tạo điều kiện kèm theo tốt nhất cho những doanh nghiệpphát triển. Từ việc sản xuất theo hình thức kế hoạch hóa tập trung chuyên sâu, đại hội Đảng toàn quốclần thứ VI đã đề ra đường lối cải cách mới, giờ đây những doanh nghiệp được tự do hoạt độngtrên những nghành mà Nhà nước được cho phép. Với việc sinh ra Luật đầu tư vào năm 2005 vàkhông ngừng sửa đổi bổ trợ qua những năm, cạnh bên đó là việc khuyến khích những dự án Bất Động Sản cảicách cỗ máy hành chính đầu tư công đã góp thêm phần không nhỏ vào việc cải tổ môi trườngpháp lý cho những doanh nghiệp trong nước. Sau 10 năm triển khai cải cách hành chính tuy cònnhiều chưa ổn nhưng nó cũng đạt được một số ít thành tựu đáng khuyến khích, tạo thiên nhiên và môi trường pháplí thuận tiện hơn cho đầu tư tư nhân tăng trưởng. b. Cơ sở hạ tầngTrong 10 năm qua, mạng lưới hệ thống kiến trúc giao thông vận tải nước ta tăng trưởng theo chiềuhướng khá tích cực : lan rộng ra về quy mô, nâng cao về chất lượng. Các tuyến giao thôngđường bộ, đường thuỷ trong nước, đường tàu chính yếu đó được đầu tư tăng cấp tích hợp tăngcường công tác làm việc quản trị bảo dưỡng nâng cao đáng kể năng lượng trải qua. Từ năm 1991 đến năm2001 tỷ lệ đường đi bộ tăng từ 0,66 Km / Km2 lên 0,77 Km / Km2. Hạ tầng giao thông vận tải đườngbiển được đầu tư cơ bản, triển khai xong tăng cấp tại nhiều cảng biển đa phần nâng cao nănglực trải qua cảng biển từ 110 triệu tấn năm 2000 lên 350 triệu tấn năm 2010. – Hệ thống giao thông vận tải địa phương đã được những tỉnh, thành phố chăm sóc đầu tư, đápứng tốt hơn nhu yếu tăng trưởng. Đến năm 2012 đã thiết kế xây dựng mới được khoảng chừng 30.000 kmđường GTĐP ; thay thế sửa chữa, tăng cấp 140.000 km đường những loại ; 150.306 md cầu bê tông cốtthép ; 15.327 md cầu phối hợp ; 16.196 md cầu sắt ; 37.594 m cầu treo ; 75.515 m cầu gỗ ; thaythế 32.688 md cầu khỉ ; kiến thiết xây dựng và tái tạo được 36.672 m ngầm tràn những loại. – Các đường giao thông vận tải theo hướng Đông – Tây, hướng ra những cảng biển. – Vận tải hàng hoá lấy vận tải đường bộ đường thủy là chính, vận tải đường bộ thuỷ, pha sông biển, đaMôn học : Kinh tế đầu tưPage 13 phương pháp tích hợp là khuynh hướng chính, vừa bảo vệ ngân sách thấp, vừa giảm tải cho cáctuyến đường đi bộ, đường tàu, đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển những loại hànghóa như vật tư kiến thiết xây dựng, than, phân bón, gạo, … Việc vận tải đường bộ bằng đường thủy cũng dễdàng và tiết kiệm ngân sách và chi phí hơn so với đường đi bộ hay đường tàu khi giao thương mua bán với quốc tế, tạođiều kiện cho nhà đầu tư quốc tế. – Hệ thống đường tàu được hiện đại hoá theo hướng nâng vận tốc tàu chạy trên 100 km. giờ, với hai chiều, xây thêm những tuyến đường sắt mới theo hướng Đông Tây, là phươngtiện quan trọng cho việc luân chuyển hang hóa trong nướcCơ sở hạ tầng kĩ thuật được coi là điều kiện kèm theo tiên quyết để nhà đầu tư quyết định hành động cónên đầu tư vào dự án Bất Động Sản hay không. Vì vậy việc cải thiên cơ sở hạ tầng bằng hàng loạt cácdự án đầu tư công đã giúp những nhà đầu tư “ hứng thú ” hơn so với Nước Ta. Và việc nhiềutuyến đường giao thông vận tải mới được mở giúp những nhà đầu tư tư nhân hoàn toàn có thể tiếp cận đượcnhững khu vực mà trước đây họ không hề tiếp cận. Nhờ việc kiến thiết xây dựng thêm cơ sở hạ tầngvề GTVT, cầu đường giao thông, Nhà nước đã phần nào tạo điều kiện kèm theo, khuyến khích những doanh nghiệpđầu tư vào những dự án Bất Động Sản, thôi thúc đầu tư tư nhân tăng trưởng. c. An ninh quốc phòngĐầu tư cho bảo mật an ninh quốc phòng