Tết với mỗi người Việt là thời điểm đặc biệt, khi mọi người trong gia đình được nghỉ ngơi, quây quần bên nhau trông nồi bánh trưng, trò chuyện về công việc trong một năm hoặc thể hiện tình cảm với đấng sinh thành. Đúng với ý nghĩa to lớn đó, đây chính là cơ hội tốt để các công ty, doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch marketing cho sản phẩm của mình thông qua quảng cáo Tết. Liệu quảng cáo Tết 2020 sẽ bùng nổ hay không? Cùng chờ đón nhé!
Quảng cáo Tết của Neptune “chạm” tới trái tim khán giả
Table of Contents
Khai thác khía cạnh tình cảm
Khai thác khía cạnh tình cảm trong các quảng cáo Tết đã trở thành một xu hướng từ lâu. Tuy nhiên, chiến dịch quảng cáo của hãng Neptune với slogan “Về nhà đón Tết, gia đình là trên hết” thực sự là bước ngoặt. Sau chỉ hai tuần xuất hiện, đoạn quảng cáo đã thu hút hơn 200 ngàn lượt xem và nhận được phản hồi tích cực từ khán giả. Sự sáng tạo của doanh nghiệp đã được đánh giá cao. Nếu bạn đã xem quảng cáo này, chắc chắn bạn cũng hiểu lý do người xem lại cảm thấy hứng thú và yêu thích như vậy.
Quảng cáo Tết năm 2015 khai thác tinh thần tương thân tương ái của người Việt
Trong chiến dịch quảng cáo Tết của Omo năm 2015, chúng ta cũng được cảm nhận không khí năm mới đang đến gần. Với tinh thần tương thân tương ái, Omo đã mang đến cho người xem những cảm xúc thiện cảm và khơi dậy nét đẹp trong lòng mỗi người Việt. Hình ảnh cô bé học sinh tìm cách giúp đỡ cụ già bán được nhiều tò he hơn để có tiền về quê ăn Tết với con cái, dù chiếc áo bị lấm lem màu vẽ đã khiến người xem xúc động. Khẩu hiệu mà những đứa trẻ tạo nên “Với chúng ta Tết đã đến gần. Với ông cụ, Tết cách xa ngàn cây số” ám ảnh khán giả và giúp họ hiểu được rằng “Trong khi mình được sum họp với gia đình thì ngoài xã hội vẫn còn rất nhiều người phải mưu sinh kiếm sống”.
Tại sao quảng cáo Tết mang đến hiệu quả tuyền thông cao?
1. Đánh trúng tâm lý người Việt:
Tết là thời điểm thiêng liêng để mọi người sum họp với nhau. Vì vậy, những quảng cáo của Neptune hay Omo khiến mọi người “thổn thức”, tạo chặt thêm mối quan hệ trong gia đình, tình cảm giữa bố mẹ và con cái.
2. Mang lại giá trị nhân văn cao đẹp:
Khi xem quảng cáo Tết, mọi người không chỉ cảm thấy yêu thương gia đình hơn, mà còn nhận ra trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đoạn quảng cáo Tết của Samsung với thông điệp “Tết trao niềm vui, lộc về gấp bội” đang phát sóng dịp Tết 2015 đã thu hút hơn 300 nghìn lượt xem chỉ sau thời gian ngắn. Trong đoạn phim, chiếc điện thoại mà chàng trai tặng cô lao công không chỉ chứa đựng sự quan tâm chân thành, mà còn mang ý nghĩa gửi trao một món quà thực sự có giá trị. Niềm vui không chỉ làm người khác hạnh phúc, mà còn tạo niềm vui và lộc cho bản thân.
3. Tôn vinh giá trị truyền thống của dân tộc:
Ở thời đại hiện đại này, con người lại hướng đến những giá trị truyền thống, những thứ đang dần biến mất. Quảng cáo Tết đề cao những giá trị truyền thống như gói bánh chưng, trò chuyện bên bếp lửa hồng, làm cây nêu… đi sâu vào lòng người xem.
4. Thoát khỏi khuôn mẫu tiếp thị sản phẩm:
Quảng cáo Tết không chỉ tập trung vào tiếp thị công dụng, chức năng của sản phẩm. Trái lại, trong các quảng cáo của Neptune, Omo, Samsung hay Pepsi, sản phẩm chỉ là phương tiện để truyền tải thông điệp, tình yêu thương. Cách làm này giúp quảng cáo hiệu quả mà không gây cảm giác phản cảm, đồng thời quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi.
5. Mang đến không khí năm mới:
Quảng cáo Tết tạo cảm giác một cái Tết nữa lại đến gần. Những giai điệu những bài hát đầy ươm mơ như “Đào tươi thắm, mai vàng khoe sắc dáng xuân. Nhiều quà Tết cũng vui mà sao bằng niềm vui bố về…” cùng hình ảnh trang phục ngày Tết, cây đào, quất, mai vàng, pháo hoa, bữa cơm tất niên khiến mọi người háo hức.
Ngoài những lợi ích truyền thông, quảng cáo Tết còn giúp giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Hình ảnh những đứa trẻ giúp sức người lớn quét dọn nhà cửa hay giúp cụ già bán kẹo để kiếm tiền về quê mang đến nhiều ý nghĩa nhân văn.
Hy vọng với bài viết này, bạn cũng sẽ tạo cho mình một chiến dịch quảng cáo Tết “chạm” tới trái tim người xem. Và hãy cùng chờ đón những quảng cáo Tết 2020 thật độc đáo nhé!