Table of Contents
Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 86 trang )
Bạn đang đọc: Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải – Tài liệu text
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
Trí Tuệ Và Phát Triển
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ
CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY– THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Nam Hải
Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Thanh Hường
Khóa : I (2010-2014)
Ngành : Chính sách công
Chuyên ngành : Chính sách công
HÀ NỘI – NĂM 2014
Khóa luận tốt nghiệp i
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện khóa luận, tôi luôn luôn nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình của các thầy cô giảng viên khoa
Chính sách công trường Học viện Chính sách và Phát triển.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám đốc Học viện, các Khoa,
các thầy giáo, cô giáo và cán bộ, viên chức Học viện Chính sách và Phát Triển đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập tại Học
viện. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo – giảng viên hướng dẫn ThS.
Nguyễn Nam Hải trong thời gian qua đã dành thời gian, nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡ
và động viên tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các cán bộ trong Ban
Nghiên cứu Thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Đặc biệt
là KS. Lê Viết Thái – Trưởng ban Nghiên cứu Thể chế kinh tế, ThS. Trần Thị Thu
Hương – Phó trưởng Ban Nghiên cứu Thể chế kinh tế đã giúp đỡ và có những ý
kiến đóng góp quý báu cho khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, người thân, bạn bè,
những người đã luôn bên cạnh cổ vũ tinh thần và ủng hộ tôi trong suốt thời gian
qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Thanh Hƣờng
Khóa luận tốt nghiệp ii
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là khóa luận của tôi, được sự hỗ trợ từ giảng viên
hướng dẫn ThS. Nguyễn Nam Hải, KS. Lê Viết Thái – Trưởng ban Nghiên cứu Thể
chế kinh tế, ThS. Trần Thị Thu Hương – Phó trưởng ban Nghiên cứu Thể chế kinh
tế. Các nội dung trong khóa luận và các kết quả này là hoàn toàn trung thực. Những
số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho phân tích, nhận xét được tôi thu thập từ
những nguồn tài liệu khác nhau được ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra,
khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả,
cơ quan tổ chức, học liệu mở internet đều được thể hiện trong phần tài liệu tham
khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội
đồng thẩm định.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Thanh Hƣờng
Khóa luận tốt nghiệp iii
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước 2
3. Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Kết cấu của Khóa luận 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI ĐẦU TƢ CÔNG 7
1.1. Một số vấn đề lý luận về phân cấp và đầu tư công 7
1.2. Khung pháp lý về phân cấp quản lý nhà nước đối với đầu tư công 15
1.3. Nội dung của phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư công 19
1.4. Đặc tính của phân cấp và các nguyên tắc, điều kiện thực hiện phân cấp 21
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về phân cấp quản lý Nhà nước trong đầu tư công 24
1.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 32
Tóm tắt chƣơng 1 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU
TƢ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 36
2.1. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong lập kế hoạch đầu tư công 36
2.2. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong phân bổ và giao kế hoạch vốn
đầu tư công 43
2.3. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong phê duyệt, thẩm định và quyết
định dự án đầu tư công 50
2.4. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong thực hiện dự án đầu tư công 55
Khóa luận tốt nghiệp iv
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
2.5. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong công tác theo dõi, giám sát và
đánh giá đầu tư công 58
Tóm tắt chƣơng 2 62
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI 64
3.1. Quan điểm phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công trong thời gian tới 64
3.2. Một số yêu cầu trong phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư công ở Việt Nam
trong thời gian tới 67
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư công
ở Việt Nam trong thời gian tới 68
Tóm tắt chƣơng 3 74
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Khóa luận tốt nghiệp v
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSHT
Cơ sở hạ tầng
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
ĐP
Địa phương
ĐTC
Đầu tư công
HĐND
Hội đồng nhân dân
KH&ĐT
Kế hoạch và Đầu tư
MTQG
Mục tiêu quốc gia
NS
NSNN
NSTW
NSĐP
PIP
QLNN
TC
TTCP
TW
UBND
XHCN
Ngân sách
Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Trung ương
Ngân sách địa phương
Chương trình đầu tư công
Quản lý Nhà nước
Tài chính
Trái phiếu Chính phủ
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Khóa luận tốt nghiệp vi
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
DANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU VÀ HỘP
Hình 1: Các hình thức phân cấp 12
Bảng 1: Cơ cấu và dân số của chính quyền địa phƣơng 26
Bảng 2.1: Phân loại dự án đầu tƣ 37
Biểu đồ 2: Vốn đầu tƣ của khu vực KTNN theo cấp quản lý (giá thực tế, %) 44
Bảng 2.2: Vốn đầu tƣ của khu vực KTNN theo cấp quản lý 45
Hộp 2.1: Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn thất thoát gần 59 tỷ 52
Hộp 2.2: Thu hồi dự án chậm tiến độ, Hà Tĩnh thành… con nợ 57
Khóa luận tốt nghiệp 1
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế tạo ra những tiền đề và đòi
hỏi phải đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cấp chính quyền.
Phân cấp quản lý Nhà nước (QLNN) về đầu tư công ở Việt Nam thời gian qua
đã đạt được những kết quả nhất định, nhất là phát huy được tính chủ động, sáng tạo
của chính quyền các cấp. Tuy nhiên, quá trình đổi mới phân cấp quản lý đầu tư
công xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn
mà còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu về phân cấp đầu tư công
không những giúp cho các nhà quản lý mà còn các nhà làm chính sách tìm ra những
mặt còn tồn tại và hướng giải pháp cho vấn đề này.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) là tổ chức sự nghiệp
khoa học cấp quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó Ban Nghiên cứu
Thể chế kinh tế thực hiện chức năng nghiên cứu vai trò, chức năng, nhiệm vụ, bộ
máy tổ chức của Nhà nước và các vấn đề trong phân cấp trong quản lý nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhất là gần đây, Ban Nghiên cứu Thể chế
kinh tế có tập trung nghiên cứu về phân cấp đối với đầu tư công.
Là một sinh viên khoa Chính sách công của Học viện Chính sách và Phát triển
thực tập tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tôi đã chọn đề tài “Phân
cấp quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ công ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải
pháp” làm đề tài cho khóa luận của mình. Đối với tôi, đề tài vừa phù hợp với
chuyên ngành đào tạo, vừa có tính thực tiễn và tính thời sự. Trong đó, đề tài tập
trung nghiên cứu thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam từ 2011 đến
nay. Qua đó tìm ra những bất cập và nguyên nhân của những bất cập, có cả vấn đề
chính sách đang tồn tại. Từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp định hướng
nhằm thúc đẩy công tác đổi mới phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam trong
thời gian tới.
Khóa luận tốt nghiệp 2
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước
Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan tới phân cấp QLNN nói
chung và phân cấp quản lý đầu tư công nói riêng đã được rất nhiều tác giả trong và
ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Sau đây là phần tóm tắt nội dung của một số
nghiên cứu chính thống trong thời gian gần đây:
(a) Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong nghiên cứu của Jean-Paul Faguet với tiêu đề “Tác động của phân cấp
tới đầu tư công: thực tế và bài học chính sách từ Bolivia và Colombia” (năm 2010)
có đưa ra hai kết luận. Thứ nhất, cả hai nước Bolivia và Colombia từ khi thực hiện
phân cấp quản lý đầu tư công, cơ cấu đầu tư công đã có những thay đổi mạnh mẽ.
Thay vì đầu tư chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT), sau khi phân cấp thì
nguồn đầu tư chủ yếu tập trung vào các dịch vụ xã hội cơ bản và đầu tư cho con
người. Bên cạnh đó, một phần nguồn vốn đầu tư của quốc gia được chuyển cho cấp
chính quyền địa phương nghèo nhất để họ chủ động đầu tư vào những dự án mà đáp
ứng mong muốn của địa phương. Bằng việc chuyển nguồn lực xuống cho các địa
phương nghèo hơn, phân cấp đã làm cho đầu tư trở nên công bằng hơn giữa các địa
phương. Thứ hai, phân cấp đã làm cho chính quyền trở nên năng động hơn, tự chủ
hơn bởi đầu tư công được định hướng vào những khu vực cần đầu tư nhất. Ví dụ,
sau năm 1994, đầu tư công của Bolivia cho giáo dục, nước và vệ sinh tăng lên đáng
kể bởi chính quyền nhận thấy tỷ lệ mù chữ ở nước này cao, hệ thống cung cấp nước
sạch và xử lý nước thải quá kém.
Trong Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 với tiêu đề “Thể chế hiện đại”
(Modern Institutions) với sự tham gia của nhiều cơ quan phát triển (WB, ADB,
AusAID, CIDA, JICA, DFID, EC,…) đã tập trung phân tích, trình bày kinh nghiệm
của Việt Nam trong suốt hai thập kỷ Đổi mới về sự trao quyền và phân cấp ở nhiều
lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Đó là sự trao quyền và phân cấp cho chính quyền
địa phương (từ cấp tỉnh tới cấp xã), sự trao quyền cho các đơn vị hành chính và sự
nghiệp, cho tòa án, cho các cơ quan dân cử, cho các phương tiện truyền thông, đại
chúng và cho xã hội dân sự. Báo cáo đã phân chia thành hai giai đoạn lớn trong quá
trình phân cấp ở Việt Nam, bao gồm giai đoạn của phân cấp trao quyền về kinh tế
(từ những cơ quan lập kế hoạch xuống các doanh nghiệp và người dân, thập kỷ đầu
Khóa luận tốt nghiệp 3
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
tiên sau đổi mới) và thập kỷ tiếp theo là giai đoạn phân cấp trao quyền mạnh xuống
cho cấp tỉnh và trách nhiệm giải trình lớn hơn đối với cấp xã. Báo cáo cũng đưa ra
một số điểm nổi bật về phân cấp và trao quyền ở Việt Nam hiện nay, đó là: (1) mức
độ phân cấp và trao quyền tương đối lớn (cả về phương diện địa lý và chức năng);
(2) hệ thống giải trình trách nhiệm đang được xây dựng nhưng rất chậm; (3) hệ
thống phân cấp và trao quyền ngày càng có nhiều xung đột lợi ích nảy sinh; (4)
thông tin luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ một hệ thống giải trình trách
nhiệm nào; (5) những cải cách thành công nhất đều do có những chủ thể liên quan
được trao quyền để thúc đẩy sự thay đổi; và (6) người dân ngày càng tiến bộ hơn,
tiếng nói và nhu cầu được tham gia của người dân càng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên,
báo cáo cũng chỉ ra một thực tế là hiện nay nhiều người dân ở Việt Nam cho biết
thông tin là không được biết tin gì về ngân sách và kế hoạch đầu tư công.
Tập thể tác giả Sarosa, W.; Hasan, M. và Murman, A. trong một nghiên cứu về
“Tăng cường tiếng nói của người dân: nghiên cứu phân tích về lập kế hoạch và ngân
sách cấp huyện” có đề cập tới mối liên hệ giữa lập kế hoạch hoạt động hàng năm
của chính quyền địa phương (có sự tham gia của người dân) với kế hoạch ngân sách
hàng năm của chính quyền địa phương Indonesia. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra hai
khoảng cách lớn giữa kế hoạch và ngân sách, đó là: có một số lượng lớn dự án đã
được lập vào kế hoạch nhưng cuối cùng không được đầu tư ngân sách, trong khi
một số lượng lớn dự án mới không được đưa ra thảo luận theo cơ chế lập kế hoạch
có sự tham gia của người dân nhưng lại nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách. Cũng
trong nghiên cứu này, nhóm tác giả còn phê phán chất lượng của các cuộc tham vấn
cộng đồng và mức độ tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch.
(b) Tình hình nghiên cứu trong nước
Trần Thị Thu Hương (2011) thực hiện “Nghiên cứu phân cấp quản lý nhà
nước về đầu tư công ở Việt Nam”. Nghiên cứu đã tập trung phân tích thực trạng
phân cấp quản lý ĐTC ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010, trong đó tìm ra những bất
cập và nguyên nhân của những bất cập để từ đó đề xuất những quan điểm và giải
pháp định hướng nhằm thúc đẩy công tác đổi mới phân cấp quản lý hiện nay ở Việt
Nam.