là trách nhiệm không hề thiếu của đầu tư công. Vớimôi trường chính trị không thay đổi, Nước Ta là mảnh đất lí tưởng để đầu tư ( nếu chỉ xét trên gócđộ tự do và không thay đổi ). Theo báo cáo giải trình của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nước Ta dành 10,4 % ( 58.593 tỷ đồng ) năm 2009 chi cho quốc phòng và bảo mật an ninh trên tổng số chi NSNN. Năm2012 Quốc hội chấp thuận đồng ý chi cho nghành sự nghiệp kinh tế tài chính – xã hội, quốc phòng, bảo mật an ninh, quản trị hành chính 704.400 tỷ đồng. Còn năm 2013, theo dự trù, nghành này được phânbổ 674.440 tỷ đồng, nhưng ở đầu cuối, chi 694.300 tỷ đồng, tăng 2,9 % so với dự trù ). Đâylà một số lượng khá lớn để đổi lại tất cả chúng ta có một nền độc lập được xếp hạng 45 trên thếgiới, tạo sự an toàn và đáng tin cậy và yên tâm cho những nhà đầu tư khi đầu tư vào Nước Ta. Đầu tư công vào quốc phòng bảo mật an ninh tăng khiến cho chất lượng nền bảo mật an ninh quốcphòng của Nước Ta ngày càng được cải tổ, vì thế được những doanh nghiệp nước ngoàiđánh giá cao và tin yêu. Có tới 57 % doanh nghiệp Mỹ hoạt động giải trí trong khu vực đánh giáViệt Nam là điểm đến mê hoặc nhất để lan rộng ra đầu tư, với ngân sách thấp và nền tảng chính trịổn định. Nhờ có vậy, trong những năm gần đây đầu tư tư nhân của những doanh nghiệp nướcngoài vào Nước Ta đang ngày càng tăng, với lượng vốn đầu tư ngày càng lớn. Hiện có 25 trong Top 500 công ty số 1 của Mỹ có kế hoạch đầu tư vào những dự án Bất Động Sản lớn của ViệtNam, trong đó có Intel, Chevron … Tổng vốn đầu tư trực tiếp ( FDI ) của Mỹ vào Việt Namđạt 10,5 tỷ USD ( 5-2013 ) với 658 dự án Bất Động Sản. Các nhà đầu tư từ những nước khác trên quốc tế cũnglần lượt tham gia vào thị trường Nước Ta. Môn học : Kinh tế đầu tưPage 14A n ninh quốc phòng được chú trọng đầu tư củng cố cũng giúp những doanh nghiệp tưnhân trong nước không thay đổi tình hình sản xuất, có thiên nhiên và môi trường đầu tư chất lượng, thuận tiện. Nhờan ninh tốt mà doanh nghiệp đã tránh được nhiều rủi ro đáng tiếc kinh tế tài chính như trộm, cắp, phá hoại tàisản, gây rối, … Các tội phạm kinh tế tài chính liên tục giảm, những vấn đề đình công, chống pháđược xử lý nhanh gọn, … Chính thế cho nên, tăng cường đầu tư cho bảo mật an ninh quốc phòng, tạo nền kinh tế tài chính chính trị ổnđịnh đã phần nào làm ngày càng tăng, lôi cuốn đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, góp thêm phần nângcao hiệu suất cao đầu tư tư nhân ở Nước Ta. d. Giáo dục đào tạo và giảng dạy nguồn nhân lựcNguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong những nguồn lực nguồn vào. Dù cònnhiều chưa ổn và hạn chế nhưng việc tiêu tốn cho giáo dục ở Nước Ta trong khoảng chừng thờigian năm 2000 – 2005 rất lớn so với mức thu nhập của người dân và thu nhập của cả nước. Chi tiêu cho giáo dục ở việt nam năm 2005 chiếm 8,3 % GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2 %. Số liệu so sánh tiêu tốn cho giáo dục ở Nước Ta và những nướcViệtNamMỹ Pháp NhậtHànQuốcOCDEChi tiêu cho giáodục / GDP ( % ) 8.3 7.2 6.1 4.7 7.1 6.1 Từ ngân sách 5 5,3 5.7 3.5 4.2 4.9 Từ dân và cácnguồn khác3, 3 1,9 0.4 1.2 2.9 1.2 Tỷ lệ tiêu tốn chogiáo dục ( % ) Từ ngân sách 60 74 93 74 59 80T ừ dân và cácnguồn khác40 26 7 26 41 20 ( Nguồn : Số liệu những nước khác từ OECD, Education at a Glance 2005 ) Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê, năm 2012, tổng số tiềnchi cho giáo dục là 170.349 tỷ đồng, tăng hơn so với năm trước. Năm 2011, số tiền chi chogiáo dục là 151.200 tỷ đồng. Với mức chi cho giáo dục – đào tạo và giảng dạy hàng năm tương đương20 % tổng chi ngân sách nhà nước, Nước Ta là một trong số ít nước trên quốc tế đầu tư choMôn học : Kinh tế đầu tưPage 15 giáo dục – đào tạo và giảng dạy cao nhất. Điều này đã góp thêm phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ViệtNam, nâng cao hiệu suất lao động, tạo điều kiện kèm theo tốt hơn cho những doanh nghiệp trong quátrình tuyển dụng nhân lực. Bảng số liệu trình độ trình độ kĩ thuật của lao động Nước Ta qua những năm ( NguồnTổng cục Thống kê ) Phân loại trình độ ( Tổng 100 % ) 2010 2011 2012 2013K hông có trình độ trình độ kĩ thuật 85,5 84,6 83,4 82,1 Dạy nghề 3,8 4,0 4,7 5,3 Trung học chuyên nghiệp 3,4 3,7 3,6 3,7 Cao đẳng 1,7 1,7 1,9 2,0 Đại học trở lên 5,7 6,1 6,4 6,9 Từ số liệu trong bảng thống kê tất cả chúng ta hoàn toàn có thể thấy sự ngày càng tăng trong chất lượng nguồn nhânlực Nước Ta qua từng năm. Đây chính là nền tảng cho nguồn nhân lực ship hàng cho khuvực tư nhân, góp thêm phần nâng cao hiệu suất lao động và hiệu suất cao đầu tư của doanh nghiệp. 2.1.2. Chú trọng tăng trưởng một số ít ngành trọng điểm xu thế pháttriển ngành cho tư nhân. Ngày 23/4/2007, Thủ tướng nhà nước đã ban hành Quyết định số 55/2007 / QĐ-TTg phêduyệt Danh mục những ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn2007 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số ít chủ trương khuyến khích tăng trưởng. * Danh mục những ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn quy trình tiến độ 2007 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020 gồm có : • Dệt may ( sợi, vải, lụa, quần áo xuất khẩu, nguyên phụ liệu ), • Da giầy ( giầy dép xuất khẩu, nguyên phụ liệu ), • Nhựa ( nhựa gia dụng, vỏ hộp, chai lọ, ống, nhựa kỹ thuật ), • Chế biến nông, lâm, thủy hải sản, • Thép ( phôi thép, thép đặc chủng ), • Khai thác, chế biến bauxít nhôm, Hóa chất ( hóa chất cơ bản, phân bón, hóa dầu, hóaMôn học : Kinh tế đầu tưPage 16 dược, hóa mỹ phẩm ), • Cơ khí sản xuất ( xe hơi, đóng tầu, thiết bị hàng loạt, máy nông nghiệp, cơ điện tử ), • Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, • Sản phẩm từ công nghệ tiên tiến mới ( nguồn năng lượng mới, nguồn năng lượng tái tạo, công nghệp phầnmềm, nội dung số ). * Nhà nước khuyến khích khuynh hướng đầu tư tư nhân : – Xây dựng những hạng mục, những bản dự án Bất Động Sản 1 cách cụ thể để khuyến khích đầu tư vàocác ngành trọng điểm. – Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tài chính tham gia đầu tư, càng đặc biệt quan trọng khuyến khíchcá nhân doanh nghiệp tham gia đầu tư, quản trị những ngành trọng điểm, tạo kênh huy độngvốn. – Các dự án Bất Động Sản đầu tư của doanh nghiệp đủ chỉ tiêu hoàn toàn có thể vay vốn tín dụng thanh toán nhà nước, vốn ODA … – Các ngành công nghiệp ưu tiên được vận dụng một số ít chủ trương khuyến khích pháttriển về đất đai, triển khai thương mại, nghiên cứu-triển khai. Cụ thể, về đất đai, ưu tiên bố tríđủ nhu yếu về đất trong những khu, cụm, điểm công nghiệp khi có dự án Bất Động Sản sản xuất được đầu tưmới, đầu tư lan rộng ra, đầu tư chiều sâu ( kể cả dự án Bất Động Sản tích hợp với vận động và di chuyển khu vực sản xuất ) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về triển khai thương mại, những ngành công nghiệp ưutiên được ưu tiên đưa vào chương trình kiến thiết xây dựng và tăng trưởng tên thương hiệu hàng năm, hỗ trợkinh phí cho những doanh nghiệp để kiến thiết xây dựng những tiêu chuẩn quản trị chất lượng quốc tế ( thôngqua những hiệp hội ngành hàng ), ra mắt mẫu sản phẩm không tính tiền trên website của Bộ Côngnghiệp và những Sở Công nghiệp, tọa lạc, ra mắt mẫu sản phẩm không tính tiền tại những hội chợ, triểnlãm của vương quốc và của những địa phương. – Đối với những ngành công nghiệp mũi nhọn, vận dụng chủ trương của những ngành côngnghiệp ưu tiên và được Nhà nước tương hỗ một phần ngân sách ( không quá 50 % vốn đầu tư ) đốivới những dự án Bất Động Sản bảo vệ thiên nhiên và môi trường tại những cơ sở sản xuất2. 1.3. Đầu tư công lôi kéo tư nhân vào những dự án Bất Động Sản hợp tác công tư PPPgiúp tạo thêm quyền lợi cho đầu tư tư nhânKhi 1 Doanh Nghiệp tư nhân đầu tư vào 1 dự án Bất Động Sản, tiềm ẩn trong đó là rất nhiều rủi ro đáng tiếc, nhưng vớicơ chế PPP người đúng ra bảo lãnh là Nhà nước nên mức độ rủi ro đáng tiếc giảm xuống. Bên cạnhđó, trong quy trình vay vốn để thực thi dự án Bất Động Sản, Doanh Nghiệp tư nhân triển khai dự án Bất Động Sản đầu tư PPP sẽ cónhiều thời cơ tiếp cận nguồn vốn hơn là những Doanh Nghiệp tư nhân đơn thuần. Chính do đó ở ViệtMôn học : Kinh tế đầu tưPage 17N am lúc bấy giờ ngày càng Open nhiều dự án Bất Động Sản PPP bởi tư nhân nhận thức được những lợiích mình sẽ có được. ( Số liệu đã đề cập đến ở mục 1.2 ) 2.2. Đầu tư công ép chế đầu tư tư nhân2. 2.1. Phân tích tình hình lấn átỞ Nước Ta, tuy đầu tư công đã đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đầy đầu tư tưnhân, tình hình chung lúc bấy giờ vẫn là đầu tư công đang có hiện tượng kỳ lạ ép chế đầu tư tưnhân. Từ năm 2000, Nước Ta theo đuổi quy mô tăng trưởng hầu hết dựa vào vốn đầu tư, tổng đầu tư toàn xã hội liên tục tăng và duy trì ở mức cao. Tỷ lệ vốn / GDP đã tăng từ 35,4 % năm 2001 lên 41.9 % năm 2010. Bình quân cho cả tiến trình 2001 – 2010 là giao động 41 %, sovới 30,7 % trong tiến trình 1991 – 2000, thuộc loại cao nhất khu vực Đông và Đông Nam Á.Đến năm 2013, tổng đầu tư toàn xã hội chiếm 30,4 % GDP, thu hẹp đáng kể từ mức trên40 % GDP nhiều năm trước. Quy mô đầu tư trên GDP giảm đang giúp hạ nhiệt nền kinh tế tài chính, hạn chế mức độ tiêu tốn lãng phí trong đầu tư nhưng cũng đồng thời kìm chế GDP khi quy mô tăngtrưởng vẫn hầu hết theo chiều rộng. Tính theo giá so sánh thì vốn đầu tư nhà nước không tăng trong ba năm gần đây, tỷtrọng đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội giảm từ trên 50 % quá trình 2001 – 2005 còn khoảng chừng 37 % vào năm 2013. Tuy nhiên, tái cơ cấu tổ chức đầu tư công trong thời hạn qua, nếucó, chỉ mang tính đối phó với thực trạng thiếu năng lực cân đối vốn, đầu tư giàn trải, thiếuđồng bộ hơn là tác dụng của một thể chế phân chia và quản trị vốn đầu tư nhà nước hiệu quảhơn ở cấp địa phươngQua những năm vận tốc tăng trưởng vốn đầu tư của những khu vực đều thường cao hơnnhiều vận tốc tăng trưởng GDP. Trong 10 năm, vốn của khu vực đầu tư quốc tế tăng 5,1 lần, tiếp nối là khu vực kinh tế tài chính tư nhân ( 3,5 lần ) và ở đầu cuối là khu vực kinh tế tài chính nhà nước ( tăng 2,5 lần ). Tuy nhiên, xét về cơ cấu tổ chức thì khu vực kinh tế tài chính nhà nước vẫn chiếm tỷ lê lớnnhất trong tổng đầu tư xã hội, mặc dầu tỷ trọng của khu vực này đã giảm 59,8 % năm 2001 xuống còn 38,1 % năm 2010. Theo đó, việc giảm sút này không phải do nhà nước hạn chếbớt đầu tư công, mà do những khu vực kinh tế tài chính khác có vận tốc tăng cao hơn. Môn học : Kinh tế đầu tưPage 18M ặc dù đầu tư công trong thập niên qua đã làm đổi khác đáng kể kiến trúc kỹthuật, thôi thúc tăng trưởng kinh tế tài chính, góp thêm phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, songđánh giá hiệu suất cao của đầu tư công cần xem xét thiên nhiên và môi trường đối sánh tương quan giữa lượng vốn đã bỏra và kế quả đạt được ( thông số ICOR ). Thực tế chothấy, tronggiai đoạn từ2000 – 2010, hiệu suất cao đầutư từ tổng sốtiền bỏ ratrong năm ( hệsố ICOR ) tại ViệtNam là 6,07 ( nghĩa làđể tăng 1 đồng GDP cần bỏ ra 6,07 đồng vốn ), đa phần là do đầu tư kém hiệu suất cao của khuvực nhà nước ( 8,53 ) và khu vực đầu tư quốc tế ( 9,65 ). Trong khi đó, khu vực KTTN tỏMôn học : Kinh tế đầu tưPage 19 ra rất hiệu suất cao khi bỏ ra 3,28 đồng vốn đã tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm. Một ví dụ nhỏ như trên cũng đã cho thấy khu vực KTTN sử dụng đồng vốn hiệu quảnhất. Khu vực này cũng góp phần nhiều nhất vào GDP và tạo ra việc làm nhiều nhất, xấp xỉ50 % GDP và gần 90 % số lao động. Thế nhưng, khu vực này phần nhiều không được hưởng ưuđãi nào, chưa kể những chưa ổn về chủ trương, những cơ quan hành chính gây khó dễ, cơ chếxin – cho gây khó khăn vất vả không ít cho doanh nghiệp ( Doanh Nghiệp ). KTTN ngày càng có vai trò quantrọng trong nền kinh tế tài chính, thế cho nên, cần có những chủ trương khuyến mại, tạo điều kiện kèm theo cho KTTNphát triển. Theo đó, cần coi KTTN là bộ phận cấu thành và động lực tăng trưởng ngày càngquan trọng của nền kinh tế tài chính quốc dân. 2.2.2. Nguyên nhân gây ra tình hình đầu tư công ép chế đầu tư tư nhâna. Đầu tư công làm tác động ảnh hưởng đến biến hóa lãi suất vay, từ đó ảnh hưởng tác động đếnviệc đầu tư của khu vực tư nhânNăm Chi Nhà nước cho đầu tư tăng trưởng ( tỷ vnđ ) Lãi suất cơ bản2005 79199 7,5 – 7,8 % / năm2006 98.625 8,25 % / năm2007 112160 8,25 % / năm2008 119462 8,25 – 14 % / năm2009 181363 7 % / năm2010 183166 8-9 % / năm2011 208306 14-14. 5 % / năm2012 195054 15-19 % / nămMôn học : Kinh tế đầu tưPage 20T ổng chi Nhà nước cho đầu tư tăng trưởng và lãi suất vay cơ bản quá trình 2005 – 2012Q ua bảng trên cho thấy nhìn chung, tổng chi ngân sách nhà nước cho đầu tư tăng đềuqua những năm, có sự chuyển dời cùng chiều với lãi suất vay cơ bản. Tổng chi ngân sách nhànước cho đầu tư tăng trưởng năm 2005 là 79199 tỷ đồng tăng lên 208306 tỷ đồng năm 2011 vàtăng 129107 tỷ đồng, gấp 2,63 lần. sau đó, năm 2012 giảm nhẹ xuống còn 195054 tỷ đồng, giảm 13253 tỷ đồng. Lãi suất cơ bản quá trình 2005 – 2012 tăng từ 7,5 % lên 19 % gấp 2,53 lầnMặc dù qua từng thời kỳ, nhà nước có sự kiểm soát và điều chỉnh nhất định so với lãi suất vay cơ bảnnhưng nhìn chung, sự kiểm soát và điều chỉnh đều dựa trên thị trường, không tách rời quy luật thị trường. Và phối hợp với đó, nhà nước có những chủ trương điều tiết tương thích để lao lý lãi suất vay kinhdoanh của doanh nghiệp. Như vậy hoàn toàn có thể Kết luận rằng đầu tư công cũng có sự di dời cùng chiều với lãisuất. Để tăng đầu tư công, phải tăng tổng chi ngân sách nhà nước, yên cầu phải kêu gọi mộtnguồn vốn nhiều hơn từ thị trường vốn, dẫn đến làm khan hiếm nguồn vốn trên thị trường. Việc kêu gọi vốn hoàn toàn có thể qua những kênh như phát hành CP, tín phiều, qua những tổ chứctài chính, tín dụng thanh toán, qua thuế … Và khi khu vực tư nhân có nhu yếu về vốn, họ sẽ phải chịumột mức lãi suất vay cao hơn, hay ngân sách của vốn là lớn hơn. b. Đầu tư công làm ngày càng tăng nợ công, giảm nguồn vốn cho đầu tư tư nhânHiện nay ở Nước Ta, nhu yếu vốn đầu tư kiến thiết xây dựng hạ tầng rất lớn, trong đó cónguồn vốn vay, đã làm nợ công có khuynh hướng tăng nhanh trong thời hạn qua, hoàn toàn có thể ảnhhưởng tới sự vững chắc nợ công ( năm 2006 ở mức 405 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5 % GDP ; năm 2010 là 1.392 nghìn tỷ đồng, bằng 54,9 % GDP và năm 2012 là 1.643 nghìn tỷ đồng, bằng 55,7 % GDP ). Cụ thể, trong vòng 3 năm 2011 – 2013, phát hành trái hành trái phiếuChính phủ trong nước 288.739 tỷ đồng, vay quốc tế của nhà nước 256.918 tỷ đồng vàhuy động từ những nguồn vốn thư thả trong nước là 165.253 tỷ đồng. Năm 2013, địa thế căn cứ vào số liệu trên Đồng hồ nợ công quốc tế ( Global debt clock ) thìViệt Nam ở mức 70,3 tỷ USD chiếm 49,6 % GDP. Theo báo cáo giải trình, năm năm trước nợ công ViệtNam ( không gồm nợ của những doanh nghiệp nhà nước ) sẽ tăng khoảng chừng 11,5 % lên mức gần 80 tỷ USD, tức là chiếm khoảng chừng 48 % GDP. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là nếu tính cả nợ doanhnghiệp nhà nước không được nhà nước bảo lãnh và nợ đọng thiết kế xây dựng cơ bản, thì con sốthực tế nợ công của Nước Ta đã lên tới giao động 98 % GDP, vượt xa mức trần bảo đảm an toàn khuyếnnghị bởi WB ( 65 % ). Biểu đồ quy mô và cơ cấu tổ chức nợ công / GDP 2003 – năm trước : Môn học : Kinh tế đầu tưPage 21N guồn : Tổng cục thống kêChính điều này đã tạo sức ép lớn về năng lực kêu gọi vốn trong nước của khu vựctư nhân trong điều kiện kèm theo thị trường vốn trong nước chưa tăng trưởng. Trong những năm gần đây, cơ cấu tổ chức nợ của Nước Ta có khunh hướng biến hóa chuyểntừ vay nợ quốc tế sang vay nợ trong nước. Nợ nước ngoài tính đến cuối năm 2011 chiếmkhoảng 56,3 % và đang có khuynh hướng giảm, còn nợ trong nước là 43,7 % và đang có xu hướngtăng lên. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một xu thế tốt phản ánh sự giảm phụ thuộc vào nướcngoài. Điều này thực ra phản ánh những khoản vay tặng thêm của quốc tế so với Việt Namđang ngày càng giảm. Lãi suất thương mại của nợ quốc tế cao cộng với rủi ro đáng tiếc tỉ giá buộcchúng ta phải chuyển dần sang vay nợ trong nước. Tuy nhiên, việc vay nợ lớn trong nước lạichèn ép mạnh đầu tư của khu vực tư nhân và làm giảm tăng trưởng kinh tế tài chính một khi đồng vốnvay không được khu vực công sử dụng hiệu suất cao. Về mặt kim chỉ nan, vay nợ trong nước sẽ không có gì đáng quan ngại khi nhà nước có khảnăng thanh toán giao dịch những khoản nợ này. Tuy nhiên, thực tiễn rủi ro đáng tiếc hiện tại hầu hết đến từ vay nợtrong nước do kỳ hạn vay ngắn và lãi suất vay trả nợ cao. Hơn 88,7 % nợ trái phiếu cơ quan chính phủ vàtrái phiếu cơ quan chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn chỉ từ 2 – 5 năm cho thấy sức ép trả nợ trong thờigian tới khá lớn. Ở Nước Ta đầu tư công đang ép chế đầu tư tư nhân. Nếu thực trạng này lê dài gánh nặngnợ công chắc như đinh sẽ tăng lên, gây áp lực đè nén trả nợ trong thời gian ngắn mà còn tiềm ẩn nguy cơkìm hãm hoạt động giải trí sản xuất, kinh doanh thương mại, suy giảm năng lực tự đầu tư của những thành phầnkinh tế nói chung và đầu tư tư nhân nói riêng. Môn học : Kinh tế đầu tưPage 22 c. Đầu tư công kém hiệu suất cao, đầu tư tràn ngập lấn sang cả nghành của tưnhânQuản lý nhà nước Kinh tế Xã hội2000 5.2 77.1 17.62002 3.0 82.7 14.32003 3.6 76.7 19.72004 6.3 74.5 19.12005 6.4 75.0 18.62006 7.1 73.9 19.02007 7.5 76.3 16.12008 8.7 74.8 16.52009 7.7 77.1 15.2 Bảng : Cơ cấu đầu tư công cho những nghành nghề dịch vụ kinh tế tài chính, xã hội, quản trị nhà nước ( %, giá so sánh ) Nguồn : Tổng cục thống kê. Niên giám 2005,2007,2009 Nguồn vốn đầu tư công được phân chia cho nghành nghề dịch vụ kinh tế tài chính chiếm tỷ trọng lớn trongtổng nguồn vốn đầu tư. Đầu tư của những ngành kinh tế tài chính chiếm tới 77,1 % vốn đầu tư của nhànước vào năm 2000 và năm 2009 ( năm cao nhất là năm 2002 chiếm tới 82,7 %, năm thấpnhất là 2009 cũng chiếm tới 73,9 % ). Trong khi đó đầu tư cho những ngành thuộc nghành xãhội, tương quan trực tiếp đến tăng trưởng con người ( khoa học, giáo dục đào tạo và giảng dạy, y tế, cứu trợ, xã hội, văn hóa truyền thống, thể thao, Giao hàng cá thể và hội đồng ) từ 17,6 % năm 2000 giảm xuốngcòn 15,2 % năm 2009 ( năm cao nhất là 2003 chiếm 19,7 %, năm thấp nhất 2002 chiếm14, 3 % ). Như vậy nhà nước chỉ tập trung chuyên sâu cho tăng trưởng kinh tế tài chính mà không chú trọng đến pháttriển nghành xã hội con người. Sự chưa ổn này bộc lộ sự ép chế của kinh tế tài chính Nhà nước với kinh tế tài chính tư nhân ở nhiềulĩnh vực tư nhân hoàn toàn có thể tham gia mà chưa bộc lộ được vai trò xã hội và dịch vụ công cộngđúng với tiềm năng số 1 của đầu tư công. Hiện nay, nền kinh tế tài chính nước ta có quy mô khá nhỏ, trong đó có : 100 cảng biển, với 20 cảng “ quốc tế ” nhưng chưa có một cảng biển nước sâu đủ tiêu chuẩn quốc tế ; 22 sân baydân dụng, với 8 trường bay quốc tế ; đang thiết kế xây dựng 18 khu kinh tế tài chính biển, 30 khu kinh tế tài chính cửaMôn học : Kinh tế đầu tưPage 23 khẩu, 260 khu công nghiệp, 650 cụm công nghiệp, tuy nhiên, hiệu suất thao tác vô cùngkém. Rất nhiều nhà máy sản xuất đường bỏ không hoặc không thao tác hết hiệu suất, trường bay quyhoạch không hài hòa và hợp lý gây thừa thãi …. Trong 10 năm qua, trung bình mỗi tháng trên đất nướccó thêm 1 khu đô thị mới. Đầu tư giàn trải và tiêu tốn lãng phí trên nhiều nghành nghề dịch vụ mà tư nhân có thểlàm, đầu tư thiếu quy hoạch dẫn đến thiếu vốn, dự án Bất Động Sản khu công trình chậm tiến trình, lê dài, gâylãng phí. Ví dụ cho việc đầu tư kém hiệu suất cao của nhà nước là : * Tập đoàn Vinashin : tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có tên thanh toán giao dịch quốc tế làShipbuilding Industry Corporation ( SBIC ), hoạt động giải trí theo quy mô Công ty mẹ – công tycon. Công ty mẹ – Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên ( Một Thành Viên ) do Nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ, hoạt động giải trí theo Luật Doanh nghiệp, có tưcách pháp nhân, con dấu, hình tượng, điều lệ tổ chức triển khai và hoạt động giải trí ; được mở thông tin tài khoản tạiKho bạc Nhà nước và những ngân hàng nhà nước theo lao lý của pháp lý. Tập đoàn này đã đầu tư lan rộng ra quá nhanh, quy mô lớn, giàn trải trên nhiều nghành nghề dịch vụ, địa phận trái với quy hoạch được phê duyệt. Trong đó có những nghành không tương quan đếncông nghiệp đóng và thay thế sửa chữa tàu biển, nhiều nghành kém hiệu suất cao, có nhiều công ty, dựán thua lỗ nặng nề. Ví dụ : – Công ty Vận tải viễn dương Vinashin ( VNSlines ) ( công ty con của Vinashin ) đầu tưhơn 200 triệu USD ( khoảng chừng 3.136 tỷ đồng ) để mua về tới 6 con tàu có tuổi từ 22 đến 26 nămtrong số 9 tàu của Công ty này. Hầu như tổng thể những con tàu này hiện tại đều không chạyđược, do hỏng hóc, do bị bắt giữ tại những cảng trong và ngoài nước. – Tàu Lash Sông Gianh chỉ chạy thử 1 chuyến tiên phong ( và cũng là chuyến sau cuối ) chở than từ Quảng Ninh vào Hồ Chí Minh. Tổng tiền thu được từ chuyến hàng này chưa tới 1,8 tỷ, nhưng tiền bỏ ra để ngân sách Giao hàng cho việc chở đã tới hơn 4 tỷ đồng ( gồm có tiền dầu, phí bảo vệ hàng hải, tàu lai, vật tư, phí tàu kéo lash con, lương thủy thủ, phí hoa tiêu ). Thời gian hoàn thành xong chuyến hàng tiên phong này cũng đạt mức kỷ lục : gần 2 tháng. Từ đóđến nay, nó được neo đậu tại Nhà Bè – TP HCM. – Đặc biệt với dự án Bất Động Sản Nhà máy cán nóng thép tấm tại Quảng Ninh, dự án Bất Động Sản này đã đượcVinashin có quyết định hành động đầu tư vào năm 2002. Thông thường, với qui mô chỉ có 350.000 tấn / năm, là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì chỉ cần 2 năm là triển khai xong việc thiết kế xây dựng và đưavào quản lý và vận hành. Song đến nay, sau 8 năm thiết kế xây dựng, xí nghiệp sản xuất vẫn chưa có gì. d. Có sự chênh lệch trong những tặng thêm giữa đầu tư công và đầu tư tư nhânCác doanh nghiệp nhà nước phần nhiều được khuyễn mãi thêm nhiều hơn trải qua những khoản vay, Môn học : Kinh tế đầu tưPage 24 tiếp cận đất đai, chỉ tiêu doanh thu thấp … Điều này đang ngưng trệ sự tăng trưởng của nềnkinh tế đồng thời dẫn đến việc giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Các DNNN hiện được hưởng 5 độc quyền, đặc lợi, hay lợi thế tuyệt đối : Không sợphá sản mặc dầu thua lỗ lê dài, hay khi “ khó có người giúp ” ; biến độc quyền nhà nước thànhđộc quyền doanh nghiệp ; tận dụng chính sách xin – cho ; tặng thêm tiếp cận vốn, vay không lo trả vàđặc biệt ít bị kiểm tra giám sát cũng như “ hư không sợ bị đòn ”. Hiện những DNNN hoạt độngtrong quá nhiều ngành nghề. Nhiều ngành nghề không cần sự tham gia của nhà nước. Đa sốtập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa triển khai xong trách nhiệm công dụng đa phần được giao, thực trạng thiếu hiệu suất cao, thậm chí còn thua lỗ phổ cập. Hiện, mỗi khi những tập đoàn lớn, tổng côngty khó khăn vất vả trong tiêu thụ mẫu sản phẩm thì bộ trưởng liên nghành có tương quan thường trực tiếp chỉ huy, yêucầu những doanh nghiệp khác phải mua loại sản phẩm ( tương quan ) đang khó tiêu thụ. Hoặc khi tậpđoàn, tổng công ty không còn cách nào khác để tìm vốn kinh doanh thương mại vẫn được nhà nước chỉđịnh cho vay với lãi suất vay rất thấp, thậm chí còn bằng 0 %. Điều này là không công minh với khuvực tư nhân, nó sẽ ngăn cản sự tăng trưởng lan rộng ra của khu vực tư nhân. Thậm chí khi doanhnghiệp nhà nước được độc quyền hoạt động giải trí trong những ngành như dầu khí, điện, … gâysức ép rất lớn so với doanh nghiệp tư nhân. Nguyên nhân đa phần dẫn đến độc quyền đặc lợi của DNNN xuất phát từ tư duy đếnchủ trương của những người lập chủ trương. Trong đó cốt lõi là, chưa làm rõ được vai tròchức năng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ; chưa tách bạch rõ nội hàm của thể chếquản trị quốc gia ; lẫn lộn quản trị nhà nước với quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanhgắn với thiếu công khai minh bạch minh bạch. Ví dụ cho sự chênh lệch tặng thêm ở Nước Ta : * Tập đoàn điện lực : Hàng loạt khu công trình điện của EVN đã được gắn thêm những loạibiệt thự, nhà liền kề, căn hộ chung cư cao cấp cao tầng liền kề, nhà trẻ, hồ bơi, sân quần vợt với tổng diện tích quy hoạnh lêntới 355.000 mét vuông và tổng vốn đầu tư trên 595 tỉ đồng. ” Các khu công trình phúc lợi đóđược khấu hao vào giá tiền điện. Việc mua điện và truyền tải, phân phối điện vẫn là độcquyền của EVN, thì thị trường cạnh tranh đối đầu đó mới chỉ giải đáp được một phần, và sự độcquyền bởi EVN vẫn bao trùm, chi phối và do đó cản trở sự tăng trưởng của hàng loạt ngành này. Đến những ” ông lớn ” khác như PVN ( Petro việt nam ), TKV ( Tập đoàn Than và tài nguyên việt nam ) tham gia phân phối điện mà còn bị EVN ‘ bắt nạt “, thì làm thế nào những doanh nghiệp khác thamgia thị trường phát điện yên tâm đầu tư. Trong khi đó giá điện liên tục tăng càng gây sức éplớn đến những doanh nghiệp. Môn học : Kinh tế đầu tưPage 25

Source: https://wikifin.net
Category: Blog

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *