Quadrant |
Góc toạ độ/ góc phần tư. |
|
Quadratic equation |
Phương trình bậc hai |
Một phương trình chứa bình phương của một biến số như luỹ thừa cao nhất. |
Quadratic utility function |
Hàm thoả dụng bậc hai. |
Một HÀM THOẢ DỤNG mà dạng đại số của nó là dạng của một PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI. |
dịch văn bản tiếng Anh kinh tế
Qualitative choice models |
Mô hình lựa chọn định tính. |
Đây là các mô hình đã được đưa ra để giải quyết những dữ liệu phản ứng không liên tục, chẳng hạn như quyết định mua hay không mua xe ô tô, thay đổi việc làm, hoặc đi học đại học. |
Quantity theory of money |
Lý thuyết định lượng về tiền tệ. |
Lý thuyết về CẦU TIỀN TỆ đã tạo nên yếu tố quan trọng nhất của phân tích kinh tế vĩ mô trước của Keynes: Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (1936). |
Quartile |
Tứ phân vị. |
Một phương tiện xác định vị trí của dữ liệu hoặc phân phối mẫu. |
Quasiliquid asset |
Tài sản bán thanh toán. |
|
Quasi-option value |
Giá trị của hợp đồng mua bán trước. |
Xem OPTION VALUE. |
Quasi-rent |
Tiền thuê giả. |
Thu nhập của một người bán một loại hàng hoá hoặc dịch vụ quá mức và trên CHI PHÍ CƠ HỘI có thể xảy ra khi hàng hoá đó tạm thời được cung cấp với lượng cố định. |
Quesnay, Francois |
(1694-1774). |
Nhân vật chủ yếu trong nhóm các nhà kinh tế học Pháp ở thế kỷ XVIII được gọi là những người theo chủ nghĩa TRỌNG NÔNG. Là một bác sĩ phẫu thuật, tác phẩm của ông về kinh tế học xuất hiện trong BÁCH KHOA TOÀN THƯ năm 1756 và 1757, TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP, THƯƠNG NGHIỆP VÀ TÀI CHÍNH năm 1765 và 1767, và BIỂU KINH TẾ (1758). LÀ người chống lại trường phái TRỌNG THƯƠNG, ông sớm ủng hộ các ưu điểm tự do cạnh tranh trong công nghiệp. Bài Biểu kinh tế đã đưa ra một mô hình trao đổi giữa ba giai cấp xã hội: địa chủ, công nhân nông nghiệp và cái gọi là giai cấp “không sinh lợi”. Chỉ nông nghiệp là có khả năng sản xuất số thặng dư so với các yêu cầu tiêu dùng và do đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế. Biểu kinh tế đưa ra mô hình ĐẦU VÀO ĐẦU RA của nền kinh tế cho thấy thặng dư hoặc sản phẩm dòng được phân phối thế nào giữa 3 giai cấp. Như vậy nó là tiền thân của mô hình tái sản xuất của C.Mác và mô hình phức tạp hơn nhiều của WASSILY LEONTIEF. Quesnay đề xuất rằng do nông nghiệp là nguồn của cỉa cuối cùng, cho nên tài chính công cộng có thể đơn giản hoá rất nhiều bằng một thứ thếu duy nhất đánh vào nôn nghiệp. Sự ủng hộ của ông đối với tự do kinh doanh và cạnh tranh không hạn chế đã có ảnh hưởng đến kinh tế học cổ điển Anh và đặc biệt đến ADAM SMITH. |
Quick assets ratio |
Tỷ lệ tài sản dễ chuyển hoán. |
Đây là tỷ số tài sản dễ chuyển hoán với số nợ hiện đại. Tài sản dễ chuyển hoán là tiền mặt, phần lớn các đầu tư có kỳ hạn có thể thực hiện nhanh chóng và tài khoản các khoản phải thu trừ nợ khó đòi. |
Quick-disbursing fundss |
Tiền ký phát nhanh. |
|
Quintile |
Thành năm phần bằng nhau. |
|
Quits |
Số người bỏ việc. |
Những nhân viên tự nguyên rời bỏ công việc hiện tại để thay đổi công việc hoặc để rút khỏi lực lượng lao động. |
Quota |
Hạn nghạch. |
Một giới hạn bắt buộc đặt ra đối với số lượng hàng hoá sản xuất hoặc mua. |
Quoted companies |
Các công ty được niêm yết giá. |
Những công ty mà vốn cổ phiếu có thể được bán tự do ở SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN. Ở London, việc giao dịch có được quy chế như vậy đòi hỏi phải đưa ra một thông báo giá của Uỷ ban niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán. |
Quotient rule |
Quy tắc thương số. |
Một quy tắc để xác định đạo hàm của một hàm số theo một biến số, trong đó hàm số bao gồm thương (nghĩa là tỷ lệ) giữa hai hàm số riêng rẽ của biến số. |
R and D |
Nghiên cứu và triển khai. |
Xem RESEARCH AND DEVELOPMENT. |
R,D and D |
Nghiên cứu, triển khai và trình diễn. |
Xem RESEARCH AND DEVELOPMENT. |
R2 |
Hệ số xác định. |
Xem COEFFICIENT OF DETERMINATION. |
Radcliffe Committee |
Uỷ ban Radcliffe. |
“Uỷ ban về sự hoạt động của hệ thống tiền tệ” được thành lập năm 1957, do luật gia, huân tước Radcliffe làm chủ tịch, Uỷ ban này đã tường trình năm 1959 (Báo cáo Cmnd.827). Ủy ban trong đó có hai nhà kinh tế học xuất sắc, giáo sư Alec Cairncross và giáo sư R.S.Sayers đã tiến hành một cuộc khảo sát phạm vi rộng và có thẩm quyền về hệ thống tiền tệ và tài chính. |
Radical economics |
Kinh tế học cấp tiến. |
Tên chung cho các tác phẩm theo truyền thống xã hội chủ nghĩa hoặc Macxits, liên quan chủ yếu đến chủ nghĩa Mác nhưng chấp nhận và sử dụng các nguồn tư tưởng khác, chẳng hạn như thuyết vô chính phủ và thuyết tự do bình đẳng. Những tác phẩm này thường được gọi là “cánh tả mới”. |
Raider firm |
Hãng thu mua. |
Là một công ty có tiềm năng củng cố địa vị như sự thu mua đối với một công ty khác. |
Ramdom events |
Các biến cố ngẫu nhiên. |
|
Ramsey pricing |
Định giá Ramsay. |
Đã được sử dụng rộng rãi trong thyết ngoại ứng môi trường, một qui tắc có thể cần thiết áp dụng cho mội mức giá trong một nền kinh tế, khi ít nhất có một thứ hàng hoá là hàng công cộng không thể cạn kiệt được. |
Random coefficient models |
Các mô hình hệ số ngẫu nhiên. |
Xem VARIABLE PARAMETER MODELS. |
Random sample |
Mẫu ngẫu nhiên. |
Một mẫu mà tư cách của các thành viên được xác định bằng xác suất và là nơi một quan sát được thực hiện một cách độc lập đối với tất cả các quan sát khác ở mẫu này. |
Random variable |
Biến ngẫu nhiên. |
Một biến chấp nhận những trị số tuỳ theo phân phối xác suất của nó. |
Random walk |
Bước ngẫu nhiên. |
Một thí dụ về mô hình dãy thời gian trong đó giá trị hiện tại của một biến số bằng giá trị mới nhất của nó cộng thêm một yếu tố ngẫu nhiên. |
Rank correlation |
Tương quan bậc. |
Phương pháp đo mức độ mà hai biến số liên quan với nhau, không nhất thiết theo giá trị mà theo bậc. |
Rank of a matrix |
Hạng của ma trận. |
Con số tối đa của hàng hay cột độc lập tuyến tính của ma trận. |
Ranking of projects |
Xếp hạng các dự án. |
Xem MUTUALLY EXCLUSIVE, PROJECTS, CAPITAL RATIONING. |
Rank-tournament compensation rule |
Quy tắc đền bù theo xếp hạng thi đua |
Một quy tắc theo đó việc người chủ thanh toán cho nhân viên phụ thuộc vào thứ hạng của nhân viên đó trong cuộc ganh đua. |
Range |
Dải, khoảng. |
Một thước đo mức độ phân tán của một mẫu các quan sát hoặc của một sự phân phối được tính như chênh lệch giứa các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biến số đó. |
Range (of a good) |
Phạm vi (của một hàng hoá). |
Trong kinh tế học, vùng khoảng cách tối đa mà người ta sẽ đi để mua một hàng hoá cụ thể nào đó. |
Range of values |
Miền giá trị. |
|
Ratchet effect |
Hiệu ứng bánh cóc. |
Xem RELATIVE INCOME HYPOTHESIS. |
Rate capping |
Hạn chế tỷ lệ chi tiêu. |
Một thủ tục mà Bộ trưởng Môi trường của Anh dùng để hạn chế tỷ lệ gia tăng chi tiêu của nhà chức trách địa phương. Thủ tục này được coi như biện pháp thay thế cho các phương pháp truyền thống để kiểm soát sự chi tiêu của chính quyền địa phương chẳng hạn như việc điều hành TỶ LỆ HỖ TRỢ BẰNG TRỢ CẤP. |
Rate of commodity |
Tỷ lệ thay thế hàng hoá. |
Xem MARGINAL RATE OF SUBSTITUTION. |
Rate of interest |
Lãi xuất. |
Giá cả của dịch vụ tiền tệ. |
Rate of return |
Tỷ suất lợi tức. |
Một khái niệm chung nói đến số Tiền thu được từ sự đầu tư vốn, khi tiền này được coi như một phần của kinh phí. |
Rate of return on investment |
Suất sinh lợi từ đầu tư. |
|
Rate of time preference |
Tỷ lệ ưu tiên thời gian. |
Xem TIME PREFERENCE. |
Rate support grant |
Trợ cấp nâng mức thuế. |
Một cơ chế để chuyển vốn từ chính phủ trung ương cho các chính quyền địa phương ở Anh. Ngày nay sự trợ cấp cho các chính quyền này tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của các chính quyền địa phương ở Anh. |
Rateable value |
Giá trị có thể đánh thuế. |
|
Rates |
Thuế địa ốc. |
Một hứ thuế dựa trên giá trị có thể bị đánh thuế của đất đai và nhà ở, đã được thay thế bằng phí cộng đồng vào cuối những năm 80 ở Anh. Khi áp dụng PHÍ CỘNG ĐỒNG cho cá nhân thì một thuế kinh doanh đồng nhất được áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Trong khi mà trước đó mức thuế tính theo đồng bảng do các doanh nghiệp đã trả thay đổi tuỳ theo từng chính quyền địa phương thì loại thuế đồng nhất có nghĩa là mọi doanh nghiệp ở trong nước sẽ thanh toán cùng mức thuế tính theo đồng bảng, mặc dù hiện nay có sự thay đổi giữa Scotland, Anh và Xứ Wales. |
Rational expectations |
Kỳ vọng duy lý. |
Đó là sự áp dụng phần chủ yếu của hành vi duy lý tối đa hoá vào việc thu thập và xử lý thông tin cho mục đích tạo nên một quan điểm về tương lai. |
Rational lags |
Trễ hữu tỷ; Trễ hợp lý. |
Một công thức TRỄ PHÂN PHỐI trong đó, các giá trị kế tiếp của một biến số đã bị trễ được xác định bằng tỷ lệ của hai mô hình trễ đa thức. |
Rationality |
Tính duy lý. |
Hành vi của một tác nhân kinh tế (người tiêu dùng, chính phủ …) nhất quán với một loạt các quy tắc chi phối các sở thích. |
Rationing |
Chia khẩu phần. |
Bất cứ phương pháp nào phân bổ một sản phẩm hoặc dịch vụ khan hiếm khác với cách dùng của cơ chế giá. |
Rawlsian justice |
Bằng đẳng Rawls |
Một cách tiếp cận vấn đề của một xã hội bình đẳng, và đặc biệt là BÌNH ĐẲNG PHÂN PHỐI được phát triển bởi nhà triết học John Rawls ở đại học Harvard, ông lập luận rằng bình đẳng xã hội là xã hội mà trong đó có thể lựa chọn nếu họ bị chi phối hoàn toàn bởi quyền lợi cá nhân. |
Reaction functions |
Các hàm phản ứng. |
Giúp cho doanh nghiệp xác định giá trị tối ưu cho một biến số lựa chọn khi biết được giá trị này của các hãng cạnh tranh. |
Real / relative price |
Các giá thực tế/ tương đối. |
|
Real balance effect |
Hiệu ứng số dư tiền. |
Cụm thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả trường hợp khi cầu đối với hàng hoá thay đổi do có sự thay đổi số dư tiền thực tế. |
Real balance effect |
Ảnh hưỏng của số dư tiền thực/ hiệu ứng tiền thực. |
|
Real cost approach to international trade |
Phương pháp chi phí thực tế đối với thương mại quốc tế. |
Học thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo được dựa trên một phương pháp chi phí thực tế. |
Real interest rate. |
Mức lãi suất thực tế. |
|
Real money balances |
Các số dư tiền thực tế. |
Là giá trị của các lượng tiền được nắm giữ được xác định bằng số lượng hàng hoá và dịch vụ mà chúng có thể mua được. |
Real national output |
Sản lượng quốc dân thực tế. |
Giá trị của tổng sản lượng – THU NHẬP QUỐC DÂN – được tính theo “giá cố định” – tức là trừ đi tỷ lệ lạm phát chung để tính được hiệu quả thực tế của việc sử dụng các nguồn lực. |
Real prices and real income |
Giá thực tế và thu nhập thực tế |
|
Real wages |
Tiền lương thực tế. |
Là tiền lương được tính theo giá trị hàng hoá và dịch vụ mà số tiền đó có thể mua được. |
Receipt |
Số thu. |
|
Receiver |
Người tiếp nhận (tài sản). |
Là người được bổ nhiệm để tiếp quản tài sản của một con nợ, đồng thời thu nhận hoa lợi từ tài sản nói trên nhằm thanh toán nợ. |
Recession |
Suy thoái. |
Là giai đoạn giảm sút của chu kỳ thương mại xảy ra sau một đỉnh điểm và kết thúc tại điểm thấp nhất của chu kỳ. |
Recessionary gap |
Hố, khoảng trống suy thoái. |
|
Reciprocal |
Số nghịch đảo. |
Là một số có số mữ âm một. |
Reciprocal demand |
Cầu qua lại. |
Là cầu của một nước đối với hàng hoá của một nước khác trong quan hệ trao đổi hàng giữa hai nước. |
Reciprocal Trade Argreements Act of 1934 (RTA) |
Đạo luật năm 1934 về các hiệp định Thương mại qua lại. |
Đạo luật thuế quan Smoot-Hawley năm 1930 đã áp đặt biểu thuế nhập khẩu cao đến mức các hoạt động thương mại quốc tế của Hoa Kỳ hầu như không có. Đến năm 1962, tác động của RTA đã làm giảm mức thuế quan trung bình xuống còn 11,1%. Năm 1990, mức thuế quan trung bình cho hàng công nghiệp chỉ còn ở mức 5%. |
Recognition lag |
Trễ trong nhận thức. |
Lag khoảng thời gian kể từ từ khi một yếu tố có khả năng gây bất ổn xảy ra cho đến khi nó được các nhà hoạch định chính sách nhận định là có khả năng gây bất ổn. |
Recontract |
Tái khế ước. |
Là thoả thuận mà theo đó bên mua hoặc bên bán có thể thay đổi số lượng hàng mua bán nếu biểu giá đã thoả thuận không giúp cho hàng được tiêu thụ hết trên thị trường: số lượng hàng sẽ được điều chỉnh tuỳ thuộc vào việc xảy ra tình trạng dư cầu hay dư cung. |
Recursive model |
Mô hình nội phản. |
Là một mô hình trong đó những giá trị hiện tại của một tập hợp các biến số quyết định giá trị hiện tại của một tập hợp khác trong khi các giá trị trước đó (giá trị trễ) của tập hợp sau lại quyết định các giá trị hiện tại của giá trị trước. |
Recursive residuals |
Số dư nội phản. |
Xem KALMAN FILTERING. |
Redeemable loan stock |
Cổ phần vay có thể hoàn trả. |
Xem FINANCIAL CAPITAL. |
Redeemable securities |
Chứng khoán có thể hoàn trả. |
Có thể là chứng khoán mà sẽ được trả lại – thanh toán – vào một ngày nhất định, hoặc có thể là chứng khoán mà có thể được trả lại tuỳ theo hợp đồng của người vay tiền. |
Redemption yield |
Tổng lợi tức đáo hạn. |
Nếu một nhà đầu tư mua một cổ phiếu có kỳ hạn với giá thấp hơn giá danh nghĩa của nó mà giữ cổ phần đó đến khi đáo hạn thì sẽ được hưởng một khoản lợi tức ngoài tiền lãi hàng năm trả cho cổ phần đó. |
Redistribution |
Tái phân phối. |
Là quá trình điều chính lại sự phân phối (thường là) thu nhập hoặc của cải trong một xã hội. |
Reduced form (RF) |
Dạng rút gọn. |
Là các dạng của một tập hợp CÁC PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG THỜI trong đó các biến số nội sinh đươc biểu thị như là các hàm của các BIẾN SỐ NGOẠI SINH, nghĩa là không có biến số nội sinh nào xuất hiện phía bên phải của các phương trình. |
Redundancies |
Nhân viên thừa. |
Những người mất việc không tự nguyện do yêu cầu về nhân lực của doanh nghiệp giảm. |
Redundancy payments |
Trợ cấp thôi việc. |
Xem SEVERANCE PAY. |
Re-export |
Hàng tái xuất. |
Là hàng được nhập từ một nước sang một nước khác nhưng không được tiêu thụ ở nước nhập hàng đó mà được xuất tới một nước thứ ba. |
Regressand |
Biến phụ thuộc (trong phân tích hồi quy). |
|
Regression |
Hồi quy. |
Là một phép phân tích bằng cách ghép một phương trình hồi quy quy (hoặc một quan hệ toán học) vào một tập hợp các điểm số liệu, thường là bằng phương pháp BÌNH PHƯƠNG TỐI THIỂU THÔNG THƯỜNG, để thiết lập các mối quan hệ kinh tế lượng (ước tính giá trị của các thông số), hoặc để kiểm định các giả thiết kinh tế. |
Regressive expectations |
Kỳ vọng hồi quy. |
Là kỳ vọng cho rằng sự biến đổi của giá trị thực tế của một biến số tách ra khỏi giá trị tại điểm cân bằng của nó, thường là một giá trị mới, sẽ được tiếp nối bởi việc quay trở lại giá trị tại điểm cân bằng. |
Regressive tax |
Thuế luỹ thoái. |
Là trường hợp thuế suất trung bình giảm khi thu nhập tăng lên. |
Regressor |
Ước tính hồi quy. |
Là một BIẾN ĐỘC LẬP trong một phép phân tích hồi quy. |
Regret matrix |
Ma trận hối tiếc. |
Xem MINIMAX REGRET. |
Regulation |
Sự điều tiết. |
|
Regulation Q |
Quy chế Q. |
Là một quy chế của Hoa KỲ do HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG đặt ra vào năm 1933 đối với các mức lãi mà các ngân hàng phải trả cho các tiền gửi nhỏ. |
Regulatory capture |
Sự lạm quyền điều tiết; Điều tiết bị trói. |
|
Regulatory policy |
Chính sách điều tiết. |
|
Regional development grant |
Trợ cấp phát triển vùng. |
Là các khoản tiền mà trước đây chính phủ Anh cung cấp cho các hãng tiến hành đầu tư vào sản xuất tại những vùng nào được coi là CÁC KHU VỰC CẦN PHÁT TRIỂN và VÁC KHU VỰC PHÁT TRIỂN ĐẶC BIỆT. Các khoản trợ cấp phát triển khu vực đã dần bị cắt bỉ kể từ tháng 3 năm 1988. |
Regional economics |
Kinh tế học khu vực. |
Kinh tế học khu vực là chuyên nghành phân tích kinh liên quan đến việc phân phối hoạt động kinh tế theo không gian và sự khác nhau về không gian trong kết quả của hoạt động kinh tế. |
Regional emloyment premium |
Trợ cấp tuyển dụng lao động khu vực. |
Là khoản trợ cấp cho các hãng sản xuất tại các khu vực cần phát triển và các khu vực đặc biệt ở Anh từ năm 1967 đến năm 1977 dựa trên cơ sở số công nhân được tuyển dụng, ban dầu là 1,5 bảng cho một công nhân và sau đó là 3 bảng cho một công nhân, hy vọng sẽ khuyến khích các hãng ở các khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao thuê thêm nhiều lao động. |
Regional integration |
Hội nhập khu vực. |
|
Regional multiplier |
Số nhân khu vực. |
Là một phiên bản của số nhân được sử dụng trong việc phân tích các nền kinh tế khu vực. |
Regional policy |
Chính sách khu vực. |
Là một dạng của chính sách kinh tế của chính phủ nhằm điều chỉnh hình thái hoạt động kinh tế hoặc kết quả kinh tế của khu vực. |
Regional wage differentials |
Những chênh lệch tiền lương giữa các khu vực. |
Là những chênh lệch về mức lương trung bình của các nhóm công nhân được phân loại theo khu vực mà họ đang làm việc tại đó. |
Regional wage structure |
Cơ cấu tiền lương theo khu vực. |
Là việc xếp thứ tự các mức lương trung bình của các nhóm công nhân được phân loại theo khu vực mà họ đang làm việc tại đó. |
Registered unemployed |
Những người thất nghiệp có đăng ký. |