Khóa luận tốt nghiệp 4
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
Nguyễn Tuệ Anh (2007) thực hiện nghiên cứu về “Phân cấp quản lý vốn hỗ
trợ phát triển chính thức ODA: chính sách và thực hiện ở địa phương”. Bên cạnh
vệc khái quát xu hướng ODA trên thế giới trong vòng 10 năm qua và tổng quan
thực trạng thu hút, phân bổ và giải ngân ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993-2006,
nghiên cứu đã phân tích thực trạng về chính sách phân cấp quản lý vốn ODA tại
Việt Nam. Nghiên cứu này cũng đề cập sơ lược về thực trạng phân cấp quản lý các
dự án đầu tư công liên quan tới xây dựng cơ bản ở một số địa phương (như Thành
phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Quảng Trị,…). Nghiên cứu đã kết luận rằng: (1) Khung
pháp luật về quản lý và sử dụng ODA đã từng bước phân cấp, tuy vậy vấn đề phân
cấp quy định trong khung này còn rất phức tạp (nhất là quy trình thẩm định và ra
quyết định liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, đánh giá môi trường, đấu
thầu,…); (2) Chính sách phân cấp đối với từng khâu thực hiện dự án ODA còn thiếu
nhất quán; …
Lê Viết Thái (2007) và nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Cơ sở khoa học và
thực tiễn phân cấp quản lý Nhà nước ở Việt Nam”. Ngoài phần giới thiệu một số
khái niệm và lý luận về phân cấp trong quản lý kinh tế, nhóm tác giả tập trung phân
tích thực trạng phân cấp trong các lĩnh vực: quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh
tế – xã hội, đầu tư, quản lý ODA, quản lý đăng ký kinh doanh và bộ máy tổ chức ở
Việt Nam từ năm 1991-2004. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nhóm tác giả đã đề
xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm đổi mới phân cấp trong các lĩnh vực kể
trên. Nhìn chung, do mục tiêu nghiên cứu tương đối mở, bao quát toàn bộ các lĩnh
vực được phân cấp quản lý ở Việt Nam thời gian qua, vì vậy đề tài này mới chỉ xem
xét sơ lược thực trạng phân cấp QLNN về đầu tư nói chung và đầu tư công nói
riêng.
Trần Hữu Hân (2005) và nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Cơ sở khoa học
và thực tiễn cho việc định hướng phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư giữa Trung
ương và địa phương trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay”. Ngoài việc đưa ra một số khái niệm liên quan
tới đầu tư và phân cấp QLNN về đầu tư, đề tài còn tập trung phân tích thực trạng
phân cấp quản lý đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2000-2004 từ góc độ nguồn vốn đầu
tư từ ngân sách Nhà nước, từ tín dụng Nhà nước, từ các doanh nghiệp. Từ đó, đề tài
Khóa luận tốt nghiệp 5
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
đề xuất một số giải pháp về phân cấp quản lý trong lĩnh vực đầu tư nhằm đáp ứng
nhu cầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam. Nghiên cứu này không nghiên cứu, đánh giá thực trạng phân cấp QLNN về
đầu tư công theo một quy trình mà chỉ nêu tương đối chung chung về thực trạng
phân cấp đầu tư từ nguồn NSNN và tín dụng Nhà nước.
Tóm lại, phân cấp QLNN về đầu tư công đang là một trong những mảng lĩnh
vực nghiên cứu quan trọng được chú ý ở Việt Nam trong những năm gần đây. Mặc
dù các nghiên cứu đều xuất phát từ việc xem xét thực trạng phân cấp QLNN ở Việt
Nam, song mục tiêu của các nghiên cứu là khác nhau, có nghiên cứu chỉ dừng ở
nghiên cứu phân cấp quản lý nguồn vốn ODA, hoặc dừng ở khía cạnh xem xét, tổng
hợp các lĩnh vực phân cấp (phân cấp về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư chung, bộ máy
tổ chức,…) đến năm 2010. Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu sâu và mang tính
hệ thống về phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam từ 2011 đến nay, dưới dạng
tổng hợp toàn bộ chu trình đầu tư công (từ lập kế hoạch đầu tư công đến theo dõi và
đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư công). Vì vậy, Khóa luận này thực hiện nhằm
khắc phục khoảng trống và cố gắng tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình phân
cấp quản lý Nhà nước về đầu tư công trong thời gian tới.
3. Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận hướng tới mục tiêu tìm ra vấn đề chính sách trong phân cấp quản lý
Nhà nước về đầu tư công, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp
quản lý nhà nước về đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để đạt mục tiêu trên đòi hỏi Khóa luận thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: (1)
Phân tích cơ sở khoa học về phân cấp QLNN đối với đầu tư công; (2) Đánh giá thực
trạng phân cấp QLNN về đầu tư công ở Việt Nam trong ba năm trở lại đây, qua đó
xác định những bất cập/hạn chế trong phân cấp QLNN về đầu tư công ở Việt Nam;
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình phân cấp QLNN về đầu tư
công ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận: các nội dung liên quan tới phân cấp
QLNN đối với đầu tư công dưới 5 góc độ: (1) Lập kế hoạch đầu tư công; (2) Phân
bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư công; (3) Phê duyệt, thẩm định và quyết định dự án
Khóa luận tốt nghiệp 6
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
đầu tư công; (4) Thực hiện dự án đầu tư công và (5) Theo dõi, giám sát, đánh giá
kết quả đầu tư công.
– Phạm vi nghiên cứu của Khóa luận:
+ Về không gian: Khóa luận nghiên cứu phân cấp QLNN về đầu tư công trên
phạm vi cả nước theo 2 cấp quản lý: Trung ương và địa phương.
+ Về thời gian: Từ năm 2011 trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp. Tức là thông tin
trong khóa luận được thu thập và tổng hợp các tài liệu sẵn có tại trung ương và một
số cơ quan địa phương về thực trạng phân cấp QLNN đối với đầu tư công trong 3
năm qua.
– Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, thảo luận để lấy ý kiến của một số chuyên
gia trong lĩnh vực đầu tư công về phân cấp QLNN đối với đầu tư công.
6. Kết cấu của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Khóa luận tốt nghiệp được kết cấu thành ba
phần tương ứng với ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân cấp QLNN đối với đầu tư công;
Chương 2: Thực trạng phân cấp QLNN về đầu tư công ở Việt Nam hiện nay;
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý Nhà nước về
đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian tới.
Khóa luận tốt nghiệp 7
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ CÔNG
1.1. Một số vấn đề lý luận về phân cấp và đầu tư công
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về phân cấp quản lý Nhà nƣớc đối với đầu tƣ công
1.1.1.1. Khái niệm về quản lý và quản lý Nhà nƣớc
(1) Khái niệm quản lý:
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều cách giải thích thuật ngữ “quản lý”. Thuật
ngữ quản lý có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào góc độ
nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau như kinh tế học, hành chính học, luật
học…
Trong cuốn “1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam”, quản lý “là điều khiển, chỉ
đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào quy luật, định luật hay nguyên tắc
tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản
lý và nhằm đạt được những mục đích đã định trước”. Theo đó, quản lý được hiểu là
điều khiển (dưới góc độ hành động, góc độ quy trình công nghệ của tác động), trong
đó: (i) con người điều khiển các vật hữu sinh, không phải con người, nhằm thực
hiện ý chí của con người điều khiển – quản lý trong sinh học, thiên nhiên môi
trường; (ii) con người điều khiển các vật vô tri vô giác để bắt chúng phát triển và
thực hiện theo ý chí của người điều khiển – quản lý trong kỹ thuật; (iii) con người
điều khiển con người – quản lý của Nhà nước, quản lý trong tổ chức Đảng, đoàn thể
nhân dân (quản lý xã hội).
Theo Giáo trình quản lý Nhà nước của Học viện Hành chính quốc gia, quản lý
“là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người nhằm hướng đến mục đích, đúng ý chí và phù hợp
với quy luật khách quan”. Như vậy, quản lý được hiểu là con người với các hành vi
của họ, quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy.
Tóm lại, quản lý có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào
góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên, có thể đưa ra một
Khóa luận tốt nghiệp 8
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
cách hiểu tổng quát về quản lý. Quản lý là hoạt động tác động một cách có tổ chức
và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng
vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra.
Với cách tiếp cận trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
– Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể là cá
nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công
cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên
tắc nhất định.
– Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể
quản lý.
– Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do
chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản
lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp.
(2) Khái niệm quản lý Nhà nước:
Quản lý Nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, gắn liền với
chức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp.
Theo giáo sư Đoàn Trọng Truyến, quản lý nhà nước “là hoạt động có tổ chức
bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước (công quyền) để điều chỉnh các quá trình xã
hội, hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội, chính trị, khoa học, văn hóa – xã
hội nhằm giữ gìn thể chế chính trị, trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những
mục tiêu đã định”.
Trong cuốn “1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam”, quản lý nhà nước là hoạt
động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực
hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước.
Trong Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước (tập II – Ngạch chuyên viên)
của Học viện Hành chính Quốc gia, quản lý nhà nước “là một dạng quản lý xã hội
mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người”.
Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước theo nghĩa bao quát là chức năng của
tổng thể bộ máy nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực và mang tính pháp
Khóa luận tốt nghiệp 9
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
quyền. Trong đó, tổ chức công quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt động lập
pháp, hành pháp và tư pháp; trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội; nhằm mục
đích ổn định và phát triển đất nước.
1.1.1.2. Khái niệm về phân cấp quản lý Nhà nƣớc
Theo một số nghiên cứu quốc tế, phân cấp được hiểu là “việc chuyển giao
quyền lực hành chính và tài chính từ chính quyền Trung ương sang chính quyền địa
phương hoặc khu vực tư nhân” (Điểm 2 Luật số 195/2006 về tổ chức hành chính
công địa phương ở Romania). Ngoài ra, Dennis A.Rondinelly và John R.Nellis định
nghĩa phân cấp hành chính là “sự chuyển giao trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý,
nâng cao và phân bổ các nguồn lực từ Chính phủ Trung ương và các cơ quan của nó
tới các đơn vị khu vực của các cơ quan Chính phủ, các đơn vị cấp dưới hoặc các cấp
chính quyền, các cơ quan chức trách hoặc các tổng công ty Nhà nước bán tự chủ,
các cơ quan chức năng hoặc khu vực trong phạm vi toàn địa bàn, hoặc các tổ chức
tự nguyện, hoặc tổ chức tư nhân ngoài quốc doanh”.
Trong cuốn về cải cách bộ máy hành chính Nhà nước (thuộc Học viện Hành
chính Quốc gia), thuật ngữ phân cấp QLNN được hiểu là “sự chuyển giao thẩm
quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới trực
thuộc, nhằm đạt mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất trong quá trình phân công
quản lý của cả hệ thống hành chính Nhà nước” (Đặng Đức Đạm, 2002). Đây là khái
niệm phân cấp QLNN theo nghĩa hẹp.
Đối với Khóa luận này, thuật ngữ phân cấp QLNN được hiểu là sự phân định
về các quyền và trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ công tương ứng với các cấp
quản lý. Việc phân chia và giao từng phần, mức độ công việc quản lý cho các đơn
vị thường theo nguyên tắc tập trung dân chủ, qua đó vừa đảm bảo việc điều hành
tập trung, thống nhất của Chính phủ, vừa đảm bảo phát huy dân chủ và nâng cao
tính năng động, sáng tạo của các cấp chính quyền.
1.1.1.3. Khái niệm về đầu tƣ công
Theo lý thuyết kinh tế học thì đầu tư công (ĐTC) là việc đầu tư tạo năng lực
sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phân định
hàng hóa nào là hàng hóa công cộng không phải đơn giản. Bởi lẽ, ở một số nước, có
Khóa luận tốt nghiệp 10
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
rất nhiều hàng hóa vốn coi là hàng hóa công cộng nhưng do các công ty tư nhân
thực hiện, chẳng hạn: vận tải công cộng, thậm chí quản lý nhà tù… Đối với những
trường hợp này, đầu tư mà các khu vực tư nhân thực hiện để sản xuất và cung ứng
hàng hóa công cộng khó có thể coi là đầu tư công. Như vậy, để tránh rơi vào khó
khăn trong việc đưa ra khái niệm về đầu tư công theo tính chất hàng hóa công cộng,
có thể quan niệm đầu tư công một cách đơn giản hơn theo góc độ mục đích hoặc
nguồn vốn sử dụng để đầu tư. Tùy theo quan điểm của từng quốc gia mà đầu tư
công bao gồm các dự án nhằm mục đích kinh doanh (qua khu vực DNNN) hoặc các
dự án chỉ thuần túy mục đích công ích.
Thuật ngữ “đầu tư công” được sử dụng ở Việt Nam từ sau thời kỳ Đổi mới,
cùng với các thuật ngữ như “đầu tư trực tiếp nước ngoài” và “đầu tư của khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh”. Hiện nay, khái niệm “đầu tư công” và “đầu tư của Nhà
nước (hay của Chính phủ)” được sử dụng với ý nghĩa tương đồng. Theo thống kê,
đầu tư công (hay đầu tư của Nhà nước) bao gồm: đầu tư từ ngân sách (phân cho các
Bộ, ngành, Trung ương và địa phương); đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục
tiêu; tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước; và đầu tư của các doanh nghiệp
Nhà nước.
Theo Dự thảo Luật Đầu tư công của Việt Nam
1
, khái niệm “đầu tư công” được
giải thích là việc sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục
vụ phát triển kinh tế – xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Như vậy, theo
quan niệm này đầu tư phục vụ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước
không nằm trong đầu tư công. Khóa luận này cũng thống nhất khái niệm đầu tư
công như Dự thảo Luật Đầu tư công của Việt Nam. Đầu tư công được quan niệm
một cách đơn giản, xét theo góc độ nguồn vốn dùng để đầu tư, bao gồm: vốn ngân
sách Nhà nước chi đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước,
vốn huy động của Nhà nước từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa
phương và các nguồn vốn khác của Nhà nước theo quy trình của pháp luật, trừ vốn
tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn
đầu tư phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước.
1
Dự thảo lần thứ 14 (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo)
Khóa luận tốt nghiệp 11
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
1.1.2. Vai trò đầu tƣ công
Nhìn chung, thời gian vừa qua, đầu tư công trở thành nguồn lực chủ yếu làm
thay đổi đáng kể hạ tầng kĩ thuật và xã hội của đất nước. Đầu tư công không những
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, giúp giải quyết vấn đề việc làm mà còn
có thể khuyến khích, tăng cường đầu tư tư nhân.
Thứ nhất, đầu tư công có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu
gần đây, chẳng hạn của Ủy ban Tăng trưởng và Phát triển (2008) chỉ ra rằng các
nước có tốc độ tăng trưởng nhanh có đặc điểm là đầu tư công cao. Ngoài ra, nghiên
cứu của Arslanalp và cộng sự (2011) về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với 48
nền kinh tế phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1960-2011, đã đưa ra kết
luận là nhìn chung đầu tư công đã đem lại tác động tích cực cho tăng trưởng
(Arslanalp et all, 2011). Tuy nhiên, tham nhũng có thể là nguyên nhân làm đảo
ngược tác động tích cực của đầu tư công ở các nước đang phát triển (Haque và
Kaneller, 2007).
Thứ hai, đầu tư công giúp giải quyết vấn đề việc làm. Một số nhà kinh tế trong
đó có Keynes đã ủng hộ việc tăng quy mô đầu tư công như là một công cụ tốt để
giảm tỷ lệ thất nghiệp. Chẳng hạn, Keynes đã đề xuất ngân khố quốc gia Anh tăng
đầu tư công lên khoảng 100 triệu bảng (tương đương với khoảng 2,6% GDP năm
1924). Lời đề xuất này đã giúp tạo khoảng 500.000 việc làm mới, và nhờ đó tỷ lệ
thất nghiệp ở Anh đã giảm từ 10,3% xuống 6% (Wilson, 2000).
Thứ ba, đầu tư công có thể khuyến khích, tăng cường đầu tư tư nhân. Nghiên
cứu của Oshikoya’s (1994) kết luận rằng phần lớn các nước Châu Phi, đầu tư công
trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giúp bổ trợ cho đầu tư tư nhân. Tương tự, Pereira và
Flores de Frutos (1999) và Pereira (2000) cũng cho rằng đầu tư công giúp khuyến
khích đầu tư tư nhân ở Mỹ. Một nghiên cứu của Blejer và Khan (1984) đối với một
số nền kinh tế đang phát triển chỉ ra rằng chỉ có đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạ
tầng mới khuyến khích đầu tư của tư nhân, còn các đầu tư khác của Nhà nước thì
không. Nghiên cứu của Ghura và Goodwin (2000) về 31 nền kinh tế đang phát triển
đã kết luận rằng đầu tư công khuyến khích đầu tư tư nhân ở Tiểu vùng Châu Phi và
ngược lại chèn ép/ lấn át đầu tư tư nhân ở Châu Á và Châu Mỹ Latinh.Tuy kết luận
về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân vẫn còn khác nhau, song hiện
Khóa luận tốt nghiệp 12
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
nay rất nhiều nghiên cứu có cùng một điểm chung, đó là đầu tư tư nhân thường hiệu
quả hơn đầu tư công (Everhart, 2002). Đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân nếu nó
có tính bổ trợ cho đầu tư tư nhân, và điều này chỉ xảy ra nếu đầu tư công tạo ra
được hiệu ứng lan tỏa đối với nền kinh tế (Thành và Minh, 2011).
Như vậy, mặc dù đầu tư công có vai trò lớn đối với tăng trưởng, việc làm, đầu
tư tư nhân ở hầu hết các quốc gia nhưng trong từng giai đoạn nhất định thường có
sự khác nhau.
1.1.3. Các hình thức phân cấp
Các lĩnh vực của phân cấp rất rộng, tuy nhiên nhìn chung có thể chia thành ba
nhóm chính: phân cấp hành chính, phân cấp tài khóa và phân cấp thị trường.
Hình 1: Các hình thức phân cấp
Nguồn: Lê Viết Thái và các cộng sự, 2007
Thứ nhất, phân cấp hành chính: là việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm
giữa các đơn vị chính quyền Trung ương và địa phương. Như vậy, thông qua quá
trình phân cấp hành chính, một số chức năng của Nhà nước như lập kế hoạch, quy
hoạch, quản lý, điều hành, thậm chí cả tài trợ cho cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ
công sẽ được chuyển giao từ cấp Trung ương xuống các cơ quan hành chính địa
phương. Phân cấp hành chính được chia thành 3 nhóm: tản quyền, ủy quyền và giao
quyền.
Tản quyền là hình thức chuyển giao quyền quyết định, chức năng tài chính và
quản lý cụ thể cho các cơ quan đại diện chính quyền Trung ương ở các địa phương
(ví dụ Văn phòng đại diện của Bộ ở các vùng, theo đó các cơ quan đại diện này thực
thi các chính sách quốc gia do các cơ quan Trung ương ban hành. Đây là hình thức
Khóa luận tốt nghiệp 13
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
thấp nhất trong các hình thức phân cấp hành chính, thậm chí có người cho rằng nó
không phải là hình thức phân cấp bởi vì việc chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm
chỉ diễn ra trong nội bộ ngành dọc của Trung ương.
Uỷ quyền là hình thức phân cấp hành chính trong đó chính quyền Trung ương
chuyển giao quyền quyết định và trách nhiệm điều hành cho cơ quan địa phương
trong khuôn khổ các hướng dẫn do chính quyền cấp cao hơn ban hành. Trong hình
thức phân cấp này, chính quyền địa phương thay mặt chính quyền Trung ương để ra
quyết định, song chính quyền Trung ương vẫn chịu trách nhiệm về các quyết định
này.
Giao quyền là cấp độ phân cấp hành chính cao nhất theo đó toàn bộ chức năng
ra quyết định, quản lý và tài chính được chuyển giao cho chính quyền địa phương.
Trong các trường hợp cụ thể, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm giải
trình trước các quan chức dân cử. Đồng thời, các quan chức dân cử sẽ chịu trách
nhiệm giải trình trước cử tri chứ không phải là trước chính quyền các cấp cao hơn.
Thứ hai, phân cấp tài khóa là trọng tâm của mọi biện pháp phân cấp. Mỗi đơn
vị phân cấp chỉ có thể độc lập thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp khi họ có đủ
các nguồn tài chính cần thiết và có quyền đưa ra các quyết định chi tiêu cho việc
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, phân cấp thị trường là hình thức phân cấp trong đó Nhà nước chuyển
giao một số chức năng từ khu vực công sang khu vực tư và từ Nhà nước sang thị
trường. Như vậy một số quyền hạn và nhiệm vụ trước đây thuộc các cơ quan Nhà
nước sẽ được chuyển giao cho khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã, các hiệp hội,
nhóm cộng đồng và các tổ chức phi Chính phủ thực hiện. Hình thức phân cấp này
dần dần khẳng định ưu thế và có xu hướng phát triển mạnh.
Trong thực tiễn, cả ba hình thức phân cấp nêu trên thường có phần giao thoa,
bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Vì vậy, thường xuyên xuất hiện hình thức phân cấp hỗn
hợp giữa các hình thức này.
1.1.4. Các yếu tố tác động đến phân cấp
Trong giai đoạn 1930-1980, xu hướng tập trung chiếm ưu thế lớn ở nhiều
nước (trong đó diễn ra ở nhiều nước Châu Âu và Mỹ). Lý thuyết kinh tế học trường
Khóa luận tốt nghiệp 14
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
phái Keynes với lập luận cho rằng bàn tay vô hình của thị trường có quá nhiều
khuyết tật. Do đó, vai trò lãnh đạo tập trung của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế
cần được nâng cao. Ngoài ra, thời kỳ này cũng đánh dấu bước mở rộng cung cấp
dịch vụ công của một số Nhà nước phúc lợi ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Từ những năm 1970, tăng trưởng kinh tế bắt đầu đình trệ cùng với các cuộc
khủng hoảng nợ của các nước Mỹ Latinh. Đầu những năm 1980, họ đặt ra nhiều
nghi vấn về tính hiệu quả đối với sự can thiệp của Nhà nước. Từ đây, sự phát triển
của kinh tế học thể chế sử dụng lý thuyết “lựa chọn công cộng” làm tiền đề cho
chính sách công, trong đó lấy phân cấp làm trung tâm. Cách tiếp cận phân cấp trong
lý thuyết này cho rằng quá trình phi tập trung hóa là một sự lựa chọn tạo ra sự hoạt
động giống như thị trường tự do, ở đó người công dân với tư cách là người mua sẽ
gặp các cơ quan Nhà nước ở địa phương trong vai trò người bán. Bên cạnh đó, cũng
trong thời gian này, một số nước phát triển thuộc OECD đã tiến hành cải cách khu
vực Nhà nước thông qua những biện pháp phân cấp thị trường như tư nhân hóa các
công ty cung ứng dịch vụ công của Nhà nước, cho phép khu vực ngoài Nhà nước
tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công. Hơn nữa, các nước này cũng đã bắt đầu
nhìn nhận vai trò quan trọng của chính quyền địa phương và khuyến khích sự tham
gia của người dân. Vì vậy, có thể coi sự phản ứng trước sự hoạt động kém hiệu quả
của chính quyền Trung ương chính là động lực của phân cấp trong những năm
1980.
Gần đây, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng xu hướng phân cấp được dẫn dắt
bởi một loạt các nhân tố như: nỗ lực tinh giảm bộ máy hành chính Trung ương, cắt
giảm ngân sách, tăng cường tự do hóa kinh tế và định hướng thị trường.
Ngoài ra, nhiều tổ chức tài trợ quốc tế và tổ chức tài trợ song phương cũng lấy
phân cấp làm điều kiện để cung cấp tài trợ cho các nước phát triển. Họ cho rằng
phân cấp có thể nâng cao hiệu quả trong phân bổ nguồn lực của Nhà nước nếu quyết
định chi tiêu được đưa ra ở cấp chính quyền thấp hơn – cấp phản ứng nhanh nhạy
hơn khi các đòi hỏi của địa phương so với chính quyền Trung ương ở quá xa về mặt
địa lý
2
.
2
Tham khảo: “Thực hiện tốt phân cấp giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương” (CIEM,
Trung tâm Thông tin Tư liệu, 2010)
Khóa luận tốt nghiệp 15
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
1.2. Khung pháp lý về phân cấp quản lý nhà nước đối với đầu tư công
1.2.1. Khung pháp lý về đầu tƣ công
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật khác nhau nhằm cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam nói chung và
ĐTC nói riêng. Một số luật liên quan như: Luật Ngân sách Nhà nước số
01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc Hội; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày
29/11/2005 của Quốc hội; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005
của Quốc hội; Luật Xây Dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005; Luật
Đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003; Luật Phòng
chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội; Luật Thực
hành tiết kiệm chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội;
Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội; Luật Quản
lý, sử dụng tài sản Nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội,
Bên cạnh đó, riêng đối với các hoạt động ĐTC được điều chỉnh bằng các Nghị
quyết của Quốc hội, Nghị định, Quyết định của Chính phủ và TTCP, như: Nghị
định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về quy chế quản lý đầu tư và
xây dựng, trong đó quy định về nội dung kế hoạch đầu tư, quản lý đầu tư các dự án
(sau đó ban hành thêm các Nghị định để sửa đổi, bổ sung Quy chế này, gồm: Nghị
định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số Điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày
30/1/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng); Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/3/2005 của Chính phủ về quy chế quản
lý đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 112/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 16; Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về
quy chế quản lý sử dụng nguồn vốn ODA; Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày
15/12/2009 về giám sát đánh giá đầu tư; Nghị định 24/2011/NĐ-CP ngày 5/4/2011
sửa đổi một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư
theo hình thức BOT, BTO, BT
3
; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của
3
Trước Nghị định 108 là Nghị định 78/2007/NĐ-CP
Khóa luận tốt nghiệp 16
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Quyết định số 135/2009/QĐ-
TTg ngày 04/11/2009 của TTCP về ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện
các chương trình MTQG; Quyết định 210/2009/QĐ-TTg của TTCP về nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ đầu tư từ ngân sách Nhà nước; Ngoài ra, còn có cả
hệ thống Thông tư hướng dẫn các nội dung cụ thể của các Bộ quản lý chuyên ngành
như Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Xây dựng,
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật kể trên đã và đang là cơ sở pháp
lý quan trọng để quản lý đầu tư nói chung và hoạt động ĐTC nói riêng, đồng thời
việc thi hành những luật này đã mang lại một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, qua
quá trình triển khai thực hiện cho thấy một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả ĐTC thời gian vừa qua là do hệ thống pháp luật về ĐTC còn chưa hoàn chỉnh
và chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế. Những vướng mắc trong khung pháp lý về đầu
tư hiện nay, cụ thể là:
– Nhiều văn bản Luật điều chỉnh hoạt động ĐTC chưa thật cụ thể, rõ ràng,
đồng bộ và đầy đủ
4
. Ví dụ, Luật NSNN (2002) có quy định về chi đầu tư phát triển
(Điều 31), trong đó có chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH
không có khả năng thu hồi vốn do TW quản lý. Tuy vậy, Luật NSNN chỉ quy định
kế hoạch NS hàng năm, không có quy định về kế hoạch bố trí nguồn vốn trung và
dài hạn (3-5 năm) theo các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, Luật này cũng chưa quy định
đầy đủ việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, công trái, vốn vay ODA cho
các dự án đầu tư. Ngoài ra, Luật NSNN có đưa ra quy định ngân sách phân bổ cho
các công trình mục tiêu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng chưa quy định về
trình tự thủ tục phê duyệt, quá trình giám sát việc thực hiện và đánh giá dự án ĐTC.
Luật Đầu tư (2005) quy định về việc quản lý hoạt động đầu tư nhằm mục đích
kinh doanh, trong đó có quy định về phần vốn Nhà nước đầu tư cho mục đích kinh
doanh. Luật Đầu tư chưa có các quy định liên quan tới việc sử dụng NSNN và các
nguồn vốn khác của Nhà nước đầu tư vào các dự án không nhằm mục đích kinh
doanh và không có khả năng thu hồi vốn (đầu tư công). Như vậy, các dự án ĐTC
cũng không chịu sự chế tài của Luật này.
4
Tham khảo Vũ Tuấn Anh, 2010 và báo cáo của Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (Bộ KH&ĐT), Báo cáo
phục vụ Hội thảo “Tái cơ cấu đầu tư công” 12/2010 ở Huế)
Khóa luận tốt nghiệp 17
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
Luật Xây dựng (2003 và sửa đổi 2009) được ban hành để quản lý hoạt động
xây dựng, trong đó có các quy định mang tính nguyên tắc về trình tự, thủ tục lập,
thẩm định, phê duyệt, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư xây dựng công trình.
Tuy vậy, nhiều nội dung quan trọng liên quan tới quản lý đầu tư như: kế hoạch đầu
tư, phân bổ và quản lý vốn, tổ chức quản lý quá trình đầu tư từ khâu quy hoạch đến
khâu quản lý khai thác, sử dụng dự án, chưa được quy định trong Luật này.
Luật Đấu thầu (2005) quy định các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu
thực hiện dự án đầu tư (dự án từ 30% vốn Nhà nước trở lên cho đầu tư phát triển;
dự án sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm tài sản). Tuy vậy, Luật này không quy
định thủ tục lập và trình duyệt dự án đầu tư dùng vốn Nhà nước.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (2008) quy định về chế độ quản lý và
sử dụng tài khoản Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Luật
này chưa quy định cụ thể về quản lý, khai thác các công trình kết cấu hạ tầng kĩ
thuật và hạ tầng xã hội.
– Chưa có một văn bản Luật thống nhất điều chỉnh toàn bộ quá trình ĐTC (một
văn bản Luật riêng) làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện và quản lý đầu
tư sử dụng nguồn vốn Nhà nước (sử dụng nguồn vốn Nhà nước không nhằm mục
đích kinh doanh và sử dụng cho cả mục đích kinh doanh). Hiện nay, có quá nhiều
các quy định liên quan đến hoạt động ĐTC nằm ở các văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau, vì vậy sẽ có những khoảng trống hoặc chồng lên nhau, và đồng thời gây
khó khăn cho công tác tra cứu và thi hành.
– Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa xác định rõ yêu cầu QLNN
về hoạt động ĐTC, đối tượng và nội dung quản lý trong các khâu quy hoạch, kế
hoạch, chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện dự án, quản lý sử dụng vốn, quản lý
khai thác dự án, Bên cạnh đó, việc phân định trách nhiệm của các chủ thể tham
gia vào quá trình quản lý ĐTC chưa được rõ ràng, vì vậy khi có sai phạm rất khó
xác định được chủ thể có liên quan đến sai phạm trong quá trình quản lý.
Ngoài ra còn thiếu các chế tài cụ thể để đảm bảo việc chấp hành kỷ cương, kỷ
luật trong đầu tư công, để khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, kém hiệu quả.
Khóa luận tốt nghiệp 18
GVHD: ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH: Ngô Thị Thanh Hường
1.2.2. Khung pháp lý về phân cấp quản lý nhà nƣớc
Trong suốt hơn thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực lớn trong phân
cấp QLNN, đặc biệt trong QLNN về kinh tế. Năm 2004, việc ban hành Nghị quyết
08/2004/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp QLNN giữa chính
phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc TW được coi là một bước tiến quan
trọng về thể chế hóa việc phân cấp giữa TW và địa phương.
Thứ nhất, Nghị quyết 08 có sơ lược về tình hình phân cấp giữa Trung ương và
địa phương. Trong đó có đưa ra một số hạn chế và bất hợp lý trong quá trình đổi
mới phân cấp như sau:
– Phân cấp nhưng chưa bảo đảm quản lý thống nhất, còn biểu hiện phân tán,
cục bộ; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; chưa chú trọng việc thanh tra,
kiểm tra đối với những việc đã phân cấp cho địa phương.
– Chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi
cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp
dịch vụ công, đại diện chủ sở hữu đối với các tổ chức kinh tế nhà nước và tài sản
nhà nước. Chưa xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá nhân đối với
những nhiệm vụ đã được phân cấp.
– Phân cấp nhiệm vụ cho cấp dưới, nhưng chưa bảo đảm tương ứng các điều
kiện cần thiết để thực hiện, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh
vực có liên quan, chưa tạo điều kiện thực tế cho địa phương chủ động cân đối các
nguồn lực và các nhu cầu cụ thể của mình.
– Một số nội dung phân cấp đã được pháp luật quy định nhưng chậm được
triển khai thực hiện hoặc thực hiện không triệt để. Mặt khác, các quy định phân cấp
hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn của mỗi khu vực, vùng lãnh thổ, chưa phân
biệt rõ sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn.
Thứ hai, Nghị quyết 08 còn đưa ra mục tiêu của phân cấp là “Tiếp tục đẩy
mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, giữa
chính quyền địa phương các cấp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ, cụ thể
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước,
HÀ NỘI – NĂM 2014K hóa luận tốt nghiệp iGVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh HườngLỜI CẢM ƠNTrong quy trình học tập, nghiên cứu triển khai khóa luận, tôi luôn luôn nhậnđược sự hướng dẫn, giúp sức và góp ý tận tình của những thầy cô giảng viên khoaChính sách công trường thi công Học viện Chính sách và Phát triển. Lời tiên phong, tôi xin chân thành cảm ơn : Ban giám đốc Học viện, những Khoa, những thầy giáo, cô giáo và cán bộ, viên chức Học viện Chính sách và Phát Triển đãtận tình hướng dẫn, giúp sức tôi về mọi mặt trong suốt quy trình học tập tại Họcviện. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo – giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Nam Hải trong thời hạn qua đã dành thời hạn, nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡvà động viên ý thức để tôi hoàn toàn có thể triển khai xong tốt khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể những cán bộ trong BanNghiên cứu Thể chế kinh tế tài chính, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế tài chính Trung ương. Đặc biệtlà KS. Lê Viết Thái – Trưởng ban Nghiên cứu Thể chế kinh tế tài chính, ThS. Trần Thị ThuHương – Phó trưởng Ban Nghiên cứu Thể chế kinh tế tài chính đã trợ giúp và có những ýkiến góp phần quý báu cho khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn thâm thúy tới toàn thể mái ấm gia đình, người thân trong gia đình, bè bạn, những người đã luôn bên cạnh cổ vũ niềm tin và ủng hộ tôi trong suốt thời gianqua. Xin trân trọng cảm ơn ! Thành Phố Hà Nội, ngày tháng năm 2014S inh viên thực hiệnNgô Thị Thanh HƣờngKhóa luận tốt nghiệp iiGVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh HườngLỜI CAM ĐOANTôi xin cam kết rằng đây là khóa luận của tôi, được sự tương hỗ từ giảng viênhướng dẫn ThS. Nguyễn Nam Hải, KS. Lê Viết Thái – Trưởng ban Nghiên cứu Thểchế kinh tế tài chính, ThS. Trần Thị Thu Hương – Phó trưởng ban Nghiên cứu Thể chế kinhtế. Các nội dung trong khóa luận và những tác dụng này là trọn vẹn trung thực. Nhữngsố liệu trong những bảng biểu Giao hàng cho nghiên cứu và phân tích, nhận xét được tôi tích lũy từnhững nguồn tài liệu khác nhau được ghi trong phần tài liệu tìm hiểu thêm. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng 1 số ít nhận xét, nhìn nhận cũng như số liệu của những tác giả, cơ quan tổ chức triển khai, học liệu mở internet đều được bộc lộ trong phần tài liệu thamkhảo. Nếu phát hiện có bất kể sự gian lận nào tôi xin chịu nghĩa vụ và trách nhiệm trước Hộiđồng đánh giá và thẩm định. TP. Hà Nội, ngày tháng năm 2014S inh viên thực hiệnNgô Thị Thanh HƣờngKhóa luận tốt nghiệp iiiGVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh HườngMỤC LỤCLỜI CẢM ƠN iLỜI CAM ĐOAN iiMỞ ĐẦU 11. Lý do chọn đề tài 12. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước 23. Mục tiêu và những trách nhiệm nghiên cứu 54. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu 55. Phương pháp nghiên cứu 66. Kết cấu của Khóa luận 6CH ƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐIVỚI ĐẦU TƢ CÔNG 71.1. Một số yếu tố lý luận về phân cấp và đầu tư công 71.2. Khung pháp lý về phân cấp quản lý nhà nước so với đầu tư công 151.3. Nội dung của phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư công 191.4. Đặc tính của phân cấp và những nguyên tắc, điều kiện kèm theo thực thi phân cấp 211.5. Kinh nghiệm quốc tế về phân cấp quản lý Nhà nước trong đầu tư công 241.6. Bài học kinh nghiệm tay nghề cho Việt Nam 32T óm tắt chƣơng 1 35CH ƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦUTƢ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 362.1. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong lập kế hoạch đầu tư công 362.2. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong phân chia và giao kế hoạch vốnđầu tư công 432.3. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong phê duyệt, đánh giá và thẩm định và quyếtđịnh dự án Bất Động Sản đầu tư công 502.4. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong triển khai dự án Bất Động Sản đầu tư công 55K hóa luận tốt nghiệp ivGVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hường2. 5. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong công tác làm việc theo dõi, giám sát vàđánh giá đầu tư công 58T óm tắt chƣơng 2 62CH ƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÂN CẤPQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜIGIAN TỚI 643.1. Quan điểm phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công trong thời hạn tới 643.2. Một số nhu yếu trong phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư công ở Việt Namtrong thời hạn tới 673.3. Một số giải pháp nhằm mục đích triển khai xong phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư côngở Việt Nam trong thời hạn tới 68T óm tắt chƣơng 3 74K ẾT LUẬN 75T ÀI LIỆU THAM KHẢO 76K hóa luận tốt nghiệp vGVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh HườngDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTCSHTCơ sở hạ tầngDNNNDoanh nghiệp Nhà nướcĐPĐịa phươngĐTCĐầu tư côngHĐNDHội đồng nhân dânKH và ĐTKế hoạch và Đầu tưMTQGMục tiêu quốc giaNSNSNNNSTWNSĐPPIPQLNNTCTTCPTWUBNDXHCNNgân sáchNgân sách Nhà nướcNgân sách Trung ươngNgân sách địa phươngChương trình đầu tư côngQuản lý Nhà nướcTài chínhTrái phiếu Chính phủTrung ươngỦy ban nhân dânXã hội chủ nghĩaKhóa luận tốt nghiệp viGVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh HườngDANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU VÀ HỘPHình 1 : Các hình thức phân cấp 12B ảng 1 : Cơ cấu và dân số của chính quyền sở tại địa phƣơng 26B ảng 2.1 : Phân loại dự án Bất Động Sản đầu tƣ 37B iểu đồ 2 : Vốn đầu tƣ của khu vực KTNN theo cấp quản lý ( giá thực tiễn, % ) 44B ảng 2.2 : Vốn đầu tƣ của khu vực KTNN theo cấp quản lý 45H ộp 2.1 : Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn thất thoát gần 59 tỷ 52H ộp 2.2 : Thu hồi dự án Bất Động Sản chậm quy trình tiến độ, TP Hà Tĩnh thành … con nợ 57K hóa luận tốt nghiệp 1GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh HườngMỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiCông cuộc thay đổi quốc gia, sự tăng trưởng nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa và khuynh hướng Open, hội nhập quốc tế tạo ra những tiền đề và đòihỏi phải thay đổi, tăng cường phân cấp quản lý Nhà nước giữa những cấp chính quyền sở tại. Phân cấp quản lý Nhà nước ( QLNN ) về đầu tư công ở Việt Nam thời hạn quađã đạt được những tác dụng nhất định, nhất là phát huy được tính dữ thế chủ động, sáng tạocủa chính quyền sở tại những cấp. Tuy nhiên, quy trình thay đổi phân cấp quản lý đầu tưcông xét về tổng thể và toàn diện vẫn chưa cung ứng được những yên cầu cấp thiết của thực tiễnmà còn thể hiện nhiều hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu về phân cấp đầu tư côngkhông những giúp cho những nhà quản lý mà còn những nhà làm chủ trương tìm ra nhữngmặt còn sống sót và hướng giải pháp cho yếu tố này. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế tài chính Trung ương ( CIEM ) là tổ chức triển khai sự nghiệpkhoa học cấp vương quốc thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó Ban Nghiên cứuThể chế kinh tế tài chính thực thi tính năng nghiên cứu vai trò, tính năng, trách nhiệm, bộmáy tổ chức triển khai của Nhà nước và những yếu tố trong phân cấp trong quản lý nền kinh tếthị trường khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Nhất là gần đây, Ban Nghiên cứu Thể chếkinh tế có tập trung chuyên sâu nghiên cứu về phân cấp so với đầu tư công. Là một sinh viên khoa Chính sách công của Học viện Chính sách và Phát triểnthực tập tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế tài chính Trung ương, tôi đã chọn đề tài “ Phâncấp quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ công ở Việt Nam lúc bấy giờ – Thực trạng và giảipháp ” làm đề tài cho khóa luận của mình. Đối với tôi, đề tài vừa tương thích vớichuyên ngành huấn luyện và đào tạo, vừa có tính thực tiễn và tính thời sự. Trong đó, đề tài tậptrung nghiên cứu tình hình phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam từ 2011 đếnnay. Qua đó tìm ra những chưa ổn và nguyên do của những chưa ổn, có cả vấn đềchính sách đang sống sót. Từ đó yêu cầu những quan điểm và giải pháp định hướngnhằm thôi thúc công tác làm việc thay đổi phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam trongthời gian tới. Khóa luận tốt nghiệp 2GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hường2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nướcTrong những năm gần đây, những yếu tố tương quan tới phân cấp QLNN nóichung và phân cấp quản lý đầu tư công nói riêng đã được rất nhiều tác giả trong vàngoài nước chăm sóc, nghiên cứu. Sau đây là phần tóm tắt nội dung của một sốnghiên cứu chính thống trong thời hạn gần đây : ( a ) Tình hình nghiên cứu ngoài nướcTrong nghiên cứu của Jean-Paul Faguet với tiêu đề “ Tác động của phân cấptới đầu tư công : thực tiễn và bài học kinh nghiệm chủ trương từ Bolivia và Colombia ” ( năm 2010 ) có đưa ra hai Kết luận. Thứ nhất, cả hai nước Bolivia và Colombia từ khi thực hiệnphân cấp quản lý đầu tư công, cơ cấu tổ chức đầu tư công đã có những biến hóa can đảm và mạnh mẽ. Thay vì đầu tư đa phần vào tăng trưởng hạ tầng ( CSHT ), sau khi phân cấp thìnguồn đầu tư hầu hết tập trung chuyên sâu vào những dịch vụ xã hội cơ bản và đầu tư cho conngười. Bên cạnh đó, một phần nguồn vốn đầu tư của vương quốc được chuyển cho cấpchính quyền địa phương nghèo nhất để họ dữ thế chủ động đầu tư vào những dự án Bất Động Sản mà đápứng mong ước của địa phương. Bằng việc chuyển nguồn lực xuống cho những địaphương nghèo hơn, phân cấp đã làm cho đầu tư trở nên công minh hơn giữa những địaphương. Thứ hai, phân cấp đã làm cho chính quyền sở tại trở nên năng động hơn, tự chủhơn bởi đầu tư công được khuynh hướng vào những khu vực cần đầu tư nhất. Ví dụ, sau năm 1994, đầu tư công của Bolivia cho giáo dục, nước và vệ sinh tăng lên đángkể bởi chính quyền sở tại nhận thấy tỷ suất mù chữ ở nước này cao, mạng lưới hệ thống cung ứng nướcsạch và giải quyết và xử lý nước thải quá kém. Trong Báo cáo tăng trưởng Việt Nam 2010 với tiêu đề “ Thể chế văn minh ” ( Modern Institutions ) với sự tham gia của nhiều cơ quan tăng trưởng ( WB, ADB, AusAID, CIDA, JICA, DFID, EC, … ) đã tập trung chuyên sâu nghiên cứu và phân tích, trình diễn kinh nghiệmcủa Việt Nam trong suốt hai thập kỷ Đổi mới về sự trao quyền và phân cấp ở nhiềulĩnh vực khác nhau trong xã hội. Đó là sự trao quyền và phân cấp cho chính quyềnđịa phương ( từ cấp tỉnh tới cấp xã ), sự trao quyền cho những đơn vị chức năng hành chính và sựnghiệp, cho tòa án nhân dân, cho những cơ quan dân cử, cho những phương tiện đi lại tiếp thị quảng cáo, đạichúng và cho xã hội dân sự. Báo cáo đã phân loại thành hai quy trình tiến độ lớn trong quátrình phân cấp ở Việt Nam, gồm có tiến trình của phân cấp trao quyền về kinh tế tài chính ( từ những cơ quan lập kế hoạch xuống những doanh nghiệp và người dân, thập kỷ đầuKhóa luận tốt nghiệp 3GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hườngtiên sau thay đổi ) và thập kỷ tiếp theo là quá trình phân cấp trao quyền mạnh xuốngcho cấp tỉnh và nghĩa vụ và trách nhiệm báo cáo giải trình lớn hơn so với cấp xã. Báo cáo cũng đưa ramột số điểm điển hình nổi bật về phân cấp và trao quyền ở Việt Nam lúc bấy giờ, đó là : ( 1 ) mứcđộ phân cấp và trao quyền tương đối lớn ( cả về phương diện địa lý và công dụng ) ; ( 2 ) mạng lưới hệ thống báo cáo giải trình nghĩa vụ và trách nhiệm đang được thiết kế xây dựng nhưng rất chậm ; ( 3 ) hệthống phân cấp và trao quyền ngày càng có nhiều xung đột quyền lợi phát sinh ; ( 4 ) thông tin luôn đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ một mạng lưới hệ thống báo cáo giải trình tráchnhiệm nào ; ( 5 ) những cải cách thành công xuất sắc nhất đều do có những chủ thể liên quanđược trao quyền để thôi thúc sự biến hóa ; và ( 6 ) người dân ngày càng văn minh hơn, lời nói và nhu yếu được tham gia của dân cư càng can đảm và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, báo cáo giải trình cũng chỉ ra một trong thực tiễn là lúc bấy giờ nhiều người dân ở Việt Nam cho biếtthông tin là không được biết tin gì về ngân sách và kế hoạch đầu tư công. Tập thể tác giả Sarosa, W. ; Hasan, M. và Murman, A. trong một nghiên cứu về “ Tăng cường lời nói của người dân : nghiên cứu nghiên cứu và phân tích về lập kế hoạch và ngânsách cấp huyện ” có đề cập tới mối liên hệ giữa lập kế hoạch hoạt động giải trí hàng nămcủa chính quyền sở tại địa phương ( có sự tham gia của người dân ) với kế hoạch ngân sáchhàng năm của chính quyền sở tại địa phương Indonesia. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra haikhoảng cách lớn giữa kế hoạch và ngân sách, đó là : có một số lượng lớn dự án Bất Động Sản đãđược lập vào kế hoạch nhưng sau cuối không được đầu tư ngân sách, trong khimột số lượng lớn dự án Bất Động Sản mới không được đưa ra đàm đạo theo chính sách lập kế hoạchcó sự tham gia của người dân nhưng lại nhận được sự tương hỗ từ ngân sách. Cũngtrong nghiên cứu này, nhóm tác giả còn phê phán chất lượng của những cuộc tham vấncộng đồng và mức độ tham gia của người dân vào quy trình lập kế hoạch. ( b ) Tình hình nghiên cứu trong nướcTrần Thị Thu Hương ( 2011 ) thực thi “ Nghiên cứu phân cấp quản lý nhànước về đầu tư công ở Việt Nam ”. Nghiên cứu đã tập trung chuyên sâu nghiên cứu và phân tích thực trạngphân cấp quản lý ĐTC ở Việt Nam quy trình tiến độ 2000 – 2010, trong đó tìm ra những bấtcập và nguyên do của những chưa ổn để từ đó đề xuất kiến nghị những quan điểm và giảipháp xu thế nhằm mục đích thôi thúc công tác làm việc thay đổi phân cấp quản lý lúc bấy giờ ở ViệtNam. Khóa luận tốt nghiệp 4GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh HườngNguyễn Tuệ Anh ( 2007 ) thực thi nghiên cứu về “ Phân cấp quản lý vốn hỗtrợ tăng trưởng chính thức ODA : chủ trương và thực thi ở địa phương ”. Bên cạnhvệc khái quát khuynh hướng ODA trên quốc tế trong vòng 10 năm qua và tổng quanthực trạng lôi cuốn, phân chia và giải ngân ODA tại Việt Nam quá trình 1993 – 2006, nghiên cứu đã nghiên cứu và phân tích tình hình về chủ trương phân cấp quản lý vốn ODA tạiViệt Nam. Nghiên cứu này cũng đề cập sơ lược về tình hình phân cấp quản lý cácdự án đầu tư công liên quan tới kiến thiết xây dựng cơ bản ở 1 số ít địa phương ( như Thànhphố Hồ Chí Minh, Sơn La, Quảng Trị, … ). Nghiên cứu đã Tóm lại rằng : ( 1 ) Khungpháp luật về quản lý và sử dụng ODA đã từng bước phân cấp, tuy nhiên yếu tố phâncấp pháp luật trong khung này còn rất phức tạp ( nhất là quy trình tiến độ đánh giá và thẩm định và raquyết định tương quan đến đền bù, giải phóng mặt phẳng, nhìn nhận thiên nhiên và môi trường, đấuthầu, … ) ; ( 2 ) Chính sách phân cấp so với từng khâu triển khai dự án Bất Động Sản ODA còn thiếunhất quán ; … Lê Viết Thái ( 2007 ) và nhóm nghiên cứu thực thi đề tài “ Cơ sở khoa học vàthực tiễn phân cấp quản lý Nhà nước ở Việt Nam ”. Ngoài phần ra mắt một sốkhái niệm và lý luận về phân cấp trong quản lý kinh tế tài chính, nhóm tác giả tập trung chuyên sâu phântích tình hình phân cấp trong những nghành : quy hoạch và kế hoạch tăng trưởng kinhtế – xã hội, đầu tư, quản lý ODA, quản lý ĐK kinh doanh thương mại và cỗ máy tổ chức triển khai ởViệt Nam từ năm 1991 – 2004. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích tình hình, nhóm tác giả đã đềxuất một số ít quan điểm và giải pháp nhằm mục đích thay đổi phân cấp trong những nghành nghề dịch vụ kểtrên. Nhìn chung, do tiềm năng nghiên cứu tương đối mở, bao quát hàng loạt những lĩnhvực được phân cấp quản lý ở Việt Nam thời hạn qua, thế cho nên đề tài này mới chỉ xemxét sơ lược tình hình phân cấp QLNN về đầu tư nói chung và đầu tư công nóiriêng. Trần Hữu Hân ( 2005 ) và nhóm nghiên cứu thực thi đề tài “ Cơ sở khoa họcvà thực tiễn cho việc khuynh hướng phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư giữa Trungương và địa phương trong quy trình quy đổi sang nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN ở Việt Nam lúc bấy giờ ”. Ngoài việc đưa ra 1 số ít khái niệm liên quantới đầu tư và phân cấp QLNN về đầu tư, đề tài còn tập trung chuyên sâu nghiên cứu và phân tích thực trạngphân cấp quản lý đầu tư ở Việt Nam quy trình tiến độ 2000 – 2004 từ góc nhìn nguồn vốn đầutư từ ngân sách Nhà nước, từ tín dụng thanh toán Nhà nước, từ những doanh nghiệp. Từ đó, đề tàiKhóa luận tốt nghiệp 5GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hườngđề xuất một số ít giải pháp về phân cấp quản lý trong nghành đầu tư nhằm mục đích đáp ứngnhu cầu của quy trình quy đổi nền kinh tế thị trường xu thế XHCN ở ViệtNam. Nghiên cứu này không nghiên cứu, nhìn nhận tình hình phân cấp QLNN vềđầu tư công theo một quá trình mà chỉ nêu tương đối chung chung về thực trạngphân cấp đầu tư từ nguồn NSNN và tín dụng thanh toán Nhà nước. Tóm lại, phân cấp QLNN về đầu tư công đang là một trong những mảng lĩnhvực nghiên cứu quan trọng được chú ý quan tâm ở Việt Nam trong những năm gần đây. Mặcdù những nghiên cứu đều xuất phát từ việc xem xét tình hình phân cấp QLNN ở ViệtNam, tuy nhiên tiềm năng của những nghiên cứu là khác nhau, có nghiên cứu chỉ dừng ởnghiên cứu phân cấp quản lý nguồn vốn ODA, hoặc dừng ở góc nhìn xem xét, tổnghợp những nghành nghề dịch vụ phân cấp ( phân cấp về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư chung, bộ máytổ chức, … ) đến năm 2010. Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu sâu và mang tínhhệ thống về phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam từ 2011 đến nay, dưới dạngtổng hợp hàng loạt quy trình đầu tư công ( từ lập kế hoạch đầu tư công đến theo dõi vàđánh giá việc thực thi dự án Bất Động Sản đầu tư công ). Vì vậy, Khóa luận này triển khai nhằmkhắc phục khoảng trống và nỗ lực tìm ra giải pháp nhằm mục đích triển khai xong quy trình phâncấp quản lý Nhà nước về đầu tư công trong thời hạn tới. 3. Mục tiêu và những trách nhiệm nghiên cứuKhóa luận hướng tới tiềm năng tìm ra yếu tố chủ trương trong phân cấp quản lýNhà nước về đầu tư công, từ đó yêu cầu 1 số ít giải pháp nhằm mục đích hoàn thành xong phân cấpquản lý nhà nước về đầu tư công ở Việt Nam trong thời hạn tới. Để đạt tiềm năng trên yên cầu Khóa luận thực thi những trách nhiệm cơ bản sau : ( 1 ) Phân tích cơ sở khoa học về phân cấp QLNN so với đầu tư công ; ( 2 ) Đánh giá thựctrạng phân cấp QLNN về đầu tư công ở Việt Nam trong ba năm trở lại đây, qua đóxác định những chưa ổn / hạn chế trong phân cấp QLNN về đầu tư công ở Việt Nam ; ( 3 ) Đề xuất 1 số ít giải pháp nhằm mục đích hoàn thành xong quy trình phân cấp QLNN về đầu tưcông ở Việt Nam trong thời hạn tới. 4. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận : những nội dung tương quan tới phân cấpQLNN so với đầu tư công dưới 5 góc nhìn : ( 1 ) Lập kế hoạch đầu tư công ; ( 2 ) Phânbổ và giao kế hoạch vốn đầu tư công ; ( 3 ) Phê duyệt, đánh giá và thẩm định và quyết định hành động dự ánKhóa luận tốt nghiệp 6GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hườngđầu tư công ; ( 4 ) Thực hiện dự án Bất Động Sản đầu tư công và ( 5 ) Theo dõi, giám sát, đánh giákết quả đầu tư công. – Phạm vi nghiên cứu của Khóa luận : + Về khoảng trống : Khóa luận nghiên cứu phân cấp QLNN về đầu tư công trênphạm vi cả nước theo 2 cấp quản lý : Trung ương và địa phương. + Về thời hạn : Từ năm 2011 trở lại đây. 5. Phương pháp nghiên cứuKhóa luận sẽ sử dụng một số ít chiêu thức nghiên cứu sau : – Phương pháp thống kê, nghiên cứu và phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp. Tức là thông tintrong khóa luận được tích lũy và tổng hợp những tài liệu sẵn có tại TW và mộtsố cơ quan địa phương về tình hình phân cấp QLNN so với đầu tư công trong 3 năm qua. – Phương pháp chuyên viên : Gặp gỡ, tranh luận để lấy quan điểm của 1 số ít chuyêngia trong nghành nghề dịch vụ đầu tư công về phân cấp QLNN so với đầu tư công. 6. Kết cấu của Khóa luậnNgoài phần mở màn và Tóm lại, Khóa luận tốt nghiệp được kết cấu thành baphần tương ứng với ba chương. Chương 1 : Cơ sở lý luận về phân cấp QLNN so với đầu tư công ; Chương 2 : Thực trạng phân cấp QLNN về đầu tư công ở Việt Nam lúc bấy giờ ; Chương 3 : Một số giải pháp nhằm mục đích triển khai xong phân cấp quản lý Nhà nước vềđầu tư công ở Việt Nam trong thời hạn tới. Khóa luận tốt nghiệp 7GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh HườngCHƢƠNG 1C Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCĐỐI VỚI ĐẦU TƢ CÔNG1. 1. Một số yếu tố lý luận về phân cấp và đầu tư công1. 1.1. Một số khái niệm cơ bản về phân cấp quản lý Nhà nƣớc so với đầu tƣ công1. 1.1.1. Khái niệm về quản lý và quản lý Nhà nƣớc ( 1 ) Khái niệm quản lý : Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều cách lý giải thuật ngữ “ quản lý ”. Thuậtngữ quản lý hoàn toàn có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào góc độnghiên cứu của những ngành khoa học khác nhau như kinh tế tài chính học, hành chính học, luậthọc … Trong cuốn “ 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam ”, quản lý “ là tinh chỉnh và điều khiển, chỉđạo một mạng lưới hệ thống hay một quy trình, địa thế căn cứ vào quy luật, định luật hay nguyên tắctương ứng để cho mạng lưới hệ thống hay quy trình ấy hoạt động theo ý muốn của người quảnlý và nhằm mục đích đạt được những mục tiêu đã định trước ”. Theo đó, quản lý được hiểu làđiều khiển ( dưới góc nhìn hành vi, góc nhìn tiến trình công nghệ tiên tiến của tác động ảnh hưởng ), trongđó : ( i ) con người tinh chỉnh và điều khiển những vật hữu sinh, không phải con người, nhằm mục đích thựchiện ý chí của con người điều khiển và tinh chỉnh – quản lý trong sinh học, vạn vật thiên nhiên môitrường ; ( ii ) con người tinh chỉnh và điều khiển những vật vô tri vô giác để bắt chúng tăng trưởng vàthực hiện theo ý chí của người điều khiển và tinh chỉnh – quản lý trong kỹ thuật ; ( iii ) con ngườiđiều khiển con người – quản lý của Nhà nước, quản lý trong tổ chức triển khai Đảng, đoàn thểnhân dân ( quản lý xã hội ). Theo Giáo trình quản lý Nhà nước của Học viện Hành chính vương quốc, quản lý “ là sự tác động ảnh hưởng có ý thức để chỉ huy, quản lý và điều hành, hướng dẫn những quy trình xã hội vàhành vi hoạt động giải trí của con người nhằm mục đích hướng đến mục tiêu, đúng ý chí và phù hợpvới quy luật khách quan ”. Như vậy, quản lý được hiểu là con người với những hành vicủa họ, quản lý được triển khai bằng tổ chức triển khai và quyền uy. Tóm lại, quản lý hoàn toàn có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vàogóc độ nghiên cứu của những ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể đưa ra mộtKhóa luận tốt nghiệp 8GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hườngcách hiểu tổng quát về quản lý. Quản lý là hoạt động giải trí tác động ảnh hưởng một cách có tổ chứcvà xu thế của chủ thể quản lý tới những đối tượng người dùng quản lý để kiểm soát và điều chỉnh chúngvận động và tăng trưởng theo những tiềm năng nhất định đã đề ra. Với cách tiếp cận trên, quản lý gồm có những yếu tố sau : – Chủ thể quản lý : là tác nhân tạo ra những ảnh hưởng tác động quản lý. Chủ thể hoàn toàn có thể là cánhân hoặc tổ chức triển khai. Chủ thể quản lý ảnh hưởng tác động lên đối tượng người dùng quản lý bằng những côngcụ, hình thức và chiêu thức thích hợp, thiết yếu và dựa trên cơ sở những nguyêntắc nhất định. – Đối tượng quản lý ( khách thể quản lý ) : Tiếp nhận sự tác động ảnh hưởng của chủ thểquản lý. – Mục tiêu quản lý : là cái đích cần phải đạt tới tại một thời gian nhất định dochủ thể quản lý đề ra. Đây là địa thế căn cứ để chủ thể quản lý thực thi những ảnh hưởng tác động quảnlý cũng như lựa chọn những hình thức, giải pháp thích hợp. ( 2 ) Khái niệm quản lý Nhà nước : Quản lý Nhà nước Open cùng với sự Open của Nhà nước, gắn liền vớichức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp. Theo giáo sư Đoàn Trọng Truyến, quản lý nhà nước “ là hoạt động giải trí có tổ chứcbằng pháp quyền của cỗ máy nhà nước ( công quyền ) để kiểm soát và điều chỉnh những quy trình xãhội, hành vi của công dân và mọi tổ chức triển khai xã hội, chính trị, khoa học, văn hóa truyền thống – xãhội nhằm mục đích giữ gìn thể chế chính trị, trật tự xã hội và tăng trưởng xã hội theo nhữngmục tiêu đã định ”. Trong cuốn “ 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam ”, quản lý nhà nước là hoạtđộng của Nhà nước trên những nghành lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm mục đích thựchiện công dụng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Trong Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước ( tập II – Ngạch nhân viên ) của Học viện Hành chính Quốc gia, quản lý nhà nước “ là một dạng quản lý xã hộimang tính quyền lực tối cao nhà nước để kiểm soát và điều chỉnh những quan hệ xã hội và hành vi hoạtđộng của con người ”. Như vậy, hoàn toàn có thể hiểu quản lý nhà nước theo nghĩa bao quát là tính năng củatổng thể cỗ máy nhà nước với tư cách là một tổ chức triển khai quyền lực tối cao và mang tính phápKhóa luận tốt nghiệp 9GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hườngquyền. Trong đó, tổ chức triển khai công quyền quản lý toàn xã hội bằng những hoạt động giải trí lậppháp, hành pháp và tư pháp ; trên cơ sở những quy luật tăng trưởng xã hội ; nhằm mục đích mụcđích không thay đổi và tăng trưởng quốc gia. 1.1.1. 2. Khái niệm về phân cấp quản lý Nhà nƣớcTheo một số ít nghiên cứu quốc tế, phân cấp được hiểu là “ việc chuyển giaoquyền lực hành chính và kinh tế tài chính từ chính quyền sở tại Trung ương sang chính quyền sở tại địaphương hoặc khu vực tư nhân ” ( Điểm 2 Luật số 195 / 2006 về tổ chức triển khai hành chínhcông địa phương ở Romania ). Ngoài ra, Dennis A.Rondinelly và John R.Nellis địnhnghĩa phân cấp hành chính là “ sự chuyển giao nghĩa vụ và trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý, nâng cao và phân chia những nguồn lực từ nhà nước Trung ương và những cơ quan của nótới những đơn vị chức năng khu vực của những cơ quan nhà nước, những đơn vị chức năng cấp dưới hoặc những cấpchính quyền, những cơ quan chức trách hoặc những tổng công ty Nhà nước bán tự chủ, những cơ quan chức năng hoặc khu vực trong khoanh vùng phạm vi toàn địa phận, hoặc những tổ chứctự nguyện, hoặc tổ chức triển khai tư nhân ngoài quốc doanh ”. Trong cuốn về cải cách cỗ máy hành chính Nhà nước ( thuộc Học viện Hànhchính Quốc gia ), thuật ngữ phân cấp QLNN được hiểu là “ sự chuyển giao thẩmquyền, trách nhiệm và nghĩa vụ và trách nhiệm từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới trựcthuộc, nhằm mục đích đạt tiềm năng chung một cách hiệu suất cao nhất trong quy trình phân côngquản lý của cả mạng lưới hệ thống hành chính Nhà nước ” ( Đặng Đức Đạm, 2002 ). Đây là kháiniệm phân cấp QLNN theo nghĩa hẹp. Đối với Khóa luận này, thuật ngữ phân cấp QLNN được hiểu là sự phân địnhvề những quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi những trách nhiệm công tương ứng với những cấpquản lý. Việc phân loại và giao từng phần, mức độ việc làm quản lý cho những đơnvị thường theo nguyên tắc tập trung chuyên sâu dân chủ, qua đó vừa bảo vệ việc điều hànhtập trung, thống nhất của nhà nước, vừa bảo vệ phát huy dân chủ và nâng caotính năng động, phát minh sáng tạo của những cấp chính quyền sở tại. 1.1.1. 3. Khái niệm về đầu tƣ côngTheo triết lý kinh tế tài chính học thì đầu tư công ( ĐTC ) là việc đầu tư tạo năng lựcsản xuất và đáp ứng sản phẩm & hàng hóa công cộng. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc phân địnhhàng hóa nào là sản phẩm & hàng hóa công cộng không phải đơn thuần. Bởi lẽ, ở 1 số ít nước, cóKhóa luận tốt nghiệp 10GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hườngrất nhiều sản phẩm & hàng hóa vốn coi là sản phẩm & hàng hóa công cộng nhưng do những công ty tư nhânthực hiện, ví dụ điển hình : vận tải đường bộ công cộng, thậm chí còn quản lý nhà tù … Đối với nhữngtrường hợp này, đầu tư mà những khu vực tư nhân thực thi để sản xuất và cung ứnghàng hóa công cộng khó hoàn toàn có thể coi là đầu tư công. Như vậy, để tránh rơi vào khókhăn trong việc đưa ra khái niệm về đầu tư công theo đặc thù sản phẩm & hàng hóa công cộng, hoàn toàn có thể ý niệm đầu tư công một cách đơn thuần hơn theo góc nhìn mục tiêu hoặcnguồn vốn sử dụng để đầu tư. Tùy theo quan điểm của từng vương quốc mà đầu tưcông gồm có những dự án Bất Động Sản nhằm mục đích mục tiêu kinh doanh thương mại ( qua khu vực DNNN ) hoặc cácdự án chỉ thuần túy mục tiêu công ích. Thuật ngữ “ đầu tư công ” được sử dụng ở Việt Nam từ sau thời kỳ Đổi mới, cùng với những thuật ngữ như “ đầu tư trực tiếp quốc tế ” và “ đầu tư của khu vựckinh tế ngoài quốc doanh ”. Hiện nay, khái niệm “ đầu tư công ” và “ đầu tư của Nhànước ( hay của nhà nước ) ” được sử dụng với ý nghĩa tương đương. Theo thống kê, đầu tư công ( hay đầu tư của Nhà nước ) gồm có : đầu tư từ ngân sách ( phân cho cácBộ, ngành, Trung ương và địa phương ) ; đầu tư theo những chương trình tương hỗ có mụctiêu ; tín dụng thanh toán đầu tư ( vốn cho vay ) của Nhà nước ; và đầu tư của những doanh nghiệpNhà nước. Theo Dự thảo Luật Đầu tư công của Việt Nam, khái niệm “ đầu tư công ” đượcgiải thích là việc sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư vào những chương trình, dự án Bất Động Sản phụcvụ tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội không có năng lực hoàn vốn trực tiếp. Như vậy, theoquan niệm này đầu tư Giao hàng mục tiêu kinh doanh thương mại của doanh nghiệp Nhà nướckhông nằm trong đầu tư công. Khóa luận này cũng thống nhất khái niệm đầu tưcông như Dự thảo Luật Đầu tư công của Việt Nam. Đầu tư công được quan niệmmột cách đơn thuần, xét theo góc nhìn nguồn vốn dùng để đầu tư, gồm có : vốn ngânsách Nhà nước chi đầu tư tăng trưởng theo pháp luật của Luật Ngân sách chi tiêu Nhà nước, vốn kêu gọi của Nhà nước từ trái phiếu nhà nước, trái phiếu chính quyền sở tại địaphương và những nguồn vốn khác của Nhà nước theo quá trình của pháp lý, trừ vốntín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng thanh toán đầu tư tăng trưởng của Nhà nước, vốnđầu tư tăng trưởng của những doanh nghiệp Nhà nước. Dự thảo lần thứ 14 ( do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo ) Khóa luận tốt nghiệp 11GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hường1. 1.2. Vai trò đầu tƣ côngNhìn chung, thời hạn vừa mới qua, đầu tư công trở thành nguồn lực hầu hết làmthay đổi đáng kể hạ tầng kĩ thuật và xã hội của quốc gia. Đầu tư công không nhữngthúc đẩy tăng trưởng kinh tế tài chính của quốc gia, giúp xử lý yếu tố việc làm mà còncó thể khuyến khích, tăng cường đầu tư tư nhân. Thứ nhất, đầu tư công hoàn toàn có thể thôi thúc tăng trưởng kinh tế tài chính. Một số nghiên cứugần đây, ví dụ điển hình của Ủy ban Tăng trưởng và Phát triển ( 2008 ) chỉ ra rằng cácnước có vận tốc tăng trưởng nhanh có đặc thù là đầu tư công cao. Ngoài ra, nghiêncứu của Arslanalp và tập sự ( 2011 ) về ảnh hưởng tác động của tăng trưởng kinh tế tài chính so với 48 nền kinh tế tài chính tăng trưởng và đang tăng trưởng trong quá trình 1960 – 2011, đã đưa ra kếtluận là nhìn chung đầu tư công đã đem lại ảnh hưởng tác động tích cực cho tăng trưởng ( Arslanalp et all, 2011 ). Tuy nhiên, tham nhũng hoàn toàn có thể là nguyên do làm đảongược tác động ảnh hưởng tích cực của đầu tư công ở những nước đang tăng trưởng ( Haque vàKaneller, 2007 ). Thứ hai, đầu tư công giúp xử lý yếu tố việc làm. Một số nhà kinh tế tài chính trongđó có Keynes đã ủng hộ việc tăng quy mô đầu tư công như thể một công cụ tốt đểgiảm tỷ suất thất nghiệp. Chẳng hạn, Keynes đã đề xuất kiến nghị ngân khố vương quốc Anh tăngđầu tư công lên khoảng chừng 100 triệu bảng ( tương tự với khoảng chừng 2,6 % GDP năm1924 ). Lời đề xuất kiến nghị này đã giúp tạo khoảng chừng 500.000 việc làm mới, và nhờ đó tỷ lệthất nghiệp ở Anh đã giảm từ 10,3 % xuống 6 % ( Wilson, 2000 ). Thứ ba, đầu tư công hoàn toàn có thể khuyến khích, tăng cường đầu tư tư nhân. Nghiêncứu của Oshikoya’s ( 1994 ) Kết luận rằng phần đông những nước Châu Phi, đầu tư côngtrong nghành nghề dịch vụ hạ tầng giúp hỗ trợ cho đầu tư tư nhân. Tương tự, Pereira vàFlores de Frutos ( 1999 ) và Pereira ( 2000 ) cũng cho rằng đầu tư công giúp khuyếnkhích đầu tư tư nhân ở Mỹ. Một nghiên cứu của Blejer và Khan ( 1984 ) so với mộtsố nền kinh tế tài chính đang tăng trưởng chỉ ra rằng chỉ có đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạtầng mới khuyến khích đầu tư của tư nhân, còn những đầu tư khác của Nhà nước thìkhông. Nghiên cứu của Ghura và Goodwin ( 2000 ) về 31 nền kinh tế tài chính đang phát triểnđã Kết luận rằng đầu tư công khuyến khích đầu tư tư nhân ở Tiểu vùng Châu Phi vàngược lại chèn ép / ép chế đầu tư tư nhân ở Châu Á Thái Bình Dương và Châu Mỹ Latinh. Tuy kết luậnvề mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân vẫn còn khác nhau, tuy nhiên hiệnKhóa luận tốt nghiệp 12GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hườngnay rất nhiều nghiên cứu có cùng một điểm chung, đó là đầu tư tư nhân thường hiệuquả hơn đầu tư công ( Everhart, 2002 ). Đầu tư công thôi thúc đầu tư tư nhân nếu nócó tính hỗ trợ cho đầu tư tư nhân, và điều này chỉ xảy ra nếu đầu tư công tạo rađược hiệu ứng lan tỏa so với nền kinh tế tài chính ( Thành và Minh, 2011 ). Như vậy, mặc dầu đầu tư công có vai trò lớn so với tăng trưởng, việc làm, đầutư tư nhân ở hầu hết những vương quốc nhưng trong từng quá trình nhất định thường cósự khác nhau. 1.1.3. Các hình thức phân cấpCác nghành nghề dịch vụ của phân cấp rất rộng, tuy nhiên nhìn chung hoàn toàn có thể chia thành banhóm chính : phân cấp hành chính, phân cấp tài khóa và phân cấp thị trường. Hình 1 : Các hình thức phân cấpNguồn : Lê Viết Thái và những tập sự, 2007T hứ nhất, phân cấp hành chính : là việc phân loại quyền hạn và trách nhiệmgiữa những đơn vị chức năng chính quyền sở tại Trung ương và địa phương. Như vậy, trải qua quátrình phân cấp hành chính, 1 số ít tính năng của Nhà nước như lập kế hoạch, quyhoạch, quản lý, quản lý, thậm chí còn cả hỗ trợ vốn cho hạ tầng và phân phối dịch vụcông sẽ được chuyển giao từ cấp Trung ương xuống những cơ quan hành chính địaphương. Phân cấp hành chính được chia thành 3 nhóm : tản quyền, chuyển nhượng ủy quyền và giaoquyền. Tản quyền là hình thức chuyển giao quyền quyết định hành động, tính năng kinh tế tài chính vàquản lý đơn cử cho những cơ quan đại diện thay mặt chính quyền sở tại Trung ương ở những địa phương ( ví dụ Văn phòng đại diện thay mặt của Bộ ở những vùng, theo đó những cơ quan đại diện thay mặt này thựcthi những chủ trương vương quốc do những cơ quan Trung ương phát hành. Đây là hình thứcKhóa luận tốt nghiệp 13GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hườngthấp nhất trong những hình thức phân cấp hành chính, thậm chí còn có người cho rằng nókhông phải là hình thức phân cấp do tại việc chuyển giao quyền hạn và trách nhiệmchỉ diễn ra trong nội bộ ngành dọc của Trung ương. Uỷ quyền là hình thức phân cấp hành chính trong đó chính quyền sở tại Trung ươngchuyển giao quyền quyết định hành động và nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý cho cơ quan địa phươngtrong khuôn khổ những hướng dẫn do chính quyền sở tại cấp cao hơn phát hành. Trong hìnhthức phân cấp này, chính quyền sở tại địa phương thay mặt đại diện chính quyền sở tại Trung ương để raquyết định, tuy nhiên chính quyền sở tại Trung ương vẫn chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về những quyết địnhnày. Giao quyền là Lever phân cấp hành chính cao nhất theo đó hàng loạt chức năngra quyết định hành động, quản lý và kinh tế tài chính được chuyển giao cho chính quyền sở tại địa phương. Trong những trường hợp đơn cử, chính quyền sở tại địa phương phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm giảitrình trước những quan chức dân cử. Đồng thời, những quan chức dân cử sẽ chịu tráchnhiệm báo cáo giải trình trước cử tri chứ không phải là trước chính quyền sở tại những cấp cao hơn. Thứ hai, phân cấp tài khóa là trọng tâm của mọi giải pháp phân cấp. Mỗi đơnvị phân cấp chỉ hoàn toàn có thể độc lập thực thi những trách nhiệm được phân cấp khi họ có đủcác nguồn kinh tế tài chính thiết yếu và có quyền đưa ra những quyết định hành động tiêu tốn cho việcthực hiện những trách nhiệm được giao. Thứ ba, phân cấp thị trường là hình thức phân cấp trong đó Nhà nước chuyểngiao 1 số ít công dụng từ khu vực công sang khu vực tư và từ Nhà nước sang thịtrường. Như vậy 1 số ít quyền hạn và trách nhiệm trước kia thuộc những cơ quan Nhànước sẽ được chuyển giao cho khu vực kinh tế tài chính tư nhân, hợp tác xã, những hiệp hội, nhóm hội đồng và những tổ chức triển khai phi nhà nước thực thi. Hình thức phân cấp nàydần dần chứng minh và khẳng định lợi thế và có xu thế tăng trưởng mạnh. Trong thực tiễn, cả ba hình thức phân cấp nêu trên thường có phần giao thoa, bổ trợ, tương hỗ cho nhau. Vì vậy, tiếp tục Open hình thức phân cấp hỗnhợp giữa những hình thức này. 1.1.4. Các yếu tố tác động ảnh hưởng đến phân cấpTrong quá trình 1930 – 1980, xu thế tập trung chuyên sâu chiếm lợi thế lớn ở nhiềunước ( trong đó diễn ra ở nhiều nước Châu Âu và Mỹ ). Lý thuyết kinh tế tài chính học trườngKhóa luận tốt nghiệp 14GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hườngphái Keynes với lập luận cho rằng bàn tay vô hình dung của thị trường có quá nhiềukhuyết tật. Do đó, vai trò chỉ huy tập trung chuyên sâu của Nhà nước trong quản lý nền kinh tếcần được nâng cao. Ngoài ra, thời kỳ này cũng ghi lại bước lan rộng ra cung cấpdịch vụ công của 1 số ít Nhà nước phúc lợi ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Từ những năm 1970, tăng trưởng kinh tế tài chính mở màn đình trệ cùng với những cuộckhủng hoảng nợ của những nước Mỹ Latinh. Đầu những năm 1980, họ đặt ra nhiềunghi vấn về tính hiệu suất cao so với sự can thiệp của Nhà nước. Từ đây, sự phát triểncủa kinh tế học thể chế sử dụng kim chỉ nan “ lựa chọn công cộng ” làm tiền đề chochính sách công, trong đó lấy phân cấp làm TT. Cách tiếp cận phân cấp tronglý thuyết này cho rằng quy trình phi tập trung chuyên sâu hóa là một sự lựa chọn tạo ra sự hoạtđộng giống như thị trường tự do, ở đó người công dân với tư cách là người mua sẽgặp những cơ quan Nhà nước ở địa phương trong vai trò người bán. Bên cạnh đó, cũngtrong thời hạn này, 1 số ít nước tăng trưởng thuộc OECD đã triển khai cải cách khuvực Nhà nước trải qua những giải pháp phân cấp thị trường như tư nhân hóa cáccông ty đáp ứng dịch vụ công của Nhà nước, được cho phép khu vực ngoài Nhà nướctham gia vào việc đáp ứng dịch vụ công. Hơn nữa, những nước này cũng đã bắt đầunhìn nhận vai trò quan trọng của chính quyền sở tại địa phương và khuyến khích sự thamgia của người dân. Vì vậy, hoàn toàn có thể coi sự phản ứng trước sự hoạt động giải trí kém hiệu quảcủa chính quyền sở tại Trung ương chính là động lực của phân cấp trong những năm1980. Gần đây, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khuynh hướng phân cấp được dẫn dắtbởi một loạt những tác nhân như : nỗ lực tinh giảm cỗ máy hành chính Trung ương, cắtgiảm ngân sách, tăng cường tự do hóa kinh tế tài chính và khuynh hướng thị trường. Ngoài ra, nhiều tổ chức triển khai hỗ trợ vốn quốc tế và tổ chức triển khai hỗ trợ vốn song phương cũng lấyphân cấp làm điều kiện kèm theo để cung ứng hỗ trợ vốn cho những nước tăng trưởng. Họ cho rằngphân cấp hoàn toàn có thể nâng cao hiệu suất cao trong phân chia nguồn lực của Nhà nước nếu quyếtđịnh tiêu tốn được đưa ra ở cấp chính quyền sở tại thấp hơn – cấp phản ứng nhanh nhạyhơn khi những yên cầu của địa phương so với chính quyền sở tại Trung ương ở quá xa về mặtđịa lýTham khảo : “ Thực hiện tốt phân cấp giữa chính quyền sở tại Trung ương và chính quyền sở tại địa phương ” ( CIEM, Trung tâm tin tức Tư liệu, 2010 ) Khóa luận tốt nghiệp 15GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hường1. 2. Khung pháp lý về phân cấp quản lý nhà nước so với đầu tư công1. 2.1. Khung pháp lý về đầu tƣ côngTrong những năm gần đây, Nhà nước đã phát hành nhiều văn bản quy phạmpháp luật khác nhau nhằm mục đích cải tổ môi trường tự nhiên đầu tư ở Việt Nam nói chung vàĐTC nói riêng. Một số luật tương quan như : Luật Ngân sách chi tiêu Nhà nước số01 / 2002 / QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc Hội ; Luật Đầu tư số 59/2005 / QH11 ngày29 / 11/2005 của Quốc hội ; Luật Doanh nghiệp số 60/2005 / QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội ; Luật Xây Dựng số 16/2003 / QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội ; Luật Đấu thầu số 61/2005 / QH11 được Quốc hội trải qua ngày 29/11/2005 ; LuậtĐất đai số 13/2003 / QH11 được Quốc hội trải qua ngày 26/11/2003 ; Luật Phòngchống tham nhũng số 55/2005 / QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội ; Luật Thựchành tiết kiệm chi phí chống tiêu tốn lãng phí số 48/2005 / QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội ; Luật Quản lý nợ công số 29/2009 / QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội ; Luật Quảnlý, sử dụng gia tài Nhà nước số 09/2008 / QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội, Bên cạnh đó, riêng so với những hoạt động giải trí ĐTC được kiểm soát và điều chỉnh bằng những Nghịquyết của Quốc hội, Nghị định, Quyết định của nhà nước và TT Chính Phủ, như : Nghịđịnh số 52/1999 / NĐ-CP ngày 8/7/1999 của nhà nước về quy định quản lý đầu tư vàxây dựng, trong đó lao lý về nội dung kế hoạch đầu tư, quản lý đầu tư những dự án Bất Động Sản ( sau đó phát hành thêm những Nghị định để sửa đổi, bổ trợ Quy chế này, gồm : Nghịđịnh số 12/2000 / NĐ-CP ngày 5/5/2000 của nhà nước về việc sửa đổi, bổ trợ mộtsố Điều của quy định quản lý đầu tư và thiết kế xây dựng ; Nghị định 07/2003 / NĐ-CP ngày30 / 1/2003 về sửa đổi, bổ trợ một số ít điều của Quy chế quản lý đầu tư và xâydựng ) ; Nghị định số 16/2005 / NĐ-CP ngày 7/3/2005 của nhà nước về quy định quảnlý đầu tư thiết kế xây dựng khu công trình và Nghị định 112 / 2006 sửa đổi, bổ trợ 1 số ít điềucủa Nghị định 16 ; Nghị định số 131 / 2006 / NĐ-CP ngày 9/11/2006 của nhà nước vềquy chế quản lý sử dụng nguồn vốn ODA ; Nghị định số 113 / 2009 / NĐ-CP ngày15 / 12/2009 về giám sát nhìn nhận đầu tư ; Nghị định 24/2011 / NĐ-CP ngày 5/4/2011 sửa đổi một số ít điều của Nghị định số 108 / 2009 / NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tưtheo hình thức BOT, BTO, BT ; Nghị định số 15/2013 / NĐ-CP ngày 06/02/2013 củaTrước Nghị định 108 là Nghị định 78/2007 / NĐ-CP Khóa luận tốt nghiệp 16GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh HườngChính phủ về quản lý chất lượng khu công trình kiến thiết xây dựng ; Quyết định số 135 / 2009 / QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của TT Chính Phủ về phát hành Quy chế quản lý, quản lý và điều hành thực hiệncác chương trình MTQG ; Quyết định 210 / 2009 / QĐ-TTg của TT Chính Phủ về nguyên tắc, tiêu chuẩn và định mức phân chia đầu tư từ ngân sách Nhà nước ; Ngoài ra, còn có cảhệ thống Thông tư hướng dẫn những nội dung đơn cử của những Bộ quản lý chuyên ngànhnhư Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nhìn chung, những văn bản quy phạm pháp luật kể trên đã và đang là cơ sở pháplý quan trọng để quản lý đầu tư nói chung và hoạt động giải trí ĐTC nói riêng, đồng thờiviệc thi hành những luật này đã mang lại 1 số ít tác dụng nhất định. Tuy nhiên, quaquá trình tiến hành thực thi cho thấy một trong những yếu tố tác động ảnh hưởng đến hiệuquả ĐTC thời hạn vừa mới qua là do mạng lưới hệ thống pháp lý về ĐTC còn chưa hoàn chỉnhvà chưa phân phối với nhu yếu thực tiễn. Những vướng mắc trong khung pháp lý về đầutư lúc bấy giờ, đơn cử là : – Nhiều văn bản Luật kiểm soát và điều chỉnh hoạt động giải trí ĐTC chưa thật đơn cử, rõ ràng, đồng nhất và khá đầy đủ. Ví dụ, Luật NSNN ( 2002 ) có pháp luật về chi đầu tư tăng trưởng ( Điều 31 ), trong đó có chi đầu tư kiến thiết xây dựng những khu công trình kiến trúc KT-XHkhông có năng lực tịch thu vốn do TW quản lý. Tuy vậy, Luật NSNN chỉ quy địnhkế hoạch NS hàng năm, không có pháp luật về kế hoạch sắp xếp nguồn vốn trung vàdài hạn ( 3-5 năm ) theo những dự án Bất Động Sản đầu tư. Bên cạnh đó, Luật này cũng chưa quy địnhđầy đủ việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu nhà nước, công trái, vốn vay ODA chocác dự án Bất Động Sản đầu tư. Ngoài ra, Luật NSNN có đưa ra pháp luật ngân sách phân chia chocác khu công trình tiềm năng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng chưa lao lý vềtrình tự thủ tục phê duyệt, quy trình giám sát việc thực thi và nhìn nhận dự án Bất Động Sản ĐTC.Luật Đầu tư ( 2005 ) lao lý về việc quản lý hoạt động giải trí đầu tư nhằm mục đích mục đíchkinh doanh, trong đó có pháp luật về phần vốn Nhà nước đầu tư cho mục tiêu kinhdoanh. Luật Đầu tư chưa có những lao lý tương quan tới việc sử dụng NSNN và cácnguồn vốn khác của Nhà nước đầu tư vào những dự án Bất Động Sản không nhằm mục đích mục tiêu kinhdoanh và không có năng lực tịch thu vốn ( đầu tư công ). Như vậy, những dự án Bất Động Sản ĐTCcũng không chịu sự chế tài của Luật này. Tham khảo Vũ Tuấn Anh, 2010 và báo cáo giải trình của Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư ( Bộ KH&ĐT ), Báo cáophục vụ Hội thảo “ Tái cơ cấu tổ chức đầu tư công ” 12/2010 ở Huế ) Khóa luận tốt nghiệp 17GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh HườngLuật Xây dựng ( 2003 và sửa đổi 2009 ) được phát hành để quản lý hoạt độngxây dựng, trong đó có những pháp luật mang tính nguyên tắc về trình tự, thủ tục lập, đánh giá và thẩm định, phê duyệt, giám sát và nhìn nhận những dự án Bất Động Sản đầu tư kiến thiết xây dựng khu công trình. Tuy vậy, nhiều nội dung quan trọng liên quan tới quản lý đầu tư như : kế hoạch đầutư, phân chia và quản lý vốn, tổ chức triển khai quản lý quy trình đầu tư từ khâu quy hoạch đếnkhâu quản lý khai thác, sử dụng dự án Bất Động Sản, chưa được lao lý trong Luật này. Luật Đấu thầu ( 2005 ) pháp luật những hoạt động giải trí đấu thầu để lựa chọn nhà thầuthực hiện dự án Bất Động Sản đầu tư ( dự án Bất Động Sản từ 30 % vốn Nhà nước trở lên cho đầu tư tăng trưởng ; dự án Bất Động Sản sử dụng vốn Nhà nước để shopping gia tài ). Tuy vậy, Luật này không quyđịnh thủ tục lập và trình duyệt dự án Bất Động Sản đầu tư dùng vốn Nhà nước. Luật Quản lý, sử dụng gia tài Nhà nước ( 2008 ) lao lý về chính sách quản lý vàsử dụng thông tin tài khoản Nhà nước tại cơ quan, tổ chức triển khai, cơ sở hoạt động giải trí sự nghiệp. Luậtnày chưa pháp luật đơn cử về quản lý, khai thác những khu công trình kiến trúc kĩthuật và hạ tầng xã hội. – Chưa có một văn bản Luật thống nhất kiểm soát và điều chỉnh hàng loạt quy trình ĐTC ( mộtvăn bản Luật riêng ) làm cơ sở pháp lý cho việc tiến hành triển khai và quản lý đầutư sử dụng nguồn vốn Nhà nước ( sử dụng nguồn vốn Nhà nước không nhằm mục đích mụcđích kinh doanh thương mại và sử dụng cho cả mục tiêu kinh doanh thương mại ). Hiện nay, có quá nhiềucác lao lý tương quan đến hoạt động giải trí ĐTC nằm ở những văn bản quy phạm pháp luậtkhác nhau, vì thế sẽ có những khoảng trống hoặc chồng lên nhau, và đồng thời gâykhó khăn cho công tác làm việc tra cứu và thi hành. – Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa xác lập rõ nhu yếu QLNNvề hoạt động giải trí ĐTC, đối tượng người dùng và nội dung quản lý trong những khâu quy hoạch, kếhoạch, sẵn sàng chuẩn bị đầu tư, tiến hành thực thi dự án Bất Động Sản, quản lý sử dụng vốn, quản lýkhai thác dự án Bất Động Sản, Bên cạnh đó, việc phân định nghĩa vụ và trách nhiệm của những chủ thể thamgia vào quy trình quản lý ĐTC chưa được rõ ràng, vì thế khi có sai phạm rất khóxác định được chủ thể có tương quan đến sai phạm trong quy trình quản lý. Ngoài ra còn thiếu những chế tài đơn cử để bảo vệ việc chấp hành kỷ cương, kỷluật trong đầu tư công, để khắc phục thực trạng đầu tư phân tán, kém hiệu suất cao. Khóa luận tốt nghiệp 18GVHD : ThS. Nguyễn Nam Hải SVTH : Ngô Thị Thanh Hường1. 2.2. Khung pháp lý về phân cấp quản lý nhà nƣớcTrong suốt hơn thập kỷ vừa mới qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực lớn trong phâncấp QLNN, đặc biệt quan trọng trong QLNN về kinh tế tài chính. Năm 2004, việc phát hành Nghị quyết08 / 2004 / NQ-CP của nhà nước về liên tục tăng cường phân cấp QLNN giữa chínhphủ và chính quyền sở tại tỉnh, thành phố thường trực TW được coi là một bước tiến quantrọng về thể chế hóa việc phân cấp giữa TW và địa phương. Thứ nhất, Nghị quyết 08 có sơ lược về tình hình phân cấp giữa Trung ương vàđịa phương. Trong đó có đưa ra 1 số ít hạn chế và bất hài hòa và hợp lý trong quy trình đổimới phân cấp như sau : – Phân cấp nhưng chưa bảo vệ quản lý thống nhất, còn biểu lộ phân tán, cục bộ ; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm ; chưa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra so với những việc đã phân cấp cho địa phương. – Chưa phân định rõ ràng, đơn cử trách nhiệm, thẩm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗicấp chính quyền sở tại trong việc triển khai tính năng quản lý nhà nước, tổ chức triển khai cung cấpdịch vụ công, đại diện thay mặt chủ sở hữu so với những tổ chức triển khai kinh tế tài chính nhà nước và tài sảnnhà nước. Chưa xác lập rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá thể đối vớinhững trách nhiệm đã được phân cấp. – Phân cấp trách nhiệm cho cấp dưới, nhưng chưa bảo vệ tương ứng những điềukiện thiết yếu để thực thi, còn thiếu sự ăn khớp, đồng nhất giữa những ngành, những lĩnhvực có tương quan, chưa tạo điều kiện kèm theo trong thực tiễn cho địa phương dữ thế chủ động cân đối cácnguồn lực và những nhu yếu đơn cử của mình. – Một số nội dung phân cấp đã được pháp lý pháp luật nhưng chậm đượctriển khai thực thi hoặc triển khai không triệt để. Mặt khác, những quy định phân cấphiện hành chưa tương thích với thực tiễn của mỗi khu vực, vùng chủ quyền lãnh thổ, chưa phânbiệt rõ sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn. Thứ hai, Nghị quyết 08 còn đưa ra tiềm năng của phân cấp là “ Tiếp tục đẩymạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa nhà nước và chính quyền sở tại cấp tỉnh, giữachính quyền địa phương những cấp nhằm mục đích phát huy tính năng động, phát minh sáng tạo, quyền tựchủ, tự chịu nghĩa vụ và trách nhiệm của chính quyền sở tại địa phương trên cơ sở phân định rõ, cụ thểnhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cấp trong cỗ máy chính quyền sở tại nhà nước ,