Là tổng số người ở Anh đăng ký tại các Văn phòng thất nghiệp để được hưởng trợ cấp. |
Reintermediation |
Tái phí trung gian. |
Xem DISINTERMEDIATION. |
dịch tiếng Anh Việt kinh tế
Relative deprivation |
Cảm giác bị tước đoạt. |
Là một khái niệm được các nhà kinh tế học thể chế vay mượn từ xã hội học để tạo ra nền tảng về hành vi vi mô của quá trình được coi là phi thị trường mà tiền lương được xác định trong đó (Xem SPILLOVER HYPOTHESIS). |
Relative income hypothesis |
Giả thuyết về thu nhập tương đối. |
Là giả thuyết cho rằng tiêu dùng của cá nhân và / hoặc hộ gia đình là hàm số của thu nhập của cá nhân/ hộ gia đình đó trong mối quan hệ với thu nhập của các cá nhân hoặc hộ gia đình khác, đồng thời cũng là hàm số của thu nhập hiện tại trong mối quan hệ với mức thu nhập trong các giai đoạn ngay trước đó. |
Relative price |
Giá tương đối. |
Xem PRICE. |
Relativities |
Chênh lệch lương trong một nghề. |
Là thuật ngữ được sử dụng để mô tả những chênh lệch giữa các mức lương trung bình của các nhóm công nhân trong cùng một nghề, do các nhóm chủ khác nhau trả. |
Renewable resource |
Tài nguyên tái tạo được. |
Là bất cứ tài nguyên nào có khả năng tái tạo lại, một phần hoặc toàn bộ, một cách “tự nhiên”. |
Rent |
Tô, lợi, tiền thuê. |
Xem ECONOMIC RENT. |
Rent gradient |
Gradient tiền thuê. |
Là một mối quan hệ được sử dụng trong KINH TẾ HỌC ĐÔ THỊ, biểu thị mức tô phải trả cho một đơn vị đất đai như một hàm số của khoảng cách từ một điểm tham chiếu nhất định – thường là một thành phố hoặc trung tâm thị xã. |
Rent seeker |
Người kiếm sự đặc lợi. |
|
Rent seeking |
Sự tìm kiếm đặc lợi; Sự tìm kiếm tiền thuê. |
Là việc sử dụng các nguồn lực thực tế nhằm thu được thặng dư dưới hình thức một khoản đặc lợi. |
Rental on capital |
Tiền thuê vốn. |
|
Rentiers |
Chủ cho thuê tài sản; Chủ cho thuê vốn. |
Là những chủ sở hữu vốn mà toàn bộ hoặc hầu hết thu nhập của họ có được từ nguồn này nhưng họ lại chọn cách không áp đặt quyền kiểm soát của mình đối với việc sử dụng nó. |
Replacement cost |
Chi phí thay thế. |
Xem HISTORICAL COST. |
Replacement cost accounting |
Hạch toán chi phí thay thế. |
Là một phương pháp kế toán có điều chỉnh theo những thay đổi về giá cả bằng cách tính lợi nhuận như là khoản chênh lệch giữa giá bán một mặt hàng và chi phí thay thế của nó tại thời điểm bán hàng. |
Replacement investment |
Đầu tư thay thế. |
Là khoản tiền cần thiết để thay thế phần vốn đầu tư cơ bản đã được sử dụng hết trong quá trình sản xuất. |
Replacement ratio |
Tỷ số thay thế. |
Là tỷ số giữa tổng thu nhập ròng (thu nhập cộng với phúc lợi đã trừ thuế và tiền nhà ở, cho phép hoàn trả lại tiền thêu) khi thất nghiệp và tổng thu nhập thuần khi đang làm việc. |
Representative firm |
Hãng đại diện. |
Là một hãng tiêu biểu cho một ngành hay một khu vực của nền kinh tế đang được phân tích. |
Repressed inflation |
Lạm phát bị kiềm chế. |
Là trường hợp việc ấn định giá kiểm soát được tốc độ thay đổi của giá cả mà không tác động đến những xu hướng lạm phát đang diễn ra. |
Required rate of return on capital |
Suất sinh lợi cần có của vốn. |
|
Required real rate of return on capital |
Suất sinh lợi thực tế cần có của vốn. |
|
Required reserve ratio |
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. |
|
Required reserves |
Dự trữ bắt buộc. |
Trong ngành ngân hàng ở Mỹ, các tổ chức nhận tiền gửi phải duy trì một tỷ lệ phần trăm nhất định của số nợ mà các tổ chức này phát hành (về cơ bản gồm có séc, sổ tiết kiệm và giấy chứng nhận tài khoản tiền gửi) dưới dạng số dư nhàn rỗi. |
Resale price mainternance |
Việc duy trì giá bán lẻ. |
Là thoả thuận theo đó các nhà sản xuất xác định một cách độc lập hoặc tập thể những mức giá tối thiểu mà các sản phẩm của họ có thể được bán lại tại các nhà bán buôn và bán lẻ. |
Resale Prices Act 1964 |
Đạo luật năm 1964 về Giá bán lẻ. |
Là Đạo luật của Anh cấm việc duy trì giá bán lẻ bởi một hãng riêng lẻ. |
Research and development (R&D) |
Nghiên cứu và triển khai. |
Là hoạt động nhằm nâng cao trình độ khoa học hoặc kỹ thuật và ứng dụng trình độ đó vào việc tạo ra các sản phẩm mới và phương tiện sản xuất mới cũng như cải tiến các sản phẩm và qui trình sản xuất hiện tại. |
Reservation wage |
Mức lương bảo lưu; Mức lương kỳ vọng tối thiểu. |
Người công nhân tìm việc trên THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG sẽ có một ý tưởng nhất định về mức lương mà anh ta mong muốn hoặc xứng đáng được hưởng, dựa trên mức lương trước đây của anh ta và những đề nghị trả lương được biết đến theo một ý nghĩa kỳ vọng nhất định. |
Reserve assets ratio |
Tỷ lệ tài sản dự trữ. |
Là tỷ lệ tối thiểu mà tất cả các ngân hàng và các CÔNG TY TÀI CHÍNH có quy mô lớn hơn hoạt động tại Anh trong thời gian từ 1971 đến 1981 phải duy trì giữa các tài sản được xác định là hợp lệ và các khoản nợ được xác định bằng cách tương tự là hợp lệ. |
Reserve base |
Cơ số dự trữ. |
Là số lượng những tài sản trong hệ thống tài chính mà xét trên thực tế hoặc về mặt pháp lý, có thể hình thành nên dự trữ của hệ thống ngân hàng, và theo lý thuyết truyền thống về SỐ NHÂN TÍN DỤNG, hình thành nên số bị nhân giúp cho việc sử dụng số nhân để xác định tổng số tiền gửi ngân hàng. |
Reserve currency |
Đồng tiền dự trữ. |
Là tên gọi được đặt cho một ĐỒNG TIỀN nước ngoài mà một chính phủ sãn sàng giữ làm một phần dự trữ của mình; số tiền này được sử dụng để tài trợ cho thương mại quốc tế. |
Reserve ratio |
Tỷ lệ dự trữ. |
Là tỷ lệ giữa một tài sản, hoặc một nhóm các tài sản, được giữ làm quỹ dự trữ so với tổng số các khoản nợ hoặc cam kết nhất định, và xét về một mức độ nào đó thì đây là đối tượng của chính sách hoạt động của các tổ chức có liên quan. |
Residual |
Số dư. |
Chênh lệch giữa một điểm số liệu trên thực tế với giá trị được đưa ra bởi một phương trình ước tính. |
Resiliency |
Tính nhạy bén. |
|
Resource |
Nguồn lực; Nguồn tài nguyên. |
|
Restricted least squares (RLS) |
Bình phương nhỏ nhất hạn chế. |
Là một phương pháp ước tính các thông số của một phương trình, trong đó có tính đến một loại thông tin ưu tiên. |
Restrictive Practices Court |
Toà án về các hoạt động hạn chế. |
Xem RESTRICTIVE TRADE PRACTICES ACT 1956. |
Restrictive Trade Practices Act 1956 |
Đạo luật năm 1956 về những Thông lệ thương mại hạn chế. |
Là đạo luật của Anh quy định việc các hãng sản xuất thoả thuận với nhau để duy trì giá bán lẻ là bất hợp pháp. |
Restrictive Trade Practices Act 1968 |
Đạo luật năm 1968 về những Thông lệ thương mại hạn chế. |
Điểm chính của đạo luật này là một điều khoản nới lỏng việc đăng ký bắt buộc các thoả thuận theo quy định của đạo luật năm 1956 về những Thông lệ thương mại hạn chế. |
Reswitching |
Tái chuyển đổi. |
Trong CUỘC TRANH LUẬN VỀ VỐN, quan điểm cho rằng một phương pháp sản xuất bị từ bỏ khi tỷ lệ lợi nhuận thấp có thể được đưa ra khi tỷ lệ lợi nhuận tăng lên tới những mức cao hơn nhiều, cùng với việc một (hoặc nhiều) Phương pháp sản xuất thay thế có khả năng sinh lợi cao hơn được sử dụng trong giai đoạn chuyển tiếp. |
Retail |
Bán lẻ. |
Là giai đoạn cuối cùng trong dây chuyền phân phối từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. |
Retail banking |
Nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. |
Thuật ngữ này được áp dụng cho các nghiệp vụ ngân hàng chuyền thống do các NGÂN HÀNG THANH TOÁN BÙ TRỪ và ngày càng nhiều các ngân hàng khác tiến hành, thông qua hệ thống chi nhánh của họ tới mọi đối tượng. |
Retail price index (RPI) |
Chỉ số giá bán lẻ. |
Là một chỉ số giá hàng hoá được đề cập đến như là chỉ số giá sinh hoạt. Chỉ số này đo lường những thay đổi tương đối trong các mức giá của một nhóm hàng tiêu dùng cụ thể mà một hộ gia đình trung bình mua một cách thường xuyên. |
Retained earnings |
Thu nhập được giữ lại. |
Xem INTERNAL FINANCE. |
Retention ratio |
Tỷ lệ giữ lại. |
Là tỷ lệ lợi nhuận ròng được tính làm thu nhập giữ lại. |
Retentions |
Các khoản giữ lại. |
Là tên gọi khác của THU NHẬP GIỮ LẠI hoặc LỢI NHUẬN KHÔNG CHIA. |
Return on capital employed |
Lợi tức từ vốn được sử dụng. |
Xem RATE OF RETURN. |
Returns to scale |
Lợi tức theo quy mô. |
Là tỷ lệ mà theo đó sản lượng thay đổi khi số lượng của tất cả các đầu vào thay đổi. |
Revaluation |
Sự nâng giá trị; sự tăng giá. |
Là một thay đổi theo hướng đi lên của sức mua ngang giá đối với một đồng tiền trong một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định. |
Revealed preference |
Sở thích được bộc lộ. |
Là một phương thức tiếp cận học thuyết về cầu của SAMUELSON, dựa trên những nhận định về cách thức mà người tiêu dùng phản ứng đối với những thay đổi về giá cả và thu nhập. |
Revenue |
Doanh thu. |
|
Revenue maximization |
Tối đa hoá doanh thu. |
Xem SALES MAXIMIZATION HYPOTHESIS. |
Reverse dumping |
Bán phá giá ở thị trường nước ngoài. |
Là việc bán một loại hàng hoá ở nước ngoài với một mức giá cao hơn giá mặt hàng đó tại thị trường trong nước để lợi dụng vị trí độc quyền. |
Reverse yield gap |
Chênh lệch nghịch đảo của lợi tức. |
Xem Yield gap. |
Ricardian equivalence theorem |
Định lý Ricardo về tính tương đương . |
Theo định lý này, việc đánh thuế và việc phát hành nợ của nhính phủ, khi được sử dụng như một công cụ tài trợ cho chi tiêu ngắn hạn của chính phủ, đều có các hiệu ứng tương đương với nhau đối với nền kinh tế. |
Ricardo, David |
(1772-1823). |
Là nhà kinh tế học người Anh, được nhắc đến nhiều nhất do học thuyết về TIỀN THUÊ và học thuyết về CHI PHÍ SO SÁNH của ông. Năm 1819, ông được bầu vào Hạ nghị viện. Sự quan tâm của ông đối với kinh tế học bắt đầu từ khi ông đọc tác phẩm Của cải của các dân tộc của Smith mà sau đó trở thành cơ sở cho tác phẩm Giá cao của vàng (1810), trong đó ông lập luận rằng tình trạng lạm phát hiện tại là do việc ngân hàng trung ương Anh không hạn chế được việc phát hành tiền và một uỷ ban chính thức cũng đưa ra một kết luận tương tự vào năm 1811. Tác phẩm chủ yếu của ông là Những nguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế (1817). Ricardo cũng được biết đến vì thành công của ông trong việc tạo ra một “cỗ máy phân tích’ và là người đầu tiên sử dụng phương pháp xây dựng các mô hình phân tích giản đơn dựac trên những giả định táo bạo để áp dụng trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề quan trọng. |
Rights issue |
Phát hành quyền mua cổ phiếu. |
Trong một đợt phát hành cổ phiếu mới của một công ty, các cổ động hiện tại có quyền mua cổ phiếu mơi theo tỷ lệ góp vốn của từng cổ đông, là với những điều kiện ưu đãi. |
Right-to-work laws |
Các luật về quyền được làm việc. |
Ở Mỹ, nơi phát sinh cụm thuật ngữ này, việc buộc công nhân phải gia nhập các nghiệp đoàn là bất hợp pháp và các tiểu ban có quyền cấm việc áp dụng quy định về gia nhập nghiệp đoàn. |
Risk |
Rủi ro. |
Là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một PHÂN PHỐI XÁC SUẤT. |
Risk attitude |
Thái độ đối với rủi ro. |
|
Risk aversion |
Sự sợ rủi ro, không thích rủi ro. |
Là kỳ vọng của nhà đầu tư muốn có lợi tức dự kiến cao hơn để bù đắp sự gia tăng độ rủi ro. |
Risk capital |
Vốn rủi ro. |
Thông thường cụm thuật ngữ này nói đến một khoản vốn được đầu tư vào một doanh nghiệp mà chủ sở hữu của nó chấp nhận rủi ro là công ty có thể bị phá sản. |
Risk character |
Thái độ đối với rủi ro. |
|
Risk Master |
Phần mềm Risk Master |
|
Risk premium |
Tiền bù cho rủi ro, phí rủi ro |
1.Là một khoản bổ sung vào TỶ LỆ CHIẾT KHẤU “thuần tuý” để tính đến sự không chắc chắn của những lợi ích hoặc doanh thu của một dự án trong tương lai; 2.Trong một thế giới không chắc chắn, đó là phần lợi tức bù đắp cho chủ sở hữu vốn về những rủi ro trong việc sử dụng số vốn đó trong kinh doanh. |
Risk-diversification |
Phân tán rủi ro. |
|
Risk-loving |
Thích rủi ro. |
|
Risk-neutrality |
Bàng quan với rủi ro. |
|
Risk-pool |
Chung độ rủi ro; Góp chung rủi ro. |
|
Risk-sharing |
Chia xẻ rủi ro. |
|
Risk-spreading |
Dàn trải rủi ro. |
Xem INSURANCE. |
Rival |
Tính hữu tranh; Tính cạnh tranh (trong tiêu dùng). |
Khi sự tiêu dùng của một cá nhân về một hàng hoá làm giảm số lượng hàng hoá đó mà những người khác có thể tiêu dùng. |
Robbins, Lionel |
(1898-1984). |
Là nhà kinh tế học người Anh và là một nhân vật có nhiều ảnh hưởng, là giáo sư kinh tế tại trường Kinh tế London từ năm 1929 đến năm 1961. Trong thời gian này, Robbins có ảnh hưởng to lớn đối với cả sinh viên lẫn chính phủ, là người đi đầu trong việc hồi sinh tư duy kinh tế “tự do”. Ông nhấn mạnh sự cần thiết về mặt lý thuyết và thực tế giữa kinh tế học CHUẨN TẮC và THỰC CHỨNG. Trong tác phẩm Luận bàn về bản chất và ý nghĩa của khoa học kinh tế (1953), nhấn mạnh đến khía cạnh sự khan hiếm trong mọi hành vi kinh tế. Câu nói nổi tiếng của Robbins đã tóm lại quan điểm này và trở thành một định nghĩa chuẩn về phạm vi nghiên cứu của kinh tế học:”Khoa học nghiên cứu hành vi của con người dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa những mục tiêu và công cụ khan hiếm với những công dụng khác nhau”. |
Robinson, Joan V. |
(1903-1983). |
Nhà kinh tế học người Anh và là một trong những lý thuyết gia kinh tế có ảnh hưởng nhất trong giai đoạn hậu Keynes. Là giáo sư giảng dạy tại trường Đại học Cambrigde (1931-1971). Đóng góp góp quan trọng đầu tiên của bà là sự phê bình và sự diễn giải lại học thuyết truyền thống về giá trị dựa trên khái niệm. Tác phẩm sau này của bà đã chuyển từ phương pháp điểm cân bằng từng phần của Marshall sang phương pháp phân tích cổ điểncủa Keynes về những vấn đề kinh tế vĩ mô năng động, đặc biệt là vấn đề tăng trưởng và phân phối. Tác phẩm Sự tích luỹ vốn (1956), đóng góp quan trọng của bà cho học thuyết tăng trưởng kinh tế, vận dụng tư tưởng của J.Mkeynes, Harrod, C.Mác và David Ricardo. Robinson là một người đi đầu trong những cuộc tranh luận gay gắt về ý nghĩa của vốn vào những năm 50 và 60. |
Robinson-Patman Act |
Đạo luật Robinson-Patman. |
Là đạo luật ra đời năm 1936 để sửa đổi mục 2 của Đạo luật Clayton của Hoa Kỳ. Nội dung chủ yếu của nó là việc cấm đặt các mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau đối với những hàng hoá mà cơ bản giống nhau về chủng loại và chất lượng, trong trường hợp đó tác động sẽ là việc giảm đáng kể mức độ cạnh tranh hoặc có xu hướng độc quyền. |
Robustness of an exchange rate regime |
Tính thiết thực của một chế độ tỷ giá hối đoái. |
|
Roosa effect |
Hiệu ứng Roosa. |
Cụm thuật ngữ này trước đây dùng để chỉ điều mà ngày nay thường được gọi là “HIỆU ỨNG KHOÁ”. Nó được mang tên chủ ngân hàng – Nhà kinh tế học Robert V.Roosa, người đầu tiên ủng hộ ý nghĩa của nó. |
Roots |
Các nghiệm, căn số. |
Các nghiệm của một hàm là các giá trị của biến độc lập làm cho biến phụ thuộc bằng không. |
Rostow model |
Mô hình Rostow |
Một thuyết tăng trưởng kinh tế do giáo sư W.W Rostow đưa ra năm 1961. Ông phân chia quá trình tăng trưởng thành 5 giai đoạn: 1)Xã hội truyền thống; 2)Các điều kiện tiên quyết để cất cánh;3)Cất cánh;4)Tiến tới trưởng thành;5)Giai đoạn tiêu dùng cao. |
Roundaboutness |
Phương pháp sản xuất gián tiếp. |
Thuật ngữ này dùng để chỉ phương pháp sản xuất tốn nhiều thời gian hơn và hiệu quả hơn. Khái niệm năng suất cao hơn của phương pháp sản xuất là giáo lý trung tâm của trường phái Áo trong khi thảo luận vốn. |
Royalties |
Tiền hoa hồng (căn cứ vào kết quả làm việc cá nhân). |
Xem COMPENSATION RULES. |
Royalty |
Thuế tài nguyên. |
Ở Anh, đây là loại thuế phải trả cho chính phủ Anh bởi các tổ chức khai khoáng sản vì mọi quyền khai khoáng đều thuộc về Hoàng gia. Ở nhiều nước, một số hình thức thuế tinh vi hơn và thường căn cứ vào lợi nhuận đang trở nên quan trọng hơn với tư cách là thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên. |
RPI |
Chỉ số giá bán lẻ. |
Xem RETAIL PRICE INDEX. |
Rule-of-thumb |
Quy tắc tự đặt. |
Một công thức hay thủ tục mà tạo cơ sở cho việc ra quyết định của các tác nhân kinh tế. |
Run (a) |
(một) cơn sốt rút tiền. |
|
Rybczcynski theorem |
Định lý Rybczcynski. |
Định lý, do nhà kinh tế Rybczcynski đưa ra, cho rằng nếu trong mô hình HECKSCHER-OHLIN, một trong hai yếu tố sản xuất được tăng để duy trì giá cả hàng hoá và các yếu tố sản xuất không đổi thì lượng hàng hoá dùng nhiều yếu tố sản xuất được tăng lên phải mở rộng sản lượng hàng hoá kia, dùng nhiều hơn trong yếu tố sản xuất không đổi phải giảm xuống. |
Sackings |
Con số sa thải. |
Con số thôi việc có lý do. Một yếu tố trong chu chuyển lao động. |
dịch thuật Anh Việt kinh tế
Salary |
Lương |
Tiền trả cho hầu như toàn bộ công nhân không làm việc chân tay và một số nhân viên làm việc chân tay để đổi lấy cung lao động của họ, thông thường việc thanh toán được tiến hành sau mỗi thánh và, ngược với tiền công của nhân công làm việc chân tay, không thay đổi theo số giờ làm việc hay mức độ nỗ lực trong những giờ làm việc với điều kiện một số nghĩa vụ hợp đồng tối thiểu phải được tôn trọng. |
Sales maximization hypothesis |
Giả thuyết về tối đa hoá doanh thu. |
Do W.J.Baumol, đưa ra giả thiết này là tinh thần thuyết QUẢN TRỊ CỦA HÃNG. |
Sales tax |
Thuế bán hàng. |
Một loại thuế đánh vào giao dịch thị trường. |
Salvage |
Giá trị thanh lý. |
Khi xem xét ngân sách vốn, giá trị của tài sản vốn vào cuối đời dự án phải được xem xét. |
Sample |
Mẫu. |
Mọi tập các quan sát hay các số liệu đo được đối với một biến cụ thể nào đó, mà không gồm tất cả các quan sát có thể có. |
Sample space |
Không gian mẫu. |
|
Samuelson test |
Kiểm định Samuelson. |
Theo kiểm định này thì một trạng thái có khả năng có phúc lợi tốt hơn một trạng thái khác nếu đối với mọi sự phân phối giỏ hàng hoá trong tình trạng thứ nhất có tồn tại một sự phân bổ giỏ hàng hoá thứ hai, trong đó ít nhất có một phúc lợi tăng lên mà không có người nào bị giảm phúc lợi. |
Samuelson, Paul |
(1915-) |
Nhà kinh tế học người Mỹ, giáo sư tại học viện Công nghệ Massachusetts, và là người được giải Nobel về kinh tế năm 1970 vì đã có công nâng cao phân tích tổng quát và mức độ phương pháp luận trong kinh tế học với sự giúp đỡ của toán học. Trong KINH TẾ HỌ ĐỘNG, ông đã nghiên cứu xem một hệ thống kinh tế cư sử như thế nào khi ở bên ngoài điểm cân bằng và một nền kinh tế phát triển như thế nào từ giai đoạn nọ sang giai đoạn kia trong một chuỗi các giai đoạn phát triển. Trong LÝ THUYẾT CỔNG TIÊU DÙNG, cách tiếp cận của ông hoàn toàn đối lập với phương pháp tiếp cân được chấp nhận rộng rãi nhất, đó là việc xây dựng các định lý về hành vi tiêu dùng dựa trên các phương pháp suy diễn, vì ông đã xác định những sở thích trên cơ sở những hành vi quan sát được hay “Những sở thích được bộc lộ” như chúng được gọi. Trong KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ, lập luận của ông về vấn đề chuyển nhượng và những lợi ích thu được từ thương mại đều rất chính xác và là những tuyên bố kinh điển về kinh tế học hiện đại. Mặc dù là người viết nhều, nhưng Samuelson chỉ viết, chứ không phải biên soạn, hai cuốn sách là: Những nền tảng của phân tích kinh tế (1948) và một cuốn sách nhập môn rất thành công là Kinh tế học (1945) và hiện đang được tái bản lần thứ 15. |
Satiation |
Bão hoà. |
Hiện tượng “đã có đủ” một hàng hoá nào đó. |
Satisficing behaviour |
Hành vi thoả mãn. |
Hành vi hướng tới việc đạt được những mức khát vọng trong các mục tiêu ra quyết định và hành vi đó không nhất thiết phải liên quan tới việc tối đa hoá bất kỳ một yếu tố nào. |
Savings |
Tiết kiệm. |
Mọi thu nhập không tiêu dùng vào hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu hiện tại. |
Savings and loan associations |
Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay. |
Các công ty được thành lập dưới hình thức tương hỗ hay cổ phần nhận tiết kiệm từ dân cư và đầu tư chủ yếu vào các khoản cho vay thế chấp. |
Savings function |
Hàm Tiết kiệm. |
Hàm chỉ rõ mối quan hệ giữa tổng tiết kiệm (S) và thu nhập (Y), Tức là S = S(Y). |
Savings-investment approach to the balance of payments |
Phương pháp tiết kiệm – đầu tư đối với cán cân thanh toán. |
Phương pháp tiết kiệm – đầu tư đối với cân bằng cán cân thanh toán tập trung vào mối quan hệ do Keynes nêu ra giữa tiết kiệm và đàu tư để giải thích vị trí của tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán, vì chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. |
Say, Jean-Baptiste |
(1767-1832) |
Là một doanh nhân người pháp trở thành nhà kinh tế học, Say được bổ nhiệm làm chủ nhiệm khoa kinh tế Công nghiệp thuộc trường đại học Convervatoire National des et Métier (1819) và trở thành giáo sư kinh tế năm 1931. Điểm quan trọng trong công trình của ông là việc ông phản đối thuyết giá trị cổ điển dựa trên giá trị lao động của người Anh. Về mặt phương pháp luận, Say là người đi tiên phong trong trường phái TÂN CỔ ĐIỂN và phân tích cân bằng của họ. Say nổi tiếng nhất với lý thuyết về thị trường được ông xây dựng trong cuốn Trait d’economie politique (1803). Say phát hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cung và cầu từ nền kinh tế hàng đổi hàng, tại đó mọi hàng động bán đều liên quan đến cầu về một giá trị tương đương, không tồn tại bất kỳ một dư cung hay cầu nào và không có một hàng hoá nào được sản xuất ra mà không có một mức cầu tiêu thụ nào tương ứng, thành lý thuyết chung về thị trường. |
Scarce currency |
Đồng tiền hiếm. |
Một tên gọi khác của đồng tiền mạnh. |
Scarcity |
Sự khan hiếm. |
Trong kinh tế học, sự khan hiếm thường sử dụng trong trường hợp các nguồn lực sẵn có để sản xuất ra sản phẩm không đủ để thoả mãn các mong muốn. |
Scatter |
Biểu đồ tán xạ. |
Sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. |
Scatter diagram |
Đồ thị rải. |
|
Scenario analysis |
Phân tích tình huống. |
|
Scientific tariff |
Thuế khoa học. |
Thuế hay cấu trúc thuế để đạt được mục tiêu chính sách, thường là phi kinh tế như độc lập quốc gia hay sự sẵn sàng về quân sự, với chi phí tối thiểu cho xã hội. |
Scitovsky paradox |
Nghịch lý Scitovsky. |
Nghịch lý nảy sinh nếu bước chuyển từ phân bổ A sang phân bổ B thể hiện một cải thiện Pareto TIỀM NĂNG nhưng những người chịu thiệt thòi từ bước chuyển này sẽ thu lại từ khi lại chuyển về A để tạo điều kiện cho họ mua chuộc những người được lợi trơe lại từ sự phân bổ ban đầu. |
Scitovsky reversal criterion |
Tiêu chí nghịch đảo Scitovsky. |
Scitovsky lưu ý rằng việc áp dụng kiểm định KALDOR-HICKS có thể dẫn đến quan điểm coi nước B hơn nước A nhưng có khi ở nước B việc áp dụng kiểm định này có thể chỉ ra rằng A tốt hơn B. |
Screening hypothesis |
Giả thiết sàng lọc. |
Lập luận rằng giáo dục ít có tác động trực tiếp đến hiệu quả tăng năng suất lao động mà giáo dục chủ yếu đóng vai trò của một bộ lọc, hay thiết bị sàng lọc mà nhằm phát hiện ra những tài năng sẵn có, sự bền trí, động cơ mà người sử dung lao động thấy hấp dẫn. |
Scrip issue |
Cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hành. |
Xem BONUS ISSUE. |
Schooling functions |
Các hàm giáo dục. |
Mối quan hệ hàm số giữa trình độ học vấn đạt được và các yếu tố quyết định của các trình độ đó. |
Schultz, Theodore W. |
(1902-) |
Nhà kinh tế học và giáo sư tại trường đại học Chicago, ông là đồng tác giả đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1979. Những công trình chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nhưng ông cũng được biết tới như một người tiên phong trong lĩnh vực Vốn nhân lực. |
Schumpeter, Joseph A. |
(1883-1950) |
Sinh trưởng và học tập ở Viên, Schumpeter là một môn đệ của WALRAS chứ không phải trường phái Áo. Ông là người tiên phong trong phân tích CHU KỲ THƯƠNG MẠI và PHÁT TRIỂN KINH TẾ, trong cả hai tác phẩm này, chủ doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm cho việc sáng chế. Hành động của anh ta sau đó sẽ bị bắt chước, như vậy sáng chế và có thể gây ra sự bùng nổ mang lại. Là một tác giả có tầm nhìn lớn, ông lập luận trong cuốn CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ NỀN DÂN CHỦ (1947) rằng chủ nghĩa tư bản sẽ nhường chỗ cho chủ nghĩa xã hội không phải vì nó thất bại như C.Mác lập luận mà bởi vì thành công của nó. Công trình cuối cùng của ông, đến lúc mất vẫn chưa hoàn thành là một tác phẩm vĩ đại: Lịch sử phân tích kinh tế (1954). |
SDR |
Quyền rút tiền đặc biệt. |
Xem INTERNATIONAL MONETARY FUND. |
Search costs |
Chi phí tìm kiếm (việc làm). |
Xem JOB SEARCH. |
Search unemployment |
Thất nghiệp do tìm kiếm việc làm. |
Xem JOB SEARCH. |
Seasonal adjustment |
Điều chỉnh thời vụ. |
Tên gọi của bất kỳ một quy trình nào trong đó có tác động thời vụ được tính đến hoặc thường hay được loại bỏ khỏi dự liệu. |
Seasonal unemployment |
Thất nghiệp thời vụ. |
Thất nghiệp do nguyên nhân từ hình thái công việc theo thời vụ của một số nghành. |
Second order condition |
Điều kiện đạo hàm bậc hai. |
Dấu của đạo hàm bậc hai của hàm mục tiêu của các biến lựa chọn cho thấy cực trị là cực đại hay cực tiểu. |
Secondary banks |
Các ngân hàng thứ cấp. |
Một cụm thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm lớn các tổ chức tài chính chuyên nhận tiền gửi, rất nhiều tổ chức trong số đó là chi nhánh hoặc có liên quan đến các ngân hàng thanh toán bù trừ, nhà buôn, ngân hàng nước ngoài mọc lên nhanh chóng trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 được trợ giúp bởi những quy định về số lượng đối với các ngân hàng thanh toán bù trừ. |
Secondary market |
Thị trường thứ cấp. |
Xem PRIMARY MARKET. |
Secondary worker |
Công nhân hạng hai. |
Những nhóm công nhân mà việc được tham gia vào lực lượng lao động không chắc chắn bằng những nhóm công nhân hạng nhất. |
Second-best |
(Tình trạng) tốt nhì. |
Định lý tình trạng tốt nhì do R.G.Lipsey và K.Lancaster đưa ra, cho rằng nếu một trong những điều kiện của tối ưu PARETO không thể thực hiện được thì nói chung tình thế có thể đạt được tốt nhất (phương án tốt nhất thứ hai) chỉ có thể đạt được bằng cách thoát khỏi mọi điều kiện Pareto khác. |
Secular stagnation |
Sự đình trệ về lâu dài. |
|
Secular supply curve |
Đừơng cung lao động trường kỳ. |
Khái niệm cung trong đoạn thuật ngữ này thường được hiểu là tổng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. |
Secular trend |
Xu hướng lâu dài |
Từ “secular” chỉ ra rằng đó là xu hướng tính toán cho những dữ liệu dài hạn. |
Secured |
Những khoản vay có bảo lãnh. |
Xem FINANCE CAPITAL. |
Securities |
Chứng khoán. |
Một thuật ngữ dùng để chỉ một loạt các tài sản tài chính, ví các cổ phiếu viền vàng, cổ phần, và trái khoán. |
Securities and Exchange Commission (SEC) |
Uỷ ban chứng khoán. |
Một tổ chức độc lập của chính phủ Mỹ được thành lập năm 1934 hoạt động như cơ quan điều hành chính của nganh chứng khoán. |
Securities and Invesment Board (SIB) |
Hội đồng chứng khoán và đầu tư. |
Xem BIG BANG. |
Securitization |
Chứng khoán hoá. |
Một thuật ngữ khác dùng để chỉ sự từ bỏ đi vay qua trung gian, mô tả việc tài trợ những nhu cầu tiền tệ của công ty trực tiếp thông qua thị trường vốn và thông qua việc sử dụng các công cụ như hối phiếu, chấp thuận của ngân hàng và phát hành trái phiếu thay vì vay từ các ngân hàng thương mại. |
Seignorage |
Thuế đúc tiền, phí đúc tiền. |
Từ xa xưa và áp dụng đối với tiền, đây là một loại thuế đánh vào những kim loại được mang đến xưởng để đúc tiền, nhằm trang trải các chi phí đúc tiền và là một nguồn thu cho nhà cầm quyền, người cho đó là một đặc quyền. |
Self-financing |
Tự tài trợ. |
|
Self-liquidating |
Tự thanh toán. |
Một khoản vay hay lao dịch tài chính khác có rủi ro thấp và có một thủ tục gắn liền về việc kết thúc khoản vay và thanh toán nợ nần. |
Self-liquidating advances |
Các khoản ứng trước tự thanh toán. |
Một câu châm ngôn truyền thống tròn ngành ngân hàng của Anh là các hình hức tín dụng “tự thanh toán” là hình thức cho vay an toàn nhất cho ngân hàng. |
Self-regulating organzations (SROs) |
Các tổ chức tự điều tiết. |
Xem BIG BANG. |
Semi log |
Phương pháp bán Lôgarit hoá. |
Phương pháp minh hoạ những biến số kinh tế có thể thay đôi theo thời gian. |
Senior, Nassau W. |
(1790-1864) |
Là nhà kinh tế học người Anh, hai lần được phong giáo sư kinh tế của Khoa kinh tế chính trị tại Oxford. Ông đã sửa đổi thuyết dân số của Malthus. Tăng trưởng dân số có thể diễn ra mà không có sự giảm bớt của dân số xuống tới mức có thể sống được vì mỗi thế hệ đều có ước muốn cải thiện mức sống. Senior là người tiêu biểu cho thuyết giá trị chủ quan và đã cố gắng dung hoà thuyết giá trị của Ricardo với sự phân tích của ĐỘ THOẢ DỤNG. Theo quan điểm của Senior, kiêng khem nói đến việc hy sinh để tạo ra vốn mới. Chi phí cho sự kiêng khem đó góp vào giá trị hàng hoá. Lãi suất được xem như là phần thưởng cho sự không tiêu dùng đó. Công trình lớn của Senior về kinh tế học là Đề cương Khoa học kinh tế chính trị (1936). |
Seniority practices |
Phương pháp thâm niên. |
Các phương pháp điều chỉnh việc thăng chức, giáng chức và sa thải trong một bộ phận của hãng theo mức độ thâm niên của người lao động. |
Sensitivity analysis |
Phân tích độ nhạy cảm. |
Phân tích độ nhạy cảm liên quan đến việc thay đổi các thông số theo bài toán ra quyết định và nghiên cứu xem việc thay đổi này ảnh hưởng đến kết quả như thế nào. |
Sensitivity analysis |
Phân tích độ nhạy. |
|
Separability of preferences |
Tính phân chia của sự ưa thích. |
Trong lý thuyết tiêu dùng, việc chia hàng hoá cho nhiều nhóm khác nhau sao cho sở thích tiêu dùng của mỗi nhóm được xử lý độc lập với các nhóm còn lại. |
Separation of ownership from control |
Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát. |
Điêu này xảy ra trong những công ty cổ phần lớn, trong đó những cổ phần có quyền bỏ phiếu được chia cho một số lượng lớn cổ đông. |
Serial correlation |
Tương quan chuỗi. |
Còn được gọi là tương quan tự định. Một bài toán kinh tế lượng, trong đó giá trị hiện tại của một sai số trong một phương trình tương quan vớ những giá trị trong quá khứ của nó, chỉ để chỉ ra rằng, một số ảnh hưởng hệ thống nào đó đã bị loại bỏ khỏi phương trình. |
Service of debt |
Trả lãi suất nợ. |
Việc thanh toán lãi các khoản lãi suất của nợ. |
Services |
Các dịch vụ. |
Trên giác độ kinh tế, dịch vụ là các chức năng hoặc các nhiệm vụ được thực hiện mà người ta có cầu và do đó tạo ra giá cả hình thành nên một thị trường thích hợp. |
Severance pay |
Bồi thường mất việc. |
Cũng gọi là trợ cấp mất việc ở Anh, một phương pháp hợp đồng cải thiện chi phí kinh tế của việc sa thải vĩnh viễn bằng việc bồi thường cho những người lao động bị mất việc. |
Shadow economy |
Nền kinh tế bóng. |
Một bộ phận của nền kinh tế mà sản lượng của nó không được tính vào con số thống kê về thu nhập quốc dân bởi vì nó được giấu đi để chính quyền không thấy được. |
Shadow price |
Giá bóng |
Việc đánh giá một hàng hoá hay dịch vụ mà không có giá thị trường. |
Shadow wage rate |
Mức tiền công bóng. |
Giá bóng của lao động. |
Share |
Cổ phiếu. |
Xem EQUITIES. |
Share economy |
Kinh tê phân phối. |
Một nền kinh tế trong đó tiền trả cho người lao động được gắn bởi một công thức với doanh thu hay lợi nhuận của công ty mà học làm việc. |
Share price |
Giá cổ phiếu. |
Giá thị trường hiện hành của một đơn vị vốn cổ phần của một công ty. |
Shareholder |
Cổ đông. |
|
Sharp gyration |
Chu kỳ vòng xoay rõ rệt. |
|
Sharpe, William F. |
(1934-) |
|
Sherman Act |
Đạo luật Sherman. |
Một trong những nền tảng của luật chống Tờ-rớt ở Mỹ được thi hành năm 1890. |
Shift effect hypothesis |
Giả thuyết về hiệu ứng dịch chuyển. |
Lập luận cho rằng chính sách thu nhập có thể ảnh hưởng đến việc dịch chuyển đường Phillips sang bên trái, do đó tạo ra một mức tiền lương thâp hơn và / hoặc làm lạm phát giá đối với những giá trị cho trước của các yếu tố quyết định chúng trước hết là mức thất nghiệp. |
Shift share analysis |
Phân tích các phần gây dịch chuyển. |
Một kỹ thuật được sử dụng trong phân tích tăng trưởng kinh tế khu vực trong đó cố gằng tách một phần của sự tăng trưởng khu vực mà có thể giải thích bằng sự pha trộn các ngành trong khu vực (cấu trúc ngành) và phần có thể giải thích theo các anh hưởng “khu vực” cụ thể. |
Shirking model |
Mô hình về tính ỷ lại; Mô hình về tính lẩn tránh. |
Xem EFFICIENCY WAGE THEORY. |
Shock effect |
Hiệu ứng sốc |
Một lập luận tương tự như lập luận được sử dụng trong nền kinh tế có tiền lương cao. |
Shoe-leather cost of inflation |
Chi phí giày da của lạm phát. |
|
Shop steward |
Đại biểu phân xưởng. |
Một đại biểu được bầu ra đại diện cho một nhóm công nhân, người này sẽ thúc đẩy những mối quan tâm của những người lao động trong nhà máy hoặc phân xưởng như tiền công hoặc các điều kiện làm việc. |
Short run |
Ngắn hạn. |
Khoảng thời gian trong quá trình sản xuất trong đó các yếu tố sản xuất cố định không thay đổi, nhưng mức độ sử dụng các yếu tố khả biến có thể bị thay đổi. |
Short run adjustments |
Những điều chỉnh giá ngắn hạn. |
|
Short run aggregate suply schedule |
Biểu cung gộp ngắn hạn. |
|
Short run average cost |
Chi phí trung bình ngắn hạn. |
Xem Average cost. |
Short run average fixed cost (AFC) |
Định phí bình quân ngắn hạn. |
|
Short run consumption function |
Hàm tiêu dùng ngắn hạn. |
Mối quan hệ hàm số giữa tiêu dùng và thu nhập trong khoảng thời gian của chu kỳ kinh doanh. |
Short run fixed cost (AFC) |
Định phí ngắn hạn. |
|
Short run marginal cost (SMC) |
Chi phí biên ngắn hạn. |
Xem Marginal cost. |
Short run Phillíp curve |
Đường Phillips ngắn hạn. |
|
Short run total cost (STC) |
Tổng phí ngắn hạn. |
|
Short run variable costs (SVC) |
Biến phí ngắn hạn. |
|
Short-dated securities |
Các chứng khoán ngắn hạn. |
Các chứng khoán nợ, ví dụ như trái khoán công ty hay chứng khoán viền vàng mà thời gian đến ngày thanh toán ngắn, thườg không quá 5 năm. |
Short-time working |
Làm việc ít giờ. |
Đề cập đến những công nhân làm việc ít giờ hơn TUẦN LÀM VIỆC CHUẨN được nêu trong trong hợp đồng lao động của họ. |
Shut down price |
Giá đóng cửa, cuối ngày (thị trường chứng khoán). |
|
SIC |
Phân loại nghành chuẩn. |
Xem STANDARD INDUSTRIAL CLASSIFICATION. |
Side payments |
Các khoản trả thêm. |
Những trao đổi giữa các cá nhân trong một nhóm nhằm mục đích khuyến khích thực hiện bổn phận cho một hoặc nhiều mục tiêu chung. |
Sight deposits |
Tiền gửi vô kỳ hạn. |
Những khoản tiền gửi tại các ngân hàng và những thể chế nhận tiền gửi tương tự có thể chuyển đổi sang séc hoặc có thể rút bằng tiền mặt mà không cần báo trước. |
Signaling and screening |
Phát tín hiệu và sàng lọc. |
|
Significance of coefficients |
Mức độ có thống kê của hệ số. |
|
Simon, Herbert A. |
(1916-) |
Là nhà kinh tế học người Mỹ, đạt giải Nobel kinh tế 1978 do công trình nghiên cứu đi tiên phonng trong quá trình tạo ra quyết định tại những tổ chức về kinh tê và hãng nói riêng.Lý luận của Simon và những quan sát về việc ra quyết định tại các tổ chức phù hợp với thực tế và tạo nên nền tảng hữu ích cho việc nghiên cứu thực nghiệm. |
Simplex alglorithm |
Thuật toán đơn hình. |
Xem LINEAR PROGRAMMING. |
Simulation |
Sự mô phỏng. |
Một hình thức dự đoán đưa ra một tập hợp những phương án dự đoán dựa trên những giả thiết khác nhau về các tình huống tương lai, cụ thể là để trả lời câu hỏi “cái gì sẽ xảy ra nếu?”, thay vì câu hỏi “cái gì sẽ xảy ra?”. |
dịch tài liệu Anh Việt kinh tế
Simultaneous equation bias
|
Độ lệch do phương trình đồng thời. |
Độ lệch trong những ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường là kết qủa của những tác động phản hồi giữa các phương trìnhkhi mô hình được dự đoán bao gồm một tập hợp những PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG THỜI. |
Simultaneous equations |
Các phương trình đồng thời. |
Một tập hợp gồm hai hay nhiều hơn các phương trình có chung những biến số mà giá trị của các biến số này phải đồng thời thoả mãn tất cả các phương trình. |
Sinking fund |
Quỹ dự phòng hoàn trả. |
Phần quỹ thường xuyên để riêng nhằm mục đích để trả nợ, hoặc để khấu hao phần vốn nằm trong thiết bị. |
Single European Atc (SEA) |
Đạo luật châu Âu. |
Bản thoả thuận này thuộc phạm vi hệ thống CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU (EC), bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1987. SEA dự định rằng cho tới cuối 1992, sự phát triển trong chính sách nội bộ EC cần đặt ra mục tiêu cho một thị trường duy nhất, với sự di chuyển tự do của vốn, lao động, dịch vụ và hàng hoá thay thế cho những thoả thuận không mang tính phối hợp đã từng tồn tại đến năm 1987. |
Single market |
Thị trường đơn nhất. |
|
Single-peaked preferences |
Các sở thích hội tụ; Những điều muốn lựa chọn có chung. |
|
Singular matrix |
Ma trận đơn. |
Một ma trận mà định thức của nó bằng 0, do tính phụ thuộc tuyến tính giữa một số hàng hoặc cột của nó, có nghĩa là một ma trận mà hạng của nó không bằng kích thước của nó. |
Sismondi, Jean |
(1773-1842) |
Một nhà nhà kinh tế học người Thuỵ Sĩ. Trong tác phẩm đầu tiên của ông, ông đã thể hiện mình là người kế tục của Adam Smith, nhấn mạnh tới sự kết hợp hài hoà về lợi ích, sự cần thiết cuat QUAN ĐIỂM TỰ DO KINH TẾ và tính vô lý của sự can thiệp của chính phủ. 16 năm sau, trong cuốn “Những nguyên lý mới của Kinh tế chính trị học” (1819), ông thất vọng với quan điểm tự do kinh tế vì ông đã nhần mạnh về những tệ nạn ra đời từ sự cạnh tranh không giới hạn, đặc biệt là sản xuất thừa hàng hoá và dịch vụ mà ông coi đây trực tiếp là hậu quả của SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG và sản xuất quy mô lớn. Ông cho rằng khi làm việc cho bản thân mình, cong người biết khi nào đã sản xuất dủ, còn khi làm việc cho người khác anh ta lại không biết. Tự do kinh tế dẫn tới sự chịu đựng cho nên phải có sự can thiệp của chính phủ để chỉ đạo và điều hoà những bước theo đuổi sự giầu có. Sismondi phản bác những sáng chế hất bỏ những quá trình sản xuất đang tồn tại và chỉ ủng hộ những sáng chế phục vụ cho những nhu cầu đang mở rộng. Lý luận của ông đã thể hiện một tiếng nói phản kháng hơn là một học thuyết và đã gây ảnh hưởng tới những nhà văn xã hội chủ nnghĩa sau này. |
Situation utility possibility frontier |
Đường giới hạn khả năng thoả dụng tình thế. |
Đường bao của một tập hợp những ĐƯỜNG BAO KHẢ NĂNG THOẢ DỤNG. |
Size distribution of firms |
Phân phối theo quy mô về hãng. |
Phân phối tần xuất mà trong đó các hãng thuộc một ngành hay một khu vực kinh tế được phân chia theo quy mô. |
Skewed distribution |
Phân phối lệch. |
Một phân phối không đối xứng xung quanh giá trị trung bình của nó. |
Skill differentials |
Các chênh lệch theo kỹ năng lao động. |
Những chênh lệch giữa các mức lương trung bình của các nhóm lao động thoạt đầu phân loại theo nghề nghiệp, sau đó phân loại tiếp thành những nhóm kỹ năng cụ thể. |
Slack plans |
Các kế hoạch lỏng; Các kế hoạch trì trệ. |
Một nét đặc trưng của các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là xu hướng các doanh nghiệp cố gắng vạch ra một kế hoạch nhằm đạt được sản lượng sản xuất thấp hơn mức có thể đạt được và/ hoặc sử dụng nhiều đầu hơn mức cần thiết. |
Slump |
(Giai đoạn) suy thoái; Khủng hoảng kinh tế. |
Một giai đoạn đi xuống hoặc suy thoái trong chu kỳ kinh doanh. |
Slutsky equation |
Phương trình Slutsky. |
Thường được xác định như sau: Hiệu ứng của giá = Hiệu ứng thu nhập + Hiệu ứng thay thế. |
Slutsky, Eugen |
(1880-1948). |
Nhà kinh tế học người Nga và là nhà nhà toán học kinh tế, là giáo sư tại trường đại học Kiev và Viện toán học thuộc Học viện hàn lâm khoa học Liên Xô, danh tiếng được biết qua lý thuyết về cầu nổi tiếng của ông. Ông cho rằng lý thuyết cầu có thể dựa trên khái niệm độ thoả dụng theo số thứ tự. Về sau được Hicks phát triển thêm, là sự thừa kế và phát triển học thuyết Marshall, nhưng bỏ qua giả thiết mang tính hạn chế về độ thoả dụng có thể lượng hoá được. Slutsky đã có những đóng góp quan trong vào lý thuyết kinh tế lượng, đặc biệt là việc biểu hiện những dao động mang tính chu kỳ trong những số bình quân di động của một chuỗi thời gian rút ra từ những con sô ngẫu nhiên. |
Smith, Adam |
(1723-1790) |
Nhà triết gia và kinh tế học Scotland, học tại các trường đại học Glasgow và Oxford, sau đó trở thành Giáo sư luân lý tại trường đại học Glasgow. Quan điểm của ông về tổ chức kinh tế chủ yếu bị chi phối bởi lòng tin vào Quy luật tự nhiên, rằng trong các hiện tượng tự nhiên có tồn tại một trật tự có thể thấy được qua quan sát hoặc bằng cảm giác đạo đức và rằng tổ chức xã hội và pháp luật tích cực nên tuân theo thay vì đi ngược lại trật tự này. Tác phẩm nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của cải của các dân tộc (1766) là luận thuyết quy mô lớn đầu tiên của ông về kinh tế học, bao hàm lý luận về sản xuất và phân phối. Mối quan tâm chính của ông thuộc về tăng trưởng kinh tế, và ông tìm thấy động lực để tăng trưởng kinh tế là sự phân công lao động, tiến bộ kỹ thuật và tích luỹ vốn. Ngoài mô hình tăng trưởng mình, Smith cũng nghiên cứu những vấn đề kinh tế vi mô. Ông cho rằng GIÁ là do chi phí sản xuất quyết định. Tiền thuế là do giá cả quyết định chứ không phải quyết định giá cả. Thành tựu mang tính lý luận chính của Smith là đã lát những viên gạch đầu tiên xây dựng lý thuyết phân bổ nguồn lực hiệu quả tối ưu trong điều kiện tự do cạnh tranh. Người ta nói rằng trước Smith có những luận bàn kinh tế và sau Smith thì người ta luận bàn về kinh tế học. |
Snake |
Con rắn. |
Xem EUROPEAN MONETARY SYSTEM. |
Snob effect |
Hiệu ứng đua đòi. |
Hiệu ứng xảy ra khi giá của một hàng hoá giảm xuống và một số bộ phận của cộng đồng tăng cầu về hàng hoá này, đồng thời một số bộ phận hoặc cá nhân khác thì giảm cầu nhằm mục đích tách biệt họ ra khỏi xu thế chung. |
Social benefit |
Lợi ích xã hội. |
Tổng những lợi ích đạt được từ một hành động hoặc một dự án dành cho bất kỳ người nào. |
Social Contract |
Thoả thuận xã hội. |
Một thoả thuận không thống nhất (thường mang tính giả thiết hoặc tưởng tượng) giữa tất cả các cá nhân tạo nên một xã hội liên quan tới những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho xã hội vận động. |
Social cost |
Phí tổn xã hội; Chi phí xã hội. |
Chi phí xã hội của một sản lượng nào đó được coi là số tiền vừa đủ để đền bù phục hồi độ thoả dụng ban đầu mất đi của bất kỳ người nào do hậu quả của việc sản xuất ra sản lượng đó. |
Social cost of monopoly |
Phí tổn xã hội do độc quyền. |
|
Social choice |
Sự lựa chọn của xã hội. |
Xem PUBLIC CHOICE. |
Social decision rule |
Nguyên tắc quyết định xã hội. |
Một thủ tục hay phương pháp để thực hện sự lựa chọn giữa các giải pháp mà phải được thực hiện bởi một nhóm hoặc đại diện cho một nhóm các cá nhân thay vì một cá nhân. |
Social discount rate |
Tỷ suất chiết khấu xã hội. |
Đây là tỷ suất dùng để chiết khấu những khoản đầu tư công cộng hoặc tập thể. |
Social economics |
Kinh tế học xã hội. |
Là sự áp dụng lý thuyétt kinh tế học TÂN CỔ ĐIỂN vào chính sách xã hội. |
Social Fund |
Quỹ xã hội. |
Xem BEVERIDGE REPORT. |
Social Marginal productivity criterion |
Tiêu chuẩn năng suất xã hội cận biên. |
Tiêu chuẩn này quy định rằng tổng những đóng góp ròng của một đơn vị đầu tư vào sản lượng phải được tính tới khi phân bổ nguồn lực chứ không chỉ đơn thuần là phần được phân bổ cho những nhà đầu tư tư nhân. |
Social opportunity cost of capital |
Chi phí cơ hội xã hội của vốn. |
Người ta lập luận cách đúng đắn để đánh gía những khoản đầu tư trong khu vực công cộng là qua việc xem xét CHI PHÍ CƠ HỘI đối với xã hội bằng cách chuyển hướng các nguồn lực từ những dự án trong khu vực tư nhân tới hạn sang những khu vực công cộng. |
Social optimum |
Tối ưu đối với xã hội. |
Là sự phân bổ nguồn lực của một xã hội, mô hình sản xuất và sự phân phối sản phẩm có thể đạt được ở mức tốt nhất theo một số mục tiêu đã định. |
Social relations of production |
Các quan hệ xã hội của sản xuất. |
Cụm thuật ngữ được C.Mác dùng để định nghĩa những mối quan hệ xã hội giữa người với người, phát sinh từ một tập hợp cụ thể tác nhân VẬT CHẤT CỤ THỂ CỦA SẢN XUẤT. |
Social returns to education |
Lợi tức xã hội của giáo dục. |
Lợi tức được đầu tư vào giáo dục vượt trên bất kỳ mức thu nhập phụ nào đạt được do được đào tạo. |
Social time preference rate |
Tỷ suất sở thích theo thời gian của xã hội. |
Tỷ suất sở thích theo thời gian của xã hội biểu thị tỷ suất tại đó xã hội sẵn sàng chuyển đổi sự tiêu dùng giữa những khoảng thời gian khác nhau. |
Social welfare |
Phúc lợi xã hội. |
Phúc lợi xã hội hoặc cộng đồng nói chung. Nói chung phúc lợi xã hội được coi là tổng phúc lợi của các cá nhân trong một xã hội. |
Social welfare function |
Hàm phúc lợi xã hội. |
Sự biểu thị các mục tiêu của xã hội trong đó mức phúc lợi xã hội được trình bày dưới dạng một hàm số của cách phân bổ nguồn lực. |
Socialism |
Chủ nghĩa xã hội. |
Một thuật ngữ dùng để mô tả học thuyết chung cho rằng quyền sở hữu và kiểm soát các tư liệu sản xuất – vốn và đất đai- phải do toàn cộng đồng nắm giữ và quản lý để phục vụ tất cả mọi người. |
Socially necessary labour |
Lao động cần thiết cho xã hội. |
Xem LABOUR THEORY OF VALUE. |
Soft currency |
Đồng tiền yếu. |
Đồng tiền có tỷ giá hối đoái giảm do liên tục xảy ra thâm hụt CÁN CÂN THANH TOÁN. |
Soft loan |
Vốn vay ưu đãi. |
Một khoản vay không lãi hoặc có lãi suất thấp hơn mức chi phí vốn vay. |
Sole trader |
Người buôn bán cá thể. |
|
Solow, Robert |
(1924-) |
Một nhà kinh tế học người Mỹ đã đoạt giải Nobel kinh tế năm 1987 do những công trình nghiên cứu của ông trong lý luận và đo lường về tăng trưởng kinh tế. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow có tính đến khả năng thay thế của vốn cho lao động, một nét đặc trưng xoá bỏ được vấn đề ĐIỂM TỰA MONG MANH trong mô hình HARROD-DOMAR và cho phép phân tích một cách hệ thống những đặc tính của sự tăng trưởng vững chắc. |
Solvent (= creditworthy) |
Có tín nhiệm, có khả năng thanh toán nợ. |
|
Spatial economics |
Kinh tế học không gian. |
Xem REGIONAL ECONOMICS. |
Spatial monopoly |
Độc quyền nhờ không gian; Độc quyền vùng. |
Một yếu tố của quyền lực độc quyền mà một người bán lẻ hay một nhà sản xuất bán được do nằm cách xa những đối thủ cạnh tranh với mình. |
Spatial price discrimination |
Sự phân biệt giá cả theo khu vực. |
Một chiến lược định giá mà trong chiến lược đó các công ty bán hàng cho những người tiêu dùng nằm cách xa người sản xuất không đặt cho mỗi người tiêu dùng một mức giá đủ trang trải giá trị tương đương tổng mức giá “tại cổng nhà máy” (giá FOB) và những chi phí vận chuyển thực khi vận chuyển hàng hoá. |
Spearman’s rank correlation |
Tương quan về thứ bậc Spearman |
Xem RANK CORRELATION. |
Special Areas |
Các khu vực đặc biệt. |
Là hình thái đầu tiên của KHU VỰC ĐƯỢC TRỢ GIÚP, được thành lập ở Anh. Việc tạo ra các khu vực đặc biệt ở Scotland, Wales, và Bắc Ireland là kết quả của tình trạng thất nghiệp ở địa phương này tăng cao và nó cũng thể hiện một bước tiến đáng kể trong CHÍNH SÁCH KHU VỰC của Anh quốc. |
Special deposits |
Các khoản ký quỹ đặc biệt. |
Là một biện pháp kiểm soát tín dụng do NGÂN HÀNG ANH đưa ra vào năm 1958 và sau đó được áp dụng tại các ngân hàng thanh toán bù trừ ở London và Scotland, sau đó vào năm 1971được nhân rộng ra cho tất cả các ngân hàng hoạt động tại Anh và một số các TỔ CHỨC TÀI CHÍNH lớn. |
Special Development Areas |
Các Khu vực Phát triển Đặc biệt. |
Là các vùng ở Anh mà các hãng tại đó cho đến năm 1984 vẫn có đủ tư cách được hưởng sự trợ giúp tối đa của chính phủ như là một phần của CHÍNH SÁCH KHU VỰC. |
Special drawing rights (SDRs) |
Quyền rút vốn đặc biệt. |
Xem INTERNATIONAL MONETARY FUND. |
Specialization |
Chuyên môn hoá. |
Tập trung hoạt động vào các dây chuyền sản xuất trong đó mỗi cá nhân hoặc hãng có được hay đạt được vài thế mạnh riêng. |
Specialization, coefficient of |
Hệ số chuyên môn hoá. |
Một chỉ số thống kêđược tính toán để chỉ ra mức độ chuyên môn hoá trên một số lĩnh vực kinh tế nhất định theo từng vùng. Chuyên môn hóa được hiểu như là nền kinh tế của khu vực được xem xét bao gồm tổng hợp các nghành, khác với trong một quốc gia, sự tổng hợp này chỉ là một bộ phận. |
Specie |
Tiền xu. |
Kim loại quý dưới dạng tiền đúc. |
Specie flow mechanism |
Cơ chế chảy vàng. |
Theo quan điểm truyền thống về hoạt động của chế độ BẢN VỊ VÀNG, một cơ chế hiệu chỉnh trong đó thặng dư hay thâm hụt CÁN CÂN THANH TOÁN có xu hướng bị xoá bỏ bởi các dòng luân chuyển vàng. |
Specie points |
ĐIểm chảy vàng. |
Là các mức TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI của một đồng tiền theo chế độ BẢN VỊ VÀNG mà tại đó việc đưa vàng vào và ra khỏi quốc gia đều sinh lợi. |
Specification error |
Sai sót kỹ thuật. |
Một bài toán kinh tế lượng trong đó xác định sai hình thức liên kết cần ước lượng, hoặc do xác định sai dạng của hàm số (ví dụ như TUYẾN TÍNH thay vì PHI TUYẾN) hoặc do bỏ sót các biến số liên quan hay do thêm vào các biến số không liên quan. |
Specifix tax |
Thuế đặc thù. |
Nói chung, là thứ thuế được áp dụng trên mỗi đơn vị sản phẩm chứ không phải trên giá trị của sản phẩm. |
Specifix training |
Đào tạo đặc thù. |
Đào tạo kỹ năng nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân làm việc tại hãng nơi cung cấp đào tạo. |
Spectral analysis |
PHân tích quang phổ. |
Một kỹ thuật trong đó các đặc tính tuần hoàn của một biến số có thể được thiết lập từ số liệu chuỗi thời gian. |
Speculation |
Đầu cơ. |
Việc mua hoặc bán nhằm mục đích sau đó bán hoặc mua và kiếm lời khi giá cả hoặc tỷ giá hối đoái thay đổi. |
Speculative balances |
Tiền đầu cơ. |
Xem MONEY, THE DEMAND FOR. |
Speculative boom |
Sự bùng nổ do đầu cơ. |
Đầu tư vào các dự án có độ rủi ro cao nhưng với tỷ suất lợi nhuận hay lãi vốn được cho là cao trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh hoặc bùng nổ. |
Speculative bubbles |
Các bong bóng do đầu cơ. |
|
Speculative demand for money |
Cầu về tiền do đầu cơ. |
Xem MONEY, THE DEMAND FOR. |
Speculative motive for holding money |
Động cơ đầu cơ tiền. |
Xem MONEY, THE DEMAND FOR. |
Speculative unemployment |
Thất nghiệp do đầu cơ. |
Một thành phần của thất nghiệp dai dẳng. |
Spillover |
Hiệu ứng lan toả. |
Xem EXTERNALITIES. |
Spillover hypothesis |
Giả thuyết về hiệu ứng lan toả. |
Giả thuyết cho rằng các khoản thanh toán lương quan trọng sẽ tạo ra một hình mẫu cho các khoản thanh toán sau đó noi theo, hoặc chí ít có ảnh hưởng đến chúng. |
Spot market |
Thị trường giao ngay. |
Một thị trường trong đó, hàng hóa và tiền tệ được buôn bán giao ngay khác với thị trường tương lai hoặc thị trường kù hạn. |
Spread effects |
Hiệu ứng lan tràn. |
Các tác động có lợi của sự tăng trưởng của một nền kinh tế, của một khu vực đối với các nền kinh tế, các khu vực khác. |
Spurious regression problem |
Bài toán hồi quy giả. |
Bài toán nảy sinh khi các biến số liên kết với các bậc khác nhau trong một số mô hình hồi quy. |
Sraffa, Piero |
(1898-1938) |
Nhà kinh tế học người Anh |
St Petersburg paradox |
Nghịch lý St Petersburg. |
Xem BERNOULLI HYPOTHESIS. |
St. Louis model |
Mô hình St. Louis. |
Một mô hình kinh tế lượng tuyến tính nhỏ của nền kinh tế Mỹ được đưa ra tại Ngân hàng dự trữ Liên bang ở St.Louis để chống lại xu hướng dùng các mô hình phi tuyến tính và lớn hơn được đưa ra ở các nơi khác từ mô hình ban đầu về nền kinh tế Mỹ của Tinbergen và Klein-Goldberger. |
Stability |
Sự ổn định. |
Thông thường được dùng trong ngữ cảnh hệ thống CÂN BẰNG TỔNG THỂ hay TỪNG PHẦN để chỉ mức độ mà giá hoặc bộ giá tại mức CÂN BẰNG sẽ được đảm bảo bất kể có “cú sốc” nào xảy ra đến đối với hệ thống mà tạm thời làm cho giá cả chuyển động ra xa mức cân bằng . |
Stabilization |
Sự ổn định hoá. |
Một phương pháp chuẩn tắc nghiên cứu sự biến động trong mức độ hoạt động kinh tế. |
Stabilization function |
Chức năng ổn định hoá. |
Vai trò của chính phủ trong việc sử dụng các CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ nhằm duy trì một mức hoạt động kinh tế cao và đều đặn. |
Stabilization policy |
Chính sách ổn định hoá . |
|
Stackelberg’s duopoly model |
Mô hình lưỡng độc quyền của Stackelberg. |
Một mô hình về thị trường bao gồm hai hãng do Stackelberg đưa ra. Nó là sự mở rộng của mô hình độc quyên song phương COURNOT có kết hợp ý tưởng của một nhà độc quyền song phương “già dặn” công nhận rằng đối thủ cạnh tranh hành động theo những giả định Cournot. |
Stag |
Kẻ đong hoa; Người buôn bán chứng khoán hớt ngọn. |
Một từ lóng của thị trường chứng khoán chỉ một người đăng kí mua các chứng khoán mới với mong đợi rằng chúng sẽ tăng giá ngay lập tức so với giá phát hành, và có thể bán được lấy lời trước khi đạt được giá phát hành. |
Stages of growth |
Các giai đoạn tăng trưởng. |
Xem ROSTOW MODEL. |
Stagflation |
Suy thoái kèm lạm phát. |
Các thời kỳ suy thoái và thất nghiệp gia tăng đi kèm với mức LẠM PHÁT dương. |
Stamp duty |
Thuế tem . |
Một loại thuế cũ lần đầu tiên áp dụng ở Anh năm 1694. Nhiều loại giấy tờ pháp lý và thương mại phải được đóng dấu để trả thúê. |
Standard commodity |
Hàng hóa tiêu chuẩn. |
Một thuật ngữ do P.SRAFFA dùng để tìm hiểu quan hệ giữa giá cả tương đối với phân phối thu nhập giữa tiền công và lợi nhuận. |
Standard deviation |
Độ lệch chuẩn. |
|
Standard deviation |
Độ lệch chuẩn. |
Một đại lượng thường dùng để đo mức độ mà một biến số phân tán xung quanh giá trị trung bình của nó |
Standard error |
Sai số chuẩn |
Một số đo mức độ mà một THỐNG KÊ được tính toán phân tán xung quanh TRUNG BÌNH của nó. |
Standard Industrial Classification (SIC) |
Phân loại Công nghiệp theo Tiêu chuẩn. |
Sự phân loại theo số các nghành công nghiệp được áp dụng ở Anh năm 1948. Các cơ sở được phân bổ theo hạng số theo mcác sản phẩm chính của cơ sở. Điều này dẫn đến khó khăn cho việc đo quy mô của nghành, sử dụng giải thích các hệ số tập trung. |
dịch văn bản Anh Việt kinh tế
Standard of living |
Mức sống. |
Gọi là mức MỨC PHÚC LỢI XÃ HỘI, THOẢ DỤNG hay thu nhập thực tế. Mức độ phúc lợi vật chất của một cá nhân hay hộ gia đình, thường được tính bằng số lượng hành hoá và dịch vụ được tiêu dùng. |
Standard paradigm |
Ý thức hệ/ mô hình/kiểu mẫu tiêu chuẩn. |
|
Standard Regions |
Các khu vực chuẩn. |
Các diện tích địa lý mà nước Anh được phân chia nhằm mục đích thống kê về kinh tế xã hội khác nhau. |
Standard weekly hours |
Số giờ làm việc chuẩn hàng tuần. |
Số giờ này thường được xác định trong các hợp đồng tập thể hay các chính sách của công ty và là số giờ mà trên mức đó tiền công ngoài giờ được áp dụng. |
Standard working week |
Tuần làm việc chuẩn. |
Số giờ làm việc tối thiểu mà nhân viên đồng ý làm việc cho ông chủ của mình trong mỗi tuần. |
Stand-by arrangement/ agreement |
Hợp đồng dự phòng. |
|
State organization of production in Eastern Europe |
Tổ chức sản xuất quốc doanh ở Đông Âu. |
Từ cuối chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 1990, sở hữu nhà nước đối với tư liệu sản xuất ở tất cả các khu vực của nền kinh tế là phương thức tổ chức chiếm ưu thế ở Đông Âu. Sản xuất công nghiệp được tổ chức thành các công ty nhà nước lớn và “nhà máy liên hợp” mà đầu vào của chúng được ấn định bởi các nhà hoạch định trung ương. |
Static expectations |
Các kỳ vọng tĩnh. |
Kỳ vọng rằng giá trị hiện tại của một biến số sẽ không thay đổi. |
Stationarity |
Tính chất tĩnh tại. |
|
Stationary point |
Điểm tĩnh tại. |
Một điểm trên đồ thị mà ở đó độ dốc(tốc độ thay đổi) đối với BIẾN THIÊN ĐỘC LẬP bằng không, thường là giá trị cực đại hay cực tiểu của hàm đó. |
Stationary state |
Trạng thái tĩnh tại. |
Một nền kinh tế sẽ ở trong trạng thái tĩnh tại khi sản lượng trong mọi giai đoạn được tiêu dùng hết trong giai đoạn đó . |
Statistic |
Thống kê. |
Bất kỳ một số lượng nào được tính toán dưới dạng tóm tắt dữ liệu. |
Statistical cost analysis |
Phân tích chi phí thống kê. |
Đó là việc sử dụng kỹ thuật thống kê và dùng để chỉ các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu chi phí như PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT VÀ KỸ THUẬT SURVIVOR |
Statistical inference |
Sự suy luận thống kê. |
Quá trình tìm kiếm thông tin về một TỔNG THỂ(bao gồm các đặc điểm và THÔNG SỐ về phân phối của nó) từ các mẫu các giá trị quan sát từ một tổng thể đó. |
Statistical significance |
Ý nghĩa thống kê. |
Một khái niệm sử dụng trong KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT để chỉ mức độ mà các dữ liệu không thống nhất với GIẢ THIẾT KHÔNG. |
Steady-state growth |
Tăng trưởng ở mức ổn định; Tăng trưởng đều đặn. |
Trong LÝ THUẾT TĂNG TRƯỞNG, một điều kiện năng động của nền kinh tế mà tất cả các biến số thực đều tăng với tốc độ tỷ lệ không đổi. |
Steady-state models |
Các mô hình về tình trạng ổn định. |
Xem COMPARATIVE DYNAMICS. |
Step distribution |
Phân phối bậc thang |
|
Stepwise regression |
Hồi quy theo bước . |
Một kiểu phân tích HỒI QUY trong đó các BIẾN GIẢI THÍCH được cộng lần lượt vào phương trình hồi quy cho đến khi tiêu chí MỨC ĐỘ PHÙ HỢP được thoả mãn. |
Stereotypes |
Các định kiến. |
Nguồn gốc của sự phân biệt có thể nảy sinh từ những thông tin không hoàn hảo trong thị trường lao động. |
Sterilization |
Hết tác động, vô hiệu hoá (bằng chính sách tiền tệ). |
Việc đối trọng lại các tác động tiền tệ của thặng dư hay thâm hụt CÁN CÂN THANH TOÁN đối với CUNG TIỀN trong nước của mọt quốc gia. |
Sterilization impact of capital inflow |
Tác động vô hiệu hoá thâm hụt cán cân thanh toán bởi dòng vốn chảy vào. |
|
Sterling area |
Khu vực đồng sterling . |
Ban đầu khu vực đồng Sterling bao gồm một nhóm các nước và vùng lãnh thổ mà do có quan hệ tài chính và thưpưng mại mạnh với Anh quốc có xu hướng làm ổn định TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI tiền tệ của họ với sterling và nắm một phần hay toàn bộ DỰ TRỮ NGOẠI TỆ bằng đồng sterling. Với sự yếu đi liên tục trong vị thế quốc tế của đồng sterling và đặc biệt sau cuộc khủng hoảng và phá giá năm 1967, nhiều nước thành viên cũ của “khu vực” đã thôi không nắm dự trữ của mình bằng đồng sterling nữa, và khó có thể nói rằng “khu vực sterling” hiện nay còn tồn tại. |
Stock |
Cổ phần, cổ phiếu, dung lượng vốn, trữ lượng. |
1.VỐN PHÁT HÀNH của một công ty hay một đợt phát hành CHỨNG KHOÁN cụ thể nào đó, ví dụ, do chính phủ phát hành, có hình thức tổng hợp để chúng có thể được nắm giữ hay chuyển nhượng với bất kỳ giá trị nào. 2.Một biến số mà giá trị của nó không có khía cạnh thời gian (ví dụ vốn). Ngược lại là LƯU LƯỢNG. |
Stock appreciation |
Sự lên giá hàng tồn kho. |
Việc tăng giá trị danh nghĩa HÀNG TỒN KHO do tăng giá cả trong giai đoạn có liên quan.(Xem NATIONAL INCOME). |
Stock diviend |
Cổ tức bằng cổ phần. |
Một phương pháp trả cổ tức bằng việc phát hành thêm các cổ phiếu thay cho việc trả bằng tiền mặt. |
Stock exchange |
Sở giao dịch chứng khoán. |
Một thị trường mà ở đó buôn bán các chứng khoán chứ không phải là hối phiếu hay các công cụ ngắn hạn khác do chính phủ, các địa phương và CÁC CÔNG TY CÔNG CỘNG phát hành. |
Stock market |
Thị trường chứng khoán. |
Một thể chế mà qua đó các CỔ PHẦN và CỔ PHIẾU được mua bán. |
Stock option |
Quyền mua/ bán chứng khoán. |
Quyền mua một chứng khoán cho trước hoạc bán nó tại một mức giá cả đã được định trước trong một giai đoạn. |
Stock-adjustment demand function |
Hàm cầu điều chỉnh theo lượng vốn. |
Áp dụng đối với cầu về hàng tiêu dùng lâu bền. Đây là một hàm cầu mà trong bất kỳ giai đoạn nào phảp ánh mức chênh lệch giữa số lượng thực có và một mức hàng tiêu dùng lâu bền “tối ưu” mong muốn. |
Stockbroker |
Nhà môi giới chứng khoán. |
Một nhà trung gian mua bán chứng khoán và cổ phiếu với tư cách là đại lý thay mặt cho khách hàng, ăn hoả hồng cho công việc đó. |
Stocks |
Dự trữ. |
Xem INVENTORIES. |
Stochastic |
Tính ngẫu nhiên thống kê. |
Tuân theo biến thiên ngẫu nhiên (có thể phân tích về mặt thống kê nhưng không thể dự báo chính xác được). |
Stochastic process |
Quá trình ngầu nhiên thống kê. |
Thông thường là một chuỗi số có liên quan đến thời gian tuân theo biến thiên ngẫu nhiên thống kê. |
Stochastic Variable |
Biến số ngẫu nhiên. |
|
Stolper-Samuelson Theorem |
Định lý Stolper-Samuelson. |
Sử dụng mô hình của HECKSCHER-OHLIN, Stolper và Samuelson đã chứng minh rằng trên cơ sở một số các giả thiết hạn chế, thương mại quốc tế nhất thiết làm giảm tiền thuê thực tế đối với YẾU TỐ SẢN XUẤT khan hiếm mà không nhất thiết phải chỉ ra hình thái tiêu dùng của nó. |
Stone, Sir Richard |
(1913-1991). |
Nhà kinh tế học người Anh được tặng giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1984 vì nghiên cứu tiên phong vào việc phát triển hệ thống TÀI KHOẢN QUỐC GIA, cả về khía cạnh lý thuyết và ứng dụng của chúng. Tác phẩm đầu tay của ông cùng với J. E. MEADE, được phân tích kinh tế vĩ mô theo trường phái KEYNES tiếp sức và đã dẫn đến việc xuất bản cuốn Sách trắng đầu tiên về THU NHẬP QUỐC DÂN và chi phí của Anh quốc năm 1941. Đay là đột phá của một phương pháp luận mới, và các nguyên tắc được đưa ra vào thời gian đó đã có ảnh hưởng lớn đến thông lệ hạch toán quốc gia ở hầu hết các nước trên thế giới. Nghiên cứu chính cuối cùng của ông là nghiien cứu trên cơ sở dữ liệu thực nghiệm đối với vấn đề tăng truởng trong Dự án tăng truởng Cambridge. Các ấn phẩm chính của ông là Thu nhập và chi tiêu quốc dân (1944), Đo lường chi tiêu và hành vi của người tiêu dùng ở Anh 1920-1938 v v… |
stop-go |
Hạn chế – thúc đẩy. |
Hành động của chính phủ nhằm giảm tổng cầu, ví dụ, do thâm hụt CÁN CÂN THANH TOÁN, và chẳng bao lâu sau được kèm theo hành động với tác dụng ngược lại nhằm làm giảm tốc độ gia tăng thất nghiệp do chính sách thứ nhất đem lại. |
Store of value |
Tích trữ giá trị. |
Một trong các chức năng của giá trị không giống như trong hệ thống hàng đổi hàng, tiền tệ cho phép của cải hay giá trị có thể tích trữ được. |
Strategy |
Chiến lược. |
|
Strategic entry barrier |
Cản trở chiến lược đối với nhập ngành. |
|
Strategic entry deterrence |
Ngăn chặn nhập ngành có tính chiến lược. |
|
Strategic voting |
Bỏ phiếu chiến lược. |
Một thông lệ đôi khi được sử dụng trong các thủ tục LỰA CHỌN TẬP THỂ, trong đó các cá nhân không đơn thuần bỏ phiếu theo sở thích thực sự của mình mà nói dối sở thích của mình nhằm lừa gạt những người bỏ phiếu khác, hay nhằm gây ảnh hưởng đối với kết quả bỏ phiếu. |
Strike insurance |
Bảo hiểm đình công. |
Một hình thức hỗ trợ lẫn nhau giữa các tập đoàn công nghiệp nhằm tự bảo vệ khỏi các chiến thuật đình công chọn lọc. |
Strike measures |
Các thước đo về đình công. |
Có 4 thước đo về mức độ và sự nghiêm trọng của đình công: Số công nhân tham gia đình công; số cuộc đình công; số ngày công mất đi do đình công; và tỷ lệ giờ làm việc mất đi trong đình công. |
Strikes |
Các cuộc đình công. |
Việc lao động rút lui, gắn liền với bế tắc trong quá trình THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, về việc thoả thuận hợp đồng lao động mới hay về việc diễn giải hợp đồng sẵn có. Các cuộc đình công có thể được phân loại là: chính thức và không chính thức. |
Strongly exogenous |
Nặng về ngoại ngoại sinh. |
Xem EXOGENEITY. |
Strongly stationary |
Rất tĩnh tại. |
Xem stationarity. |
Structural adjustment loans |
Các khoản vay để điều chỉnh cơ cấu kinh tế. |
|
Structural form |
Dạng cơ cấu. |
Dạng của một hệ các PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG THỜI, trong đó các quan hệ nhân quả và định nghĩa giữa các BIẾN NỘI SINH được xem xét. |
Structural unemployment |
Thất nghiệp cơ cấu. |
Theo quan điểm của KEYNES, hình thức thất nghiệp này là do sự cùng tồn tại nhưng không khớp nhau giữa những người thất nghiệp và những chỗ VIỆC TRỐNG hiện có. |
Structure of interest rates |
Biểu khung lãi xuất; Cơ cấu lãi suất. |
Xem TERM STRUCTURE OF INTEREST RATES. |
Structure of taxes |
Biểu khung thuế; Cơ cấu thuế. |
Mỗi nước có một hệ thống các loại thuế khác nhau. Cơ cấu của hệ thống thuế chỉ hỗn hợp này. |
Structure-conduct-performance framework |
Mô hình cơ cấu -thực thi -kết quả. |
Là biện pháp phân loại và là khuôn khổ cho phân tích kinh tế công nghiệp. Phương pháp truyền thống là tìm ra các yếu tố nhân quả nối các khía cạnh của kinh tế thị trường như SỰ TẬP TRUNG và CÁC HÀNG RÀO CẢN NHẬP NGHÀNH với các yếu tố thực hiện kinh doanh -như QUẢNG CÁO và NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI – và kết quả hoạt động. |
Subsidy |
Trợ cấp. |
Khoản thanh toán của chính phủ (hay bởi các cá nhân) tạo thành một khoản đệm giữa giá mà người tiêu dùng phải trả và chi phí người sản xuất sao cho giá thấp hơn CHI PHÍ BIÊN. |
Subsistence |
Mức đủ sống. |
Mức tiêu dùng tối thiểu cần có để tồn tại. Khái niệm này được các nhà KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN dùng để giải thích mức tiền công dài hạn. |
Subsistence agriculture |
Nông nghiệp tự cung cấp tư liệu. |
|
Subsistence crop |
Vụ mùa tự tiêu. |
|
Subsistence expenditures |
Chi tiêu cho mức đủ sống. |
Một mức chi tiêu cần thiết để duy trì mức tồn tại hay mức sống “sóng sót”. |
Subsistence wage |
Tiền công đủ sống. |
Xem IRON LAW OF WAGES. |
Subsistence wage |
Lương vừa đủ sống. |
|
Substitute |
Hàng thay thế. |
Một hàng hoá có thể được thay thế cho một hàng hoá khác hoặc một đầu vào có thể được thay thế cho một đầu vào khác. |
Substitutes and complemént |
Hàng thay thế và hàng bổ trợ. |
|
Substitution effect |
Hiệu ứng thay thế. |
Tác động đối với cầu về một hàng hoá nào đó khi có một sự thay đổi trong giá cả của hàng hoá đó với giả thiết thu nhập thực tế không đổi. Hiệu ứng thay thế luôn luôn âm, nghĩa là khi giá cả tăng thì lượng cầu giảm. |
Substitution effect of wages |
Ảnh hưởng/Tác động thay thế của tiền công. |
|
Sum of squares |
Tổng các bình phương. |
Tổng các giá trị bình phương của một dãy các giá trị quan sát của một biến số, thông thường là các giá trị sai lệch so với giá trị TRUNG BÌNH. |
Sunk cost fallacy |
Sự hiểu lầm về chi phí chìm. |
|
Sunk costs |
Các chi phí chìm. |
Chi phí không thể thu hồi được khi một hãng rút khỏi nghành của mình. |
Sunrise and sunset industries |
Các ngành mới mọc lên và các ngành sắp lặn (hết thời). |
|
Superconsistency |
Siêu nhất quán. |
Một tình thế trong đó các ước lượng BÌNH PHƯƠNG NHỎ NHẤT THÔNG THƯỜNG hội tụ nhanh hơn về giá trị tổng thể thực sự của chúng khi kích thước mẫu tăng lên hơn là trong trường hợp nhất quán. |
Super-environment |
Siêu môi trường. |
Chỉ các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của một hãng “đại điện” trong dài hạn. |
Superior goods |
Siêu hàng hoá. |
Xem NORMAL GOODS. |
Super-neutrality |
Siêu trung lập. |
Tiền được cho là có tính chất này nếu một thay đổi trong tốc độ tăng trưởng cung tiền không có tác động đến tốc độ tăng trưởng của SẢN LƯỢNG THỰC TẾ trong dài hạn. |
Supernormal profits |
Siêu lợi nhuận/ Lợi nhuận siêu ngạch. |
|
Super-normal profits |
Lợi nhuận siêu ngạch. |
Tương ứng với định nghĩa lợi nhuận, sự khác biệt chỉ hoàn toàn là chữ nghĩa. Các hãng trong một nghành tạo ra doanh thu tạo quá toàn bộ các chi phí cơ hội thường được gọi là kiếm được siêu lợi nhuận. |
Supernumerary expenditure |
Siêu chi tiêu. |
Chi tiêu đối với một hàng hoá hay nhóm hàng hoá vượt quá mức tối thiểu hay mức CHI TIÊU TỒN TẠI. |
Supplementary benefit |
Trợ cấp bổ sung. |
Khoản thanh toán duy trì thu nhập mà đã có lúc tạo thành một phần của hệ thống an sinh xã hội của Anh quốc. Các khoản thanh toán được trả cho những người không có việc làm đồng thời không đi học chính quy và những người mà nguồn lực tài chính của họ ít hơn một mức tính toán về “nhu cầu”. |
Supplementary benefit |
Trợ cấp bổ sung. |
|
Supplementary special deposits |
Tiền gửi đặc biệt bổ sung |
Một hình thức kiểm soát hoạt động cho vay và nhận tiền gửicủa các ngân hàng và một số công ty tài chính lớn hơn được ngân hàng Anh áp dụng 1973 như một bổ sung lớn cho hệ thống kiểm soát tín dụng áp dụng năm 1971 nhưng bị bãi bỏ năm 1980. |
Supply curve |
Đường cung. |
Đồ thị thể hiện quan hệ giữa cung một hàng hoá và giá của nó. |
Supply of effort |
Cung nỗ lực. |
Cung giờ hay cung nỗ lực thường được coi là đồng nghĩa. Quy ước này có lý khi nỗ lực trong công việc được kiểm soát trong công nghệ. Trong thực tế đầu vào thời gian bằng nhau có thể có giá trị năng suất rất khác nhau. |
Supply of inflation |
Cung lạm phát. |
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của CUNG TIỀN được coi là yếu tố quyết định trực tiếp chính của LẠM PHÁT. |
Supply of labour |
Cung lao động. |
Số lao động cung cấp cho nền kinh tế chủ yếu được quyết định bởi số lượng dân ở tuổi làm việc. |
Supply-side economics |
Kinh tế học trọng cung. |
Một trường phái tư duy nhấn mạnh rằng yếu tố quyết định chính đối với tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc dân cả trong ngắn hạn và dài hạn là việc phân bổ và sử dụng hiệu quả lao động và vốn trong nền kinh tế. |
Supply-side economics |
Kinh tế học trọng cung. |
|
Surplus unit |
Đơn vị thặng dư. |
Bất kỳ đơn vị kinh tế nào mà tài sản nhiều hơn nợ và do vậy sẵn sàng cho vay, cấp tín dụng hay mua các công cụ tài chính. |
Surplus value |
Giá trị thặng dư. |
C.MÁC đã áp dụng THUYẾT GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG đối với lao động với nghĩa là giá trị của toàn bộ lực lượng lao động bằng số lượng giờ làm việc cần để sản xuất ra số hàng hoá để duy trì sự nguyên vẹn của lực lượng lao đông. |
Surrogate production function |
Hàm sản xuất thay thế. |
Trong cuộc tranh cãi xung quanh CUỘC TRANH LUẬN VỀ TƯ BẢN, khái niệm về hàm sản xuất ám chỉ có một sự thay thế nào đó giữa vốn và lao động trong dài hạn được đưa vào với mục đích cho phép sử dụng các hàm cầu dẫn suất cho các lực lượng sản xuất trong nghiên cứu kinh tế lượng. |
Survivor technique |
Kỹ thuật sống sót. |
Một phương pháp thống kê nhằm tìm ra QUY MÔ NHỎ NHẤT HIỆU QUẢ CỦA HÃNG HAY NHÀ MÁY, được dựa trên niềm tin rằng trong thị trường cạnh tranh những hãng, nhà máy nào sống sót tốt nhất trên thị trường là những hãng, nhà máy co chi phí nhỏ nhất. |
Sustainable development |
Phát triển bền vững. |
Việc tối đa hoá lợi ích ròng của phát triển kinh tế kèm theo việc duy trì dịch vụ và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên trong dài hạn . |
Swap arrangements |
Các thoả thuận hoán đổi. |
Một phương pháp tăng tính chuyển hoán được phát triển trong những năm 1960 bằng việc hoán đổi các đồng tiền . |
Symmetric |
Đối xứng |
|
Syndicate loan |
Cho vay liên hiệp. |
|
System estimator |
Ước lượng hệ thống. |
Còn gọi là ước lượng với đầy đủ thông tin. Một ước lượng dùng để ước lượng toàn bộ các tham số trong một hệ phương trình đồng thời cùng một lúc, và có tính đến sự tương quan giữa các số dư của các phương trình khác nhau. |
Taft-Hartley Act |
Bộ luật Taft-Hartley. |
Là bản sửa đổi vào năm 1947 của LUẬT QUAN HỆ LAO ĐỘNG QUỐC GIA (còn gọi là luật Wagner), được đưa ra nhằm hạn chế quyền lực của công đoàn. |
Take-Home pay |
Thu nhập khả chi. |
Thu nhập có thể sử dụng; thu nhập thô trừ thuế và đóng góp bảo hiểm xã hội. |
Take-off |
Cất cánh . |
Xem ROSTOW MODEL. |
Takeover |
Thu mua. |
Vịêc một công ty “Tấn công” mua hơn 51% cổ phiếu để có quyền bỏ phiếu ở một công ty khác . |
Takeover and mergers |
Sự mua đứt và hợp nhất . |
|
Takeover bid |
Trả giá thu mua. |
Nỗ lực của một cá nhân, một nhóm người, hay một công ty nhằm mua đủ cổ phiếu để có quyền bỏ phiếu ở một công ty khác. |
Tangency equilibrium |
Tiếp điểm cân bằng. |
|
Tangible assets |
Tài sản hữu hình. |
Các tài sản vật chất như nhà máy, máy móc, có thể được phân biệt với tài sản vô hình như giá trị của một bằng phát minh hay tiếng tăm của một công ty. |
dịch tiếng Anh kinh tế
Tangible wealth
|
Của cải hữu hình. |
|
Tap issue |
Bán lẻ chứng khoán liên tục. |
Hệ thống mà chứng khoán viền vàng có thể mua được từ cơ quan môi giới chính phủ mua trên sở giao dịch chứng khoán London. |
Targets |
Mục tiêu (định lượng). |
Còn gọi là mục tiêu chính sách. Là một loạt các mục tiêu định lượng của chính sách kinh tế phải đạt được bằng việc lựa chọn các giá trị của CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH. |
Tariff |
Thuế quan. |
Thuế đánh vào một hàng hoá nhập khẩu ở một quốc gia. |
Tariff factory |
Nhà máy tránh thuế quan. |
Việc thay đổi địa điểm sản xuất một hàng hoá từ một nơi có giá thành thấp tới một nơi có giá thành cao ở một nước khác- nơi mà không thể bán mặt hàng này được do thuế quan cao. |
Tariff Structure |
Khung biểu thuế quan. |
Hình thái toàn bộ của các mức thuế quan. |
Taste |
Sở thích, thị hiếu. |
|
Tatonnement |
Dò dẫm. |
Quá trình mặc cả qua đó điểm cân bằng đạt được trên thị trường Walras. |
Tax base |
Cơ sở thuế. |
Xem TAXABLE INCOME. |
Tax burden |
Gánh nặng thuế. |
Xem AVERAGE RATE OF TAX. |
Tax credit |
Ghi có thuế. |
Đây là khoản ghi có trực tiếp đối với một loại thuế: khoản thuế phải trả được giảm đi bằng khoản ghi có. |
Tax credit scheme |
Cơ chế ghi có thuế. |
Một chương trình DUY TRÌ THU NHẬP, trong đó mọi người được bảo đảm một khoản thu nhập tối thiểu trong khi thu nhập trên mức đó sẽ bị đánh thuế. |
Tax disincentive |
Sự làm giảm khuyến khích của thuế. |
THUẾ THU NHẬP có thể làm cho người ta làm việc ít hơn. Sự tồn tại của nó làm cho giải trí hấp dẫn hơn vì nó không chịu thuế. Điều này được gọi là HIỆU ỨNG THAY THẾ của thuế. |
Tax expenditure |
Chi tiêu (để) tránh thuế. |
Cụm thuật ngữ dùng để chỉ các khoản khấu trừ mà được dùng để giảm nghĩa vụ nộp thuế – nói chung là nghĩa vụ nộp thuế thu nhập. |
Tax incident |
Ai phải chịu thuế. |
|
Tax shifting |
Chuyển đẩy thuế. |
HIện tượng mà trong đó những người phải chịu thuế có thể chuyển gánh nặng một phần hay toàn bộ cho những người khác. |
Tax wedge |
Chênh lệch giá do thuế. |
|
Tax yield |
Tiền thu thuế. |
Doanh thu có được từ một loại thuế. |
Taxable income |
Thu nhập chịu thuế. |
Tổng thu nhập trừ đi các khoản trợ cấp và các khoản công tác phí . |
Taxation |
Sự đánh thuế. |
Các khoản thanh toán mà chính phủ bắt buộc các cá nhân và công ty phải nộp nhằm huy động nguồn thu để trả cho các chi phí về hàng hoá công cộng và dịch vụ, và để kiểm soát lượng chi phí của khu vực tư nhân trong nền kinh tế. |
Tax-base incomes Policy |
Chính sách thu nhập dựa vào thuế. |
|
Tax-push inflation |
Lạm phát do thuế đẩy. |
Lạm phát này liên quan đến quan tâm của công nhân trong việc duy trì mức tăng tiền công thực tế sau thuế và là một trong các yếu tố bị cho là đã làm thay đổi trong tiền công kém nhạy bén với các điều kiện của chiu kỳ kinh doanh. |
T-distribution |
Phân phối T. |
(Cũng còn goi là phân phối Student). Một PHÂN PHỐI XÁC SUẤT thường được dùng trong KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT đối với các mẫu nhỏ và trong đó PHƯƠNG SAI của biến số liên quan phải được ước lượng từ dữ liệu thu được. |
Technical change through R&D |
Thay đổi công nghệ qua R&D. |
|
Technical efficiency |
Tính hiệu dụng về mặt kỹ thuật. |
|
Technical knowlwdge |
Tri thức, kiến thức, kỹ thuật |
|
Technical progress |
Tiến bộ kỹ thuật. |
Một yếu tố trung tâm trong TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ cho phép sản xuất ra mức sản lượng cao hơn so với số lượng đầu vào lao động và vốn không đổi. |
Technology |
Công nghệ. |
|
Technology matrix |
Ma trận côngnghệ. |
Trong phân tích đầu vào – đầu ra, một ma trận (thường được kí hiệu là An) mà phần tử thứ ij (nghĩa là phần tử ở hàng i và cột j) cho biết giá trị của sản lượng ở nghành i được sử dụng như một đầu vào ngay lập tức trong việc sản xuất ra một đơn vị đầu ra của ngành j của nền kinh tế. |
Technology transfer |
Chuyển giao công nghệ. |
Theo nghĩa rộng nhất là sự trao đổi giữa các nước về kiến thức sự tồn tại và vận hành của các loại máy móc và trong nhiều trường hợp là sự trao đổi của bản thânh máy móc. |
Technology, choice of |
Sự lựa chọn công nghệ. |
Một khía cạnh then chốt của chiến lược phát triển là việc lựa chọn kỹ thuật. Ở các nước đang phát triển, mức độ sẵn có của các yếu tố thường ngược lại ở chỗ vốn thì khan hiếm và đắt đỏ còn lao động thì thừa, rẻ. |
Technological dualism |
Mô hình nhị nguyên về công nghệ. |
Quá trình kết hợp công nghiệp nặng cần nhiều vốn với các phương pháp cần nhiều lao động ở nơi khác để sử dụng lao động thừa. |
Technological external effects |
Ngoại ứng của công nghệ. |
Một cách gọi khác của ngoại ứng. Tính từ “công nghệ” được đưa vào để phân biệt các hiệu ứng như vậy với TÍNH KINH PHỤ THUỘC BÊN NGOÀI. |
Technological progress |
Tiến bộ công nghệ. |
Hầu hết các lý thuyết phát triển kinh tế nhấn mạnh sự cần thiết của tiến bộ kỹ thuật, và thường sự gia tăng trong tốc độ tiến bộ kỹ thuật có khi đòi hỏi sự tăng tốc. |
Technological unemployment |
Thất nghiệp do công nghệ. |
Thất nghiệp xảy ra do áp dụng thiết bị tiết kiệm lao động khi nền kinh tế tăng trưởng. |
Technostructure |
Cấu trúc công nghệ. |
Lớp học quản lý và kỹ năng hoạch định và kỹ thuật mà sản xuất công nghiệp hiện đại đòi hỏi. |
Temporary layoffs |
Sa thải tạm thời. |
Các nhân viên bị giới chủ sa thải nhưng biết rằng họ có thể trở lại công việc của mình vào lúc nào đó trong tương lai gần. |
Term loan |
Khoản vay kỳ hạn. |
Khoản cho vay ngân hàng trong một số năm cố định, thường là ba đến năm năm hoặc lâu hơn, với mức lãi xuất cố định, và thường được trả góp thành các phần nhỏ trải dài trong suốt một thời kỳ. |
Term structure of interest rates |
Cơ cấu kỳ hạn của lãi xuất. |
Cơ cấu hay quan hệ giữa các lãi suất, hay nói một cách chặt chẽ hơn tổng lợi tức lúc đáo hạn, trên các chứng khoán có kỳ hạn khác nhau. |
Terms of trade |
Tỷ giá thương mại. |
Quan hệ giữa giá hàng xuất khẩu và giá hàng nhập khẩu. |
Test discount rate |
Lãi xuất chiết khấu kiểm định. |
Mức lãi xuất mà một thời được dùng trong việc thẩm định ĐẦU TƯ TƯ BẢN bởi các ngành công nghiệp quốc hữu hoá ở Anh, sử dụng kỹ thuật chiết khấu luồng tiền. Tiêu trái này đã trở nên lạc hậu trong một số năm. Do vậy, người ta đã chuyển sự chú ý sang các phương pháp khác để xem xét chi phí vốn trong các quyết định đầu tư, và chính phủ đã yêu cầu các ngành công nghiệp quốc hữu hoá có được lợi tức trước thuế là 5% (8% kể từ năm 1989) đối với tất cả các khoản đầu tư mới (chứ không phải là đối với các dự án đơn lẻ). |
Test statistic |
Thống kê kiểm định. |
Một thống kê được tính cho kiểm định giả thiết. |
Testing an economic model |
Kiểm nghiệm một mô hình thực tế. |
|
Tiebout model |
Mô hìn Tiebout. |
Một phân tích việc cung cấp HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG lập luận rằng nếu một số dịch vụ công cộng nào đó được chính quyền địa phương cung cấp thì các cá nhân có thể thể hiện sở thích của mình về các dịch vụ này và có được một kết hợp của dịch vụ công nghệ và thuế tương ứng với sở thích của họ bằng việc di chuyển giữa các địa phương. |
Tight money |
Thắt chặt tiền tệ. |
Một biện pháp của chính sách tiền tệ khi mà cung cấp tín dụng bị hạn chế và lãi suất ở mức cao. |
Time deposit |
Tiền gửi có kỳ hạn. |
Khoản tiền gửi ở một ngân hàng mà chỉ có thể được rút ra sau khi có thông báo trước. |
Time preference |
Sở thích theo thời gian. |
Các cá nhân có mức sở thích theo thời gian dương đánh giá các đơn vị tiêu dùng hay thu nhập hiện tại cao hơn các đơn vị trong tương lai. |
Time series |
Chuỗi số/dữ liệu theo thời gian. |
Một chuỗi các giá trị quan sầtm một biến nhận ở các thời điểm khác nhau (thường là trong các giai đoạn kế tiếp nhau). |
Time series data |
Dãy số liệu theo thời gian. |
|
Time varying parameter models |
Các mô hình biến số thay đổi theo thời gian. |
Xem VARIABLE PARAMETER MODELS. |
Time, allocation of |
Phân bổ thời gian. |
Mô hình thời gian giải trí truyền thống về cung giờ giả định rằng toàn bộ thời gian được phân bổ hoặc làm việc để kiếm tiền hoặc cho giải trí. |
Tinbergen, Jan |
(1903-) |
Nhà kinh tế học HÀ LAN cùng với R.FRISCH được trao giải Nobel kinh tế năm 1969 về nghiên cứu tiên phong trong kinh tế lượng. Nghiên cứu đầu tay được nói đến nhiều nhất là nghiên cứu về biến động chu kỳ ở Mỹ, mà trong đó ông cố gắng chỉ ra theo cách định lượng tầm quan trọng của các yếu tố khác nhau trong ch kỳ kinh doanh ở Mỹ. Một tác phẩm có ảnh hưởng khác của Tinbergen là Lý thuyết về chính sách kinh tế như mục tiêu chính sách. Ông đã có đóng góp quan trọng vào khái niệm GIÁ “BÓNG”. |
Tobin, James |
(1918-) |
Nhà kinh tế học người Mỹ, giáo sư kinh tế tại đại học Yale; được trao giải Nobel kinh tế về nghiên cứu trong “Lý thuyết về thị trường tài chính và quan hệ của nó với quyết định tiêu dùng và đầu tư; sản xuất, việc làm và giá cả”. Nghiên cứu có ý nghĩa nhất của ông là về lựa chọn danh mục đầu tư, trong đó ông nhấn mạnh sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức trong một loạt các tài sản, bao gồm cả tiền, có thể được coi là tái thiết lập lại sự tôn trọng tri thức của tư tưởng Keynes về sự ưa thích thành khoản. Hầu hết các nghiên cứu của ông đã được trình bày trong các tạp trí hay các bộ sưu tập chứ không được trình bày trong các cuốn sách về một chủ đề đơn lẻ. |
Todaro model |
Mô hình Todaro. |
Mô hình kinh tế nổi tiếng nhất về di cư trong nước ở các nước đang phát triển. Tác giả là Michạe Todaro – nhà kinh tế học người Mỹ đã từng làm việc ở Châu Phi. Mô hình này giải thích hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị cao ở hầu hết các nước đang phát triển là hợp lý xét từ quan điểm kinh tế. Điểm quan trọng là có mức chênh lệc lớn giữa thu nhập ở khu vực công nghiệp hiện đại và thu nhập ở nông thôn.Thường thường, thu nhập ở khu công nghiệp ở trên mức cân bằng thị trường vì một số lý do. Câu trả lời dài hạn cho các vấn đề đó là tạo ra các chính sách ở cả thành thị và nông thôn để giảm mức chênh lệch trong thu nhập thực tế giữa hai khu vực. |
Token money |
Tiền quy ước. |
Mọi loại tiền nào mà giá trị của nó với tư cách làm phương tiện thanh toán dựa vào các quy định của pháp luật, ví dụ, một đồng tiền pháp định, hay dựa vào sự chấp nhận truyền thống, và giá trị của nó không có quan hệ gì với giá trị vật làm ra tiền. |
Tokyo Round |
Vòng đàm phán Tokyo. |
Vòng đàm phán thương mại đa phương, tổ chức dưới sự bảo trợ của HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ MẬU DỊCH (GATT) diễn ra ở Tokyo từ 1973-1979. Vòng đàm phán Tokyo giải quyết các vấn đề cản trở thương mại thuế quan và phi thuế quan. |
Total cost |
Tổng phí; chi phí tổng. |
Tổng chi phí sản xuất ra một sản lượng xác định. |
Total remuneration |
Thù lao tổng. |
Tổng các lợi ích bằng tiền mà người công nhân nhận được từ việc làm của mình. |
Total Revenue |
Doanh thu tổng. |
Tổng thu từ việc bán một hay nhiều sản phẩm của một hãng hay một nghành. |
Tow-path tariffs |
(hệ thống) giá hai phần. |
|
t-statistic |
Thống kê t. |
Một thống kê tuân theo phân phối T. Thống kê t thường được dùng trong kiểm định giả thiết để xác định MỨC Ý NGHĨA THỐNG KÊ của các tham số trong các mô hình kinh tế lượng, và được tính bằng tỷ số giữa giá trị tham số ước tính và sai số chuẩn của nó. |
Turning point |
Điểm ngoặt |
Điểm trong chu kỳ kinh doanh khi TRẠNG THÁI MỞ RỘNG của chu kỳ được thay thế bằng trạng thái thu hẹp hoặc ngược lại. Điểm đỉnh và điểm đáy được goi là các bước ngoặt. |
Turnover |
Doanh thu, kim ngạch. |
Xem TOTAL REVENUE. |
Turnover tax |
Thuế kim ngạch. |
Đôi khi được goi là thuế theo đợt. Đây là loại hình ban đầu của thuế doanh thu. Người ta đã nhìn thấy nhược điểm của thuế này và trong những năm gần đây ở nhiều nước đã đổi sang loại thuế không có nhược điểm này. |
Turnpike theorems |
Các định lý cổng ngăn. |
Một loại định đề trong thuyết tăng trưởng liên quan đến sự gần gũi của các đường tăng trưởng tối ưu với tăng trưởng cân bằng với tốc độ cao nhất. |
Twelve-month rule |
Quy tắc mười hai tháng. |
Xem INCOMES POLICY. |
Two sector growth model |
Mô hình tăng trưởng hai khu vực. |
Một mo hình dùng trong thuyết tăng trưởng, trong đó sự khác biệt cơ bản giưa hàng tiêu dùng và hàng tư liệu sản xuất được công nhận, với một khu vực được quan tâm đến mỗi một trong hai hàng hoá này. |
Two stage leatst squares (TSLS hoặc 2 SLS) |
Bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn |
Một phương pháp kinh tế lượng để ước lượng các tham số dạng cơ cấu của hệ phương trình đồng thời, trong đó tránh sự thiên lệch của phương trình đồng thời. |
Tying contract |
Hợp đồng bán kèm. |
Một điều kiện bán hàng đòi hỏi người mua một sản phẩm nào đó phải mua thêm một sản phẩm khác, thường là bổ sung cho sản phẩm đầu tiên. |
Type I/ type II |
Sai số loại I / loại II. |
Các loại sai số có thể phạm trong kiểm định giả thiết. |
The Corset |
Kế hoạch Corset. |
|
Threat effect |
Tác động đe doạ. |
Tác động mà giới chủ phi nghiệp đoàn trả tiền công nghiệp đoàn, hay xấp sỉ như vậy, hìng ngăn chặn việc thành lập nghiệp đoàn của nhân viên mình. |
Threat of pay off |
Lợi ích đe doạ. |
Xem NASH SOLUTIONS |
Three stage least squares |
Bình phương nhỏ nhất của ba giai đoạn. |
(3SLS hay Th SLS). Một giá trị của họ các ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất áp dụng đối với việc ước lượng các thông số của hệ phương trình đồng thời, mà trong đó các hệ số nhiễu có thể tương quan với các phương trình. |
Threshold |
Ngưỡng. |
Điểm mà bên ngoài đó sẽ có thay đổi trong hành vi của tác nhân kinh tế, ví dụ như một ngưỡng đối với kỳ vọng giá cả, có nghĩa là kỳ vọng sẽ không liên tục được thay đổi dưới ánh sáng của các bằng chứng tích tụ, nhưng sẽ được thay đổi trong các khoảng thời gian khi tốc độ thay đổi giá đã vượt quá một điểm nào đó. |
Threshold analysí |
Phân tích ngưỡng. |
Một kỹ thuật dùng trong hoạch định vật chất để tìm ra quy mô mong muốn của cộng đồng và việc cung cấp các dịch vụ công cộng. |
Threshold effect |
Tác động ngưỡng. |
Sự tăng mức thuế mà một cộng đồng được cho sẵn là sẵn sàng trả do có khủng hoảng hay khẩn cấp quốc gia. |
Threshold of a good |
Ngưỡng của một hàng hoá. |
Trong kinh tế học khu vực, dân số tối thiểu có thể tạo một thị trường cho một hàng hoá hay dịch vụ. Khi dân số của một khu vực (như một thị trấn) dưới mức ngưỡng, cầu đối hàng hoá đó sẽ thấp đến mức mà việc cung cấp hàng hoá đó sẽ không khả thi về mặt kinh tế. |
Thunen, Johann Heinrich von |
(1783-1850) |
Von Thunen – nhà kinh tế học nông nghiệp người Đức đưa ra mô hình lý thuyết dựa trên kinh nghiệm canh tác nhằm tìm ra vị trí tối ưu đối với một loại cây trồng nào đó, đặc biệt về khoảng cách từ trung tâm có nhu cầu đối nó. Ông đưa ra thuyết TIỀN THUÊ ĐẤT tương tự với thuyết của Ricardo, và thuyết phân phối dựa trên năng suất biên. Việc ứng dụng năng suấtbiên vào tiền công và vốn, sử dụng các đạo hàm và lôgich cận biên nhằm tìm ra các nghiệm cân bằng cho các biến số kinh tế, và tuyên bố của ông về quy luật TỶ LỆ BIẾN THIÊN đã cho phép ông ta được biết đén như nhà sáng lập ra phân tích biên. A.MARSHALL đã ca ngợi đóng góp lớn của ông. |
Tradable |
Khả thương. |
|
Trade |
Thương mại (hay mậu dịch). |
Việc trao đổi hàng hoá giữa các cá nhân hay các nhóm hoặc trực tiếp thông qua HÀNG ĐỔI HÀNG, hoặc gián tiếp qua một phương tiện thanh toán như tiền. |
Trade balance |
Cán cân thương mại. |
|
Trade bill |
Hối phiếu thương mại. |
Trên thị trường chiết khấu Lodon, một hối phiếu phát hành để tài trựo một giao dịch thương mại thực sư như để trang trải cho giai đoạn vận tải hàng, và mà vẫn chưa được một ngân hàng chấp nhận, khi đó được gọi là HỐI PHIẾU NGÂN HÀNG. |
Trade creation |
Sự tạo lập thương mại. |
Việc thay thế trong thương mại quốc tế nguồn sản xuất có chi phí cao hơn bằng nguồn chi phí thấp hơn do thay đổi trong thuế quan, hay hạn ngạch hay các hàng rào thương mại khác trên cơ sở địa lý, như tạo lập một liên minh thuế quan. |
Trade credit |
Tín dụng thương mại. |
Tín dụng do một nhà buôn hay nhà sản xuất cung cấp cho khách hàng của mình qua các điều khoản bán hàng cho phép thanh toán vào một thời gian nào đó sau khi đã thực sự giao hàng hoá. |
Trade cycle |
Chu kỳ thương mại. |
Cũng còn gọi là chu kỳ kinh doanh hay chu kỳ kinh tế. Sự biến động trong mức độ hoạt động kinh tế (thường thể hiện dưới dạng thu nhập quốc dân) tạo thành một hình thái đều đặn, với việc mở rộng hoạt động theo một quá trình thu hẹp, sau đó là tiếp tục mở rộng. |
Trade unions |
Công đoàn. |
|
Traded and non-traded (goods) |
Hàng ngoại thương và phi ngoại thương. |
|
Trade-off |
Sự đánh đổi. |
Mẫu thuẫn giữa các mục tiêu chính sách với kết quả là một mục tiêu chỉ có thể đạt được với việc hy sinh một mục tiêu khác. |
Traditional sectors |
Các khu vực truyền thống. |
Xem AGRICULTURAL SECTOR, DUALISM, THEORY OF, INFORMAL SECTOR, LEWIS-FEI-RANIS MODEL. |
Transaction |
Giao dịch / thương vụ. |
|
Transaction motives |
Những động cơ giao dịch. |
|
Transactions approach |
Phương pháp giao dịch. |
Tên phiên bản của Newcomb và Fisher về THUYẾT ĐỊNH LƯỢNG TIỀN. |
Transactions balances |
Các số dư giao dịch. |
Xem MONEY, THE DEMAND FOR. |
dịch thuật tiếng Anh kinh tế
Transactions costs
|
Các chi phí giao dịch. |
Các chi phí không phải giá phát sinh trong khi trao đổi hàng hoá và dịch vụ. |
Transactions demand for money |
Cầu về tiền giao dịch. |
Một động cơ đòi hỏi có tiền để phục vụ mục đích giao dịch, nghĩa là thanh toán và nhận thanh toán, sử dụng tiền với chức năng của nó là phương tiện trao đổi. |
Transactions motive for holding money |
Động cơ giữ tiền để giao dịch. |
Xem Transactions demand for money, Transactions balances, Money, the demand for. |
Transactions velocity of circulation |
Tốc độ lưu thông giao dịch. |
Xem INCOME VELOCITY OF CIRCULATION. |
Transcendental logarithMIC production function |
Hàm sản xuất trừu tượng dạng logarit |
Xem TRANSLOG PRODUCTION FUNCTION. |
Transcendental production function |
Hàm sản xuất trừu tượng. |
|
Transfer costs |
Chi phí vận chuyển. |
Chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá từ địa điểm này đến địa điểm khác bao gồm các chi phí trực tiếp của việc di chuyển mà thay đổi với khoảng cách di chuyển (và do vậy có thể gọi là “chi phí khoảng cách”), và toàn bộ chi phí xếp hàng, dỡ hàng, xử lý và quản lý ở mỗi đầu của hàn trình. |
Transfer deed |
Chước bạ chuyển giao. |
Một chứng từ mà qua đó quyền sở hữu CHỨNG KHOÁN được chuyển giao theo nghĩa pháp lý từ người bán sang người mua. |
Transfer earnings |
Thặng dư kinh tế. |
Xem ECONOMIC RENT. |
Transfer in kind |
Trợ cấp bằng hiện vật. |
|
Transfer incomes |
Thu nhập do chuyển nhượng. |
Thu nhập không thể coi là thanh toán cho dịch vụ hện tại và do vậy không tạo thành một phần của thu nhập quốc dân. |
Transfer of technology |
Chuyển giao công nghệ. |
Công nghệ là một yếu tố chính trong việc thúc đẩy TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. Việc chuyển giao công nghệ không thích hợp có thể làm méo mó hình thái phát triển, dẫn tới việc sản xuất các sản phẩm không thích hợp. |
Transfer payment |
Thanh toán chuyển nhượng. |
Khoản thanh toán (thường do chính phủ) cho một cá nhân mà không tạo thành một phần của việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ. |
Transfer pricing |
Định giá chuyển nhượng. |
Hệ thống ấn định giá cho các giao dịch giữa các công ty con của một công ty đa quốc gia, trong đó giá không phụ thuộc vào yếu tố thị trường. |
Transfer problem |
Vấn đề chuyển nhượng. |
Thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế về việc liệu một nước, phải bồi thường cho một nước khác, ví dụ tiền sửa chữa, phải gánh nặng quá mức hay thứ cấp, nghĩa là gánh nặng hơn tốc độ thanh toán, để mà thực hiện việc chuyển giao bằng việc kiếm được khoản thặng dư trên thanh toán quốc tế. |
Transferable rouble |
Rúp chuyển đổi được. |
Một đơn vị tiền tệ kế toán do Liên Xô đưa ra năm 1963 cho việc thanh toán số dư thương mại giữa các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế. |
Transformation function |
Hàm chuyển đổi. |
Xem PRODUCTION FRONTIER. |
Transformation problem |
Bài toán chuyển đổi. |
Bài toán trong kinh tế học C.Mác nhằm tìm ra một bộ giá duy nhất từ các giá trị, nghĩa là đầu vào lao động. |
Transitivity of preferences |
Tính bắc cầu của sở thích. |
Xem AXIOMS OF PREFERENCE. |
Transitory consumption |
Tiêu dùng qúa độ. |
Sự tăng hay giảm không dự tính trong tiêu dùng. |
Transitory income |
Thu nhập quá độ. |
Thu nhập không dự tính. Khoản thu hay lỗ bất thường. |
Translog production function |
Hàm sản xuất chuyển dạng lô-ga-rít. |
Hàm sản xuất trừu tượng dạng lô-ga-rít.Là dạng tổng quát của hàm sản xuất COBB-DOUGLAS. |
Transmission mechanism |
Cơ chế lan chuyền. |
|
Trans-shipment points |
Các điểm chuyển đổi phương tiện vận chuyển. |
Các địa điểm mà tại đó vận tải thay đổi từ loại này sang loại khác. |
Treasury |
Bộ tài chính, ngân khố. |
|
Treasury – Federal Reserve Accord |
Thoả thuận giữa bộ tài chính và Cục dự trữ liên bang. |
Từ năm 1942-51, HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ nâng đỡ giá trái phiếu chính phủ Mỹ nhằm tạo thuận lợi cho việc vay mượn của chính phủ liên bang. Năm 1952 Dự trữ liên bang và Bộ tài chính đã ký một “thoả thuận” – giải phóng Dự trữ liên bang khỏi trách nhiệm mua trái phiếu. |
Treasury bill |
Tín phiếu bộ tài chính. |
Một phương tiện vay ngắn hạn của chính phủ Anh được đưa vào năm 1877 và vào thời gian đó là mô hình theo hối phiếu thương mại. Ở mỹ cũng có công cụ tương ứng. Tín phiếu bộ tài chính Mỹ do bộ tài chính phát hành có thời hạn ba, sáu, chín và mười hai tháng. Các chứng khoán này là sự đầu tư không có rủi ro, nhưng vẫn có rủi ro trên thị trường thứ cấp trước khi đáo hạn, bởi vì giá biến động với thay đổi trong lãi xuất thị trường. |
Treasury Deposit Receipt (TDR) |
Biên nhận tiền gửi Bộ tài chính. |
Đây là chứng khoán không buôn bán ngắn hạn (6 tháng) được chính phủ Anh áp dụng năm 1940 với tư cách là công cụ tài chính thời chiến, và bán ra giá trị hàng tuần đã định cho ngân hàng. Loại chứng khoán này giảm dần và bị loại bỏ vào năm 1953. |
Treasury note |
Đồng tiền của bộ tài chính. |
Xem CURRENCY NOTE. |
Treasury US department of |
Bộ tài chính Mỹ. |
Một bộ trong chính phủ Mỹ quản lý hầu hết việc thu ngân sách, sản xuất tiền kim loại và tiền giấy và thi hành một số luật lệ. |
Treasury view |
Quan điểm của bộ tài chính. |
Một quan điểm của bộ tài chính Anh vào đầu thế kỷ XX cho rằng chi tiêu bổ sung của chính phủ sẽ được cân bằng bởi việc suy giảm trong tư nhân. |
Treasury, the |
Bộ tài chính Anh. |
Một bộ trong chính phủ Anh kiểm soát chính sách kinh tế và chi tiêu công cộng. |
Treaty of Rome |
Hiệp ước Rome. |
Xem EUROPEAN COMMUNITY. |
Trend |
Xu hướng. |
Còn gọi là xu hướng theo thời gian. 1)Thành phần dài hạn, cơ sở trong dữ liệu CHUỖI THỜI GIAN, thường được tính để thể hiện hướng vận động dài hạn của một biến số. 2)Một số đo mức trung bình của một đại lượng kinh tế tại một thời điểm nào đó. |
Trend output path |
Đường biểu thị xu thế sản lượng. |
|
Trend stationary process (TSP) |
Quá trình tĩnh tại của xu hướng. |
|
Triangular distribution |
Phân phối tam giác |
|
Trigonometric functions |
Các hàm lượng giác. |
Các hàm được định nghĩa bởi các tính chất trong một tam giác vuông bao gồm sin, cosin và tang. |
Truncated earnings function |
Hàm thu nhập rút gọn. |
Một kiểm nghiệm giả thuyết của thị trường lao động NHỊ NGUYÊN rằng cơ chế quyết định tiền công khác nhau giữa khu vực “thứ nhất” và “thứ hai” của thị trường lao động, khu vực thứ nhất trả cho VỐN NHÂN LỰC, khu vực thứ hai trả cho những người vừa không có kinh nghiệm và không có học vấn. |
Trust |
Tờ-rớt. |
Với tư cách là một thuật ngữ của luật học, thuật ngữ này áp dụng cho các thoả thuận được pháp luật quy định khác nhau mà theo đó tài sản thuộc về một cá nhân hay nhóm người được đặt trong tay những người uỷ thầcm, tuỳ thuộc vào loạ trớt, có thể thực sự quản lý chúng vì lợi ích của những người chủ sở hữu tài sản đó. |
U-form enterprise |
Doanh nghiệp dạng chữ U. |
Một công ty mà mọi quyết định đều do một ban điều hành ban ra. |
Unanimity rule |
Quy tắc nhất trí hoàn toàn. |
Một thủ tục lựa chọn tập thể mà đòi hỏi rằng trước khi một chính sách được chấp nhận, nó phải được mọi thành viên của cộng đồng bị tác động bởi quyết định này thông qua. |
Unbalanced economic growth |
Sự tăng trưởng kinh tế không cân đối. |
Xem BALANCED ECONOMIC DEVELOPMENT, GROWTH PATH. |
Unbiased estimator |
Ước lượng không chệch. |
Xem BEST LINEAR UNBIASED ESTIMATOR. |
Uncalled capital |
Vốn chưa huy động. |
Xem PAID-UP CAPITAL. |
Uncertainty |
Sự không chắc chắn. |
Là một tình huống mà trong đó khả năng xuất hiện của một sự kiện sẽ không được biết, có nghĩa là không có phân phối xác suất gắn với kết cục. |
Unconvered interest parity |
Lãi suất ngang bằng chưa tính. |
Trong một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt khi các nhà đầu tư bàng quan với rủi ro và không tự bảo vệ họ khỏi những rủi ro của tỷ giá trong THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN, yêu cầu rằng giá giao ngay trong tương lai của một đồng tiêng khác với giá giao ngay hiện tại bằng một lượng vừa đúng để làm đối trong với mức chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia. |
Unconvertible loan stock |
Cổ phần không thể chuyển đổi được |
Xem FINANCIAL CAPITAL. |
UNCTAD |
Diễn đàn của Liên hiệp quốc về thương mại và Phát triển. |
Xem UNITED NATIONS CONFE-RENCE ON TRADE AND DEVELOPMENT. |
Undated securities |
Chứng khoán không ghi ngày. |
Xem Dated securities |
Underdeveloped countries |
Các nước chậm phát triển. |
Một cụm thuật ngữ dùng để chỉ các nước đang phát triển; nhưng hiện nay giờ đây người ta ít dùng cụm thuật ngữ này mà dùng các thuật ngữ khác ít mang tính miệt thị hơn. |
Underdevelopment |
Sự chậm phát triển. |
Xem DEVELOPING COUNTRIES. |
Underemployed workers |
Các công nhân phiếm dụng. |
Là hình ảnh phản chiếu của những công nhân quá dụng. Công nhân phiếm dụng là người coi giá trị của thu nhập cao hơn giá trị của nghỉ ngơi hơn so với các công nhân bình thường. |
Underemployment |
Sự phiếm dụng. |
Theo giả thiết thị trường lao động Nhị nguyên, thị trường lao động cấp hai bao gồm nhiều công nhân, những người có tay nghề giúp họ có thể hoàn thành công việc trong thị trường cấp một, hoặc là những người có thể được đào tạo thành công nhân có tay nghề cao với chi phí thấp hơn so với mức trung bình. |
Underidentification |
Sự chưa đủ để nhận dạng. |
Được xem như không được nhận dạng. Xem IDENTIFICATION PROBLEM. |
Undervalue currency |
Đồng tiền định giá thấp. |
Trong một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, một đồng tiền có sức mua ngang giá tạo ra thặng dư cán cân thanh toán dai dẳng. |
Underwriter |
Người bảo hiểm. |
Là người đồng ý chịu sự rủi ro hoặc một phần rủi ro và đổi lại được nhận một khoản gọi là phí bảo hiểm. |
Undistributed profits |
Lợi nhuận không chia. |
Là một tỷ lệ lợi nhuận được giữ lại không phân chia cho các cổ đông dưới dạng cổ tức cũng như không dùng để trả các khoản thuế. |
Unearned income |
Thu nhập phi tiền lương. |
Là các nguồn thu ngoài tiền lương, tiền công thường là các nguồn lợi nhuận hoặc tiền lãi hoặc tiền cho thuê. |
Unemployment |
Thất nghiệp. |
Là những người lao động không có việc làm, bao gồm cả những người đang trong giai đoạn tìm việc làm mới hoặc những người không thể tìm được việc làm với đồng lương thực tế hiện hành. |
Unemployment benefit |
Trợ cấp thất nghiệp. |
Khoản thanh toán cho một cá nhân thất nghiệp. |
Unemployment equilibrium |
Cân bằng thất nghiệp. |
Định đề trung tâm của Keynes trong cuốn Lý thuyết tổng quát rằng ngay cả khi tiền công và giá cả hoàn toàn linh hoạt như được giả định trong thuyết cổ điển, nền kinh tế vẫn không luôn luôn trở về điểm đầy đủ việc làm. |
Unemployment rate |
Tỷ lệ thất nghiệp. |
Ở Anh, là tỷ lệ người trong lực lượng lao động không có việc làm và tích cực tìm kiếm việc làm. |
Unequal exchange |
Sự trao đổi không ngang bằng. |
Nói một cách chính xác theo quan điểm của C.Mác, đó là sự trao đổi sản phẩm của các nền kinh tế phát triển với giá cao hơn giá trị lao động của chúng. |
Unexpected inflation |
Lạm phát bất thường.. |
|
Unianticipated inflation |
Lạm phát không được lường trước. |
Là phần lạm phát có thật mà con người không dự kiến; trong thức tế trừ đi lạm phát kỳ vọng. |
UNIDO guidelines |
Các hướng dẫn của UNIDO. |
Một kỹ thuật thẩm định dự án ở các nước đang phát triển và là một phiên bản của phương pháp LITTLE-MIRRLEES. |
Unintended inventory disinvestment |
Giảm đầu tư vào tồn kho không dự kiến. |
Giảm hàng tồn kho do mức bán hàng tăng lên không dự tính trước hay do giảm sút trong sản xuất. |
Unintended inventory investment |
Đầu tư vào tồn kho ngoài dự kiến. |
Tăng hàng tồn kho do các đơn đặt hàng dự tính không thành hiện thực. |
Union density |
Tỷ lệ tham gia công đoàn. |
Tỷ lệ lực lượng lao động tham gia công đoàn thay đổi mạnh giữa những các nghành và giữa các nước do khác biệt trong chi phí và lợi ích của việc tham gia công đoàn. |
Union distribution |
Phân phối đều. |
|
Union market power |
Sức mạnh của công đoàn đối với thị trường. |
Sức mạnh của công đoàn đối với thị trường là một hàm của độ co giãn của cầu phát sinh đối với lao động công đoàn. |
Union pushfulness |
Tính thích tranh đấu của công đoàn. |
Xu hướng của các công đoàn tham gia đòi tăng lương, nghĩa là tâm trạng thích hành động tranh đấu. |
Union shop |
quầy trói buộc |
Một thoả thuận theo đó người công nhân phải tham gia công đoàn trong một thời kỳ đã định sau khi bắt đầu làm việc. |
Union/non-union differential |
Chênh lệch tiền lương giữa công nhân tham gia và không tham gia công đoàn. |
Chênh lệch này đo mức độ mà các công đoàn đã tăng tiền lương của thành viên so với lao đông không tham gia công đoàn tương đương. |
Uniqueness |
Tính độc nhất. |
Nói chung được dùng trong thuyết cân bằng tổng quát để chỉ sự tồn tại của một bộ giá cân bằng thị trường độc nhất. |
Unit of account |
Đơn vị kế toán. |
Xem Money. |
Unit root tests |
Kiểm định đơn vị. |
Phép kiểm định để xác định xem liệu một chuỗi thời gian là tĩnh tại về chênh lệch hay không. |
Unit tax |
Thuế đơn vị. |
Xem CUSTOMS, EXCISE AND PROTECTIVE DUTIES. |
Unit Trust |
Độc quyền đơn vị. |
Một cụm thuật ngữ dùng ở Anh để chỉ một thể chế, giống như một độc quyền đầu tư, mà tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phân tán rủi ro bằng việc mua cổ phần trong một danh mục chứng khoán. |
United Nationns Development Programme (UNDP) |
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc. |
Năm 1966, chương trình Hỗ trợ tài chính mở rộng của Liên hợp quốc và quỹ đặc biệt của Liên hợp quốc được sáp nhập tạo nên chương trình phát triển của liên hợp quốc, cơ quan đặc biệt của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các dự án phát triển và hỗ trợ kỹ thuất được cung cấp dưới sự bảo trợ hay liên lạc với hệ thống các cơ quan phát triển của Liên hợp quốc. |
United Nationns Industrial Development Organization (UNIDO) |
Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc. |
Được thành lập vào năm 1966, là một cơ quan đặc biệt của Liên hợp quốc sau nghị quyết của hội đồng bảo an, tổ chức này cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển. |
United Nations Capital Development Fund |
Quỹ phát triển vốn của Liên hợp quốc. |
Một cơ quan đặc biệt được hội đồng bảo an Liên hợp quốc thành lập năm 1966 để thúc đẩy tăng trương kinh tế ở các nước đang phát triển bằng việc bổ sung các nguồn hỗ trợ vốn hiện có với các khoản cho vay và viện trợ; chủ yếu để tài trợ các dự án phát triển nông thôn quy mô nhỏ mà không thể có được nguồn tài chính nào khác do không có đủ tài sản thế chấp hay không có uy tín tín dụng đối với bên vay. |
United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD) |
Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển. |
Hội nghị được triệu tập lần đầu tiên vào năm 1964, hiện nay là một bộ phận vĩnh cửu của Đại hội đồng bảo an và sau đó đã họp vào năm 1968. 1972, 1976, 1979, 1983 và 1987. Tất cả các thành viên của liên hợp quốc hay của các cơ quan chuyên môn của họ là thành viên của hội nghị và nó có một ban chấp hành và một ban thư ký vĩnh viễn. |
Unlisted Securities Market (USM) |
Thị trường chứng khoán không niêm yết. |
Do sở giao dịch chứng khoán London (là cơ quan quản lý) thành lập năm 1980, USM là một thị trường ít tổ chức hơn so với sở giao dịch chứng khoán. |
Unsecured loan stock |
Cổ phần vay không bảo lãnh. |
Xem FINANCIAL CAPITAL. |
Unvalidated inflation |
Lạm phát không cho phép. |
Tỷ lệ lạm phát mà không đi kèm theo với một tỷ lệ gia tăng tương tự trong cung tiền. |
Unvoluntary unemployment |
Tỷ lệ, sự thất nghiệp bắt buộc. |
|
Urban economics |
Kinh tế học đô thị. |
Một nhánh của kinh tế học áp dụng các công cụ như tư duy vào phân tích hoạt động kinh tế và các vấn đề kinh tế ở thành thị. |
Urbanization economies |
Tính kinh tế của đô thị hoá. |
Tiết kiệm chi phí nảy sinh khi các hoạt động kinh tế được tập trung ở các khu vực đô thị. |
Uruguay Round |
Vòng đàm phán Uruguay. |
|
Use value and exchange value |
Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. |
Một sự phân biệt, mà làm chủ đề thảo luận từ thời AISTOTLE đến C.Mác, giữa độ thoả dụng có được từ hàng hóa và giá cả của nó. |
User cost of capital |
Chi phí sử dụng vốn. |
Giá trị thuê dịch vụ vốn, hay giá mà một hãng phải trả cho việc sử dụng dung lượng vốn mà nó sở hữu hay xem xét để mua. |
U-shaped cost curves |
Các đường chi phí hình chữ U. |
Các đường miêu tả bằng các nào chi phí trung bình của một hãng hay một nghành thay đổi với mức sản lượng. |
Utilitarianism |
Chủ nghĩa vị lợi. |
Thuật gữ chính trị và triết học miêu tả các thuyết của BENTHAM và các cộng sự của ông, những người lấy nguyên tắc hạnh phúc lớn nhất của số đông nhất làm tiêu trí đánh giá hành động. |
Utility |
Độ thoả dụng. |
Được hiểu rộng rãi trong kinh tế học như là đồng nghĩa với “phúc lợi”, PHÚC LỢI KINH TẾ ,sự thoả mãn và đôi khi là hạnh phúc. |
Utility function |
Hàm thoả dụng. |
Một hàm cho rằng Độ thoả dụng của một cá nhân phụ thuộc vào hàng hoá và số lượng hàng hoá mà người đó tiêu. |
Utility maximization |
Tối đa hoá độ thoả dụng. |
|
Vacancies |
Chỗ làm việc còn trống. |
Nhu cầu của giới chủ cần thuê thêm lao động. |
Vacancy rate |
Tỷ lệ chỗ làm việc còn trống. |
Một chỉ số về cầu lao động tại mức tiền công hiện hành. |
Validated inflation |
Lạm phát cho phép. |
Lạm phát được cho phép tồn tại vì chính phủ cho phép cung tiền mở rộng với các tốc độ như lạm phát. |
Valuation curve |
Đường đánh giá. |
Xem GROWTH – VALUATION FUNCTION. |
Valuation ratio |
Tỷ số đánh giá. |
Tỷ số giữa thị giá cổ phần của hãng, V, với giá trị sổ sách tài sản của nó, K. |
Value added |
Giá trị gia tăng. |
Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi giá trị đầu vào nó mua từ các hãng khác. |
Value judgement |
Đánh giá chủ quan. |
Một nhận định mà nói chung có thể được tóm tắt là “X là tốt (hay xấu)”. Cụm thuật ngữ chủ quan gây nhiều nhầm lẫn trong kinh tế học. |
Value marginal physical product |
Sản phẩm vật chất giá trị biên. |
Xem MARGINAL REVENUE PRODUCT. |
dịch tài liệu tiếng Anh kinh tế
Value, money, a standard of |
Tiêu chuẩn giá trị của tiền. |
Một trong các chức năng của tiền là vai trò tiêu chuẩn giá trị. Nghĩa là nó tạo một hệ thống đơn vị kế toán mà qua đó giá cả được biểu hiện và các khoản trả chậm như nợ được xác định. |
Value, theory of |
Lý thuyết về giá trị. |
Gía trị nội tại của một hàng hoá. |
Value-added tax |
Thuế Giá trị gia tăng. |
Về mặt khái nịêm đây là loại thuế dựa trên giá trị gia tăng trong một quốc gia. |
Variability |
Độ biến thiên. |
|
Variable |
Biến số. |
|
Variable capital |
Vốn (tư bản) khả biến. |
Trong học thuyết của C.Mác, vốn khả biến ám chỉ phần vốn, đại diện bởi sức lao động, mà làm thay đổi giá trị trong quá trình sản xuất. |
Variable cost |
Các chi phí khả biến. |
Chi phí biến đổi với mức sản lượng, ví dụ chi phí lao động. |
Variable elasticity of substitution production function |
(VES production function) – Độ co giãn khả biến của hàm sản xuất thay thế. |
Đây là dạng tổng quát của ĐỘ CO GIÃN KHÔNG ĐỔI CỦA HÀM SẢN XUẤT THAY THẾ cho phép co giãn của thay thế biến đổi với tỷ số yếu tố đầu vào. |
Variable factor |
Các yếu tố sản xuất thay đổi. |
|
Variable labour costs |
Các chi phí lao động khả biến. |
Chi phí thuê mướn công nhân thay đổi tỷ lệ thuận hay hơn tỷ lệ thuận với số giờ làm việc. |
Variable parameter models |
Các mô hình thông số khả biến. |
Các mô hình kinh tế lượng, trong đó các thông số về dân số cần được ước lượng, được giả định là biến số, không giống như trong phân tích hồi quy mà trong đó các thông số được coi là cố định. |
Variance |
Phương sai |
Một số đo được sử dụng phổ biến để đo mức độ mà một biến số ngẫu nhiên (hoặc một thống kê) phân tán xung quanh giá trị ttrung bình của nó. |
Variance-covariance matrix |
Ma trận phương sai – hiệp phương sai. |
Ma trận phương sai và các hiệp phương sai. của một dãy các biến số ngẫu nhiên cùng phân phối, phương sai tạo nên đường chéo, trong khi hiệp phương sai là các côtọ và các dòng liên quan. |
Variation |
Biến động. |
Xem VARIANCE, ANALYSIS OF VARIANCE, SUM OF SQUARES. |
Veblen effect |
Hiệu ứng Veblen. |
Hiện tượng trong đó khi giá cả của một hàng hoá giảm đi thì một số người tiêu dùng cho rằng hàng hoá giảm chất lượng và không mua nó nữa. |
Veblen, Thorstein B. |
(1857-1926) |
Veblen, Thorstein B. là nhà kinh tế học và xã hội học người Mỹ, Giáo sư kinh tế tại trường đại học Chicago từ 1892. Là nhà sáng lập ra KINH TẾ HỌC THỂ CHẾ, ông rất phê phán khái niệm khoái lạc và nguyên tử trong kinh tế học TÂN CỔ ĐIỂN. Ý tưởng của ông về khoa học kinh tế là sự tìm hiểu về phát triển các thể chế kinh tế. Đôi với Veblen, thể chế kinh tế không hơn gì thái độ và đạo đức mà chúng tóm lược. Nhiều thuật ngữ của Veblen mà ông dùng để chỉ giai cấp giải trí trong thời kỳ ông sống đã trở thành tiếng Anh thông dụng ngày nay. Không giống quan điểm của Marx về mâu thuẫn giữa giai cấp Tư sản và Vô sản, Veblen tìm thấy mâu thuẫn giữa “các việc làm tiền tài” và “các việc làm công nghệp”, tức là làm ra tiền và làm ra hàng hoá. ĐỐi với Veblen, mâu thuẫn là giữa các nhà doanh nghiệp, những người kiểm soát tài chính của công nghiệp và quan tâm đến lợi nhuận, và các kỹ sư và lực lượng lao động, là những người quan tâm đến hiệu quả cụ thể về thể chất. Mâu thuẫn giữa hai nhóm người này náy sinh từ mong muốncủa giới kỹ sư và lao động muốn đổi mới, và do vậy liên tục phá huỷ giá trị tư bản mà giới doanh nhân sở hữu. |
Vector |
Véc-tơ. |
Một dãy số hay phần tử một chiều có thứ tự mà có thể viết ngang (véctơ dòng) hay dọc (véc tơ cột). |
Vector autoregression (VAR) |
Tự hồi quy véc tơ. |
Một trong những kỹ thuật dự báo sử dụng rộng rãi nhất trong kinh tế học. Như với hầu hết các phương pháp chuỗi thời gian đơn thuần khác, nó được cho là trung lập đối với bất kỳ một thuyết kinh tế cụ thể nào. |
Vehicle currency |
Đồng tiền phương tiện. |
Trong các trung tâm buôn bán ngoại hối lớn, hầu hết mọi giao dịch được thực hiện với một số đồng tiền chủ chốt, những người nắm giữ các loại tiền khác chuyển đổi chúng sang một hay vài loại đồng tiền chủ chốt này để thực hiện giao dịch thương mại của mình. |
Veil of ignorance |
Mạng che ngu dốt. |
Xem RAWLSIAN JUSTICE. |
Veil of money |
Mạng che tiền. |
Xem CLASSICAL DICHOTOMY. |
Velocity of circulation |
Tốc độ lưu thông. |
Tốc độ mà tại đó một số tiền nào đó lưu thông thông trong nền kinh tế – nghĩa là số lần trung bình một đơn vị tiền tệ trao tay trong một thời kỳ xác định. |
Velocity of money |
Vòng quay của tiền, tốc độ lưu chuyển của tiền. |
|
Venture capital |
Vốn mạo hiểm. |
Xem RISK CAPITAL. |
Vertical equity |
Công bằng theo chiều dọc. |
Sự công bằng hay không công bằng trong việc đối xử với các cs nhân trong các tình huống khác nhau. |
Vertical integration |
Liên kết dọc. |
Một tình huống trong đó hoạt động của một hãng mở rộng ra hơn một giai đoạn liên tục trong một quá trình chuyển hoá nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng. |
Vertical merger |
Sáp nhập chiều dọc. |
Việc sáp nhập hai hãng sản xuất các sản phẩm thuộc về nhiều giai đoạn khác nhau của cùng một quá trình sản xuất. |
Vertical Phillips curve |
Đường Phillips thẳng đứng. |
Giả thiết cho rằng trong dài hạn, không có sự đánh đổi giữa tỷ lệ thay đổi mức tiền công và mức thất nghiệp như đường Phillips ban đầu gợi ý. |
VES production function |
Độ co giãn khả biến hãm sản xuất thay thế. |
Xem Variable elasticity of substitution production function. |
Viability |
Khả năng thành tựu, tính khả thi. |
|
Vicious circles |
Các vòng luẩn quẩn. |
Cụm thuật ngữ này thường chỉ quan điểm về các nước đang phát triển cho rằng một nền kinh tế đủ tồn tại sẽ đứng yên, bởi vì tổng sản lượng thấp tới mức hầu như không có dự trữ. |
Victim company |
Công ty nạn nhân. |
Một công ty là đối tượng của một đấu thầu thu mua. |
Vintage growth models |
Mô hình tăng trưởng theo thời gian. |
Mô hình tăng trưởng kinh tế cho phép vốn và tiến bộ kỹ thuật kèm theo nó giảm đi theo thời gian. |
Virtuous circles |
Vòng thoát. |
Xem Vicious circles. |
Visibility hypothesis |
Giả thuyết về tính minh bạch. |
Chính sách thu nhập có xu hướng dựa nhiều vào kỹ thuật công khai và khiển trách. |
Visible balance |
Cán cân hữu hình. |
Phần của tài khoản vãng lai của một báo cáo về cán cân thanh toán cho biết quan hệ giữa gía trị hàng hoá vật chất xuất khẩu và hàng hoá vật chất nhập khẩu. |
Volatility |
Tính dễ biến động. |
|
Voluntary export restraint |
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện. |
Một giới hạn do chính các nhà xuất khẩu ở một nước tự đưa ra đối với hàng xuất khẩu để ngăn chặn hành động bảo hộ chính thức của một nước nhập khẩu. |
Voluntary unemployment |
Thất nghiệp tự nguyện. |
Phần Thất nghiệp nảy sinh từ quá trình tìm việc và thất nghiệp tạm thời và trá hình. |
Voluntary-exchange model |
Mô hình trao đổi tự nguyện. |
Một phép tiếp cận đối với phân tích việc cung cấp Hàng hoá công cộng nhằm thiết lập các điều kiện mà qua đó các hàng hoá này có thể cung cấp trên cơ sở thoả thuận hoàn toàn nhất trí – nghĩa là không có cưỡng ép. |
Von Neumann ratio |
Tỷ số Von Neumann. |
Một thống kê kiểm định được tính để tìm sự hiện diện của sự TƯƠNG QUAN CHUỖI CỦA CÁC SAI SỐ trong phân tích hồi quy. |
Von Neumann-Morgenstern utility |
Thoả dụng Von Neumann-Morgenstern. |
Theo tên đặt của J. von Neumann (1903-57) và O.Morgenstern (1902-77), đây là cách tiếp cận đối với thuyết cầu mà được cho là đúng khi áp dụng các tình huống rủi ro. |
Vote maximizer |
Ngừơi muốn tối đa hoá phiếu bầu. |
Ngừơi muốn tối đa hoá phiếu bầu chính trị cho mình. |
Vote trading |
Trao đổi phiếu bầu. |
Xem LOGROLLING. |
Voting and non-voting shares |
Các cổ phiếu có quyền bỏ phiếu và không có quyền bỏ phiếu. |
Các chủ sở hữu cổ phiếu thường của một công ty thường có quyền bỏ phiếu dầy dủ tại các cuộc họp công ty. |
Voucher |
Tem phiếu. |
Một phương pháp cung cấp dịch vụ và hàng hoá của chính phủ, trong đó cá nhân được cho tiền để chỉ Thêm vào giỏ hàng hoá và dịch vụ đã định trước. |
Voucher schemes |
Các chương trình theo phiếu. |
Các loại tem phiếu là một phương pháp để phân phối lại bằng hiện vật. |
Wage and price flexibility |
Tính linh hoạt của giá cả và lương. |
|
Wage boards |
Ban điều hành tiền công. |
Các cơ quan pháp quy tương tự như các hội đồng lương quản lý điều hành và điều kiện lao động trong ngành nông nghiệp. |
Wage competition model |
Mô hình cạnh tranh bằng tiền công |
Xem JOB COMPETITION THEORY. |
Wage contour |
Vòng tiền công. |
Một tập hợp các mức lương ở một số thị trường lao động nội bộ. |
Wage contracts |
Hợp đồng tiền công |
Thoả thuận chính thức hoặc không chính thức giữa một bên là người sử dụng lao động với một bên là người đại diện lao động về số giờ làm việc, khối lượng công việc và tiền lương. |
Wage differentials |
Chênh lệc tiền công |
Các mức Chênh lệc lương trung bình trả cho các lao động được phân chia theo nghành hoặc địa điểm làm việc hoặc theo màu da hoặ địa điểm của họ. |
Wage discrimination |
Phân biệt đối xử tiền công. |
Cụm thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng trong đó các công nhân có năng suất lao đông như nhau được trả các mức lương khác nhau. |
Wage drift |
Mức trượt tiền công. |
Việc tăng mức lương hiệu lực từng đơn vị đầu vào lao đọng theo thoả thuận nằm ngoài sự kiểm soát của các thủ tục về định mức lương. |
Wage fund |
Quỹ lương. |
Theo học thuyết kinh tế học cổ điển, một quỹ dùng để thanh toán tiền lương. Tại bất kỳ một thời điểm nào, quỹ này cùng với cung lao động cho trước sẽ xác định mức lương trung bình. |
Wage inflation |
Lạm phát tiền công. |
Sự tăng của lương danh nghĩa theo thời gian. |
Wage leadership |
Xác định tiền công theo mức tham khảo. |
Tình thế trong đó việc trả lương cho một hoặc một số người trong một khu vực cụ thể được coi là mức tham khảo cho mọi yêu cầu lương sau này. |
Wage rates |
Các mức tiền công. |
Mức lương mà một cá nhân được nhận do được sung cấp một số giờ lao động tối thiểu quy định trong hợp đồng lương. |
Wage restraint |
Hạn chế tiền công. |
Xem INCOMES POLICY. |
Wage round |
Vòng quay tiền công. |
Giả thuyết cho rằng tồn tại những mối liên kết chặt chẽ giữa các mức tiền lương thanh toán cho các nhóm đàm phán trong nền kinh tế, kết qủa là việc thanh toán lương tuân theo những hình thái nhất định mỗi năm. |
Wage theory |
Lý thuyết tiền công. |
Lý thuyết tân cổ điển ngày nay là một mô hình khoa học chủ yếu trong phân tích xác định lương. Tuy nhiên, ưu thế của lý thuyết tân cổ điển về lao động tuyệt nhiên không liên tục và tự nó đã bị lý thuyết tân cổ điển đi trước. |
Wage-price spiral |
Vòng xoáy tiền công-giá |
Khái niệm cho rằng sự tăng lương sẽ dẫn tới sự tăng giá do chi phí sản xuất tăng và lại gây ảnh hưởng đến tiền lương bởi vì công nhân muốn duy trì sức mua của đồng tiền. |
Wage-push inflation |
Lạm phát do tiền công đẩy. |
Một biểu hiện của lạm phát do chi phí đẩy, coi nguyên nhân của quá trình lạm phát là do áp lực của nghiệp đoàn với thị trường lao động. |
Wage-rental ratio |
Tỷ số tiền công- tiền thuê vốn. |
|
Wages Councils |
Các hội đồng tiền công. |
Các cơ quan pháp quy được chính phủ giao nhiệm vụ đề xuất về lương và số giờ lao động trong một số ngành ở nước Anh. |
Wages freeze |
Hạn mức tiền công. |
Xem INCOMES POLICY. |
Wages fund doctrine |
Học thuyết quỹ lương. |
Xem IRON LAW OF WAGE. |
Wages structure |
Cấu trúc tiền công |
Các thứ hạng tiền lương của các nhóm công nhân phân theo nghành, địa điểm làm việc theo nhóm nghề nghiệp hoặc chủng tộc. |
Wage-wage sprial |
Vòng xoáy tiền công-tiền công. |
Xem Leap-frogging. |
Wagner’s law |
Định luật Wagner |
Một giả thuyết, nhà kinh tế học Đức Adolph Wagner do xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, nói rằng sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hoá sẽ đi đôi với việc tăng phần chi tiêu công cộng trong tổng sản phẩm quốc dân. |
Wait umemployment |
Thất nghiệp do chờ việc. |
|
Wall Street |
Phố Wall |
Một phố ở hạ Mahattan, Newyork chạy qua trung tâm khu tài chính của thành phố. Sở giao dịch chứng khoán Newyork nằm trên phố Wall và thỉnh thoảng tên phố được dùng như một từ đồng nghĩa cho thị trường nay. |
Walras’ law |
Định luật Walras. |
Hình thái chung của định luật Walras là cho n thị trường, nếu n-1 thị trường đạt trạng thái cân bằng thị trường còn lại cũng phải đạt trạng thái cân bằng bởi vì không thể có sự dư thừa ròng cung hay cầu cho hàng hoá (kể cả tiền tệ). |
Walras, Léon |
(1834-1910) |
Sinh ra tại Paris, vào năm 1970 ông là giáo sư chủ nhiệm đầu tiên bộ môn Kinh tế tài chính Đại học Lausanne ở Thuỵ Sĩ. Cống hiến đầu tiên là việc ông độc lập xây dựng phương pháp tiếp cận độ thoả dụng biên vào lý luận giá trị năm 1973, một thành tưu đã được Jevons dự đoán trước. Cống hiến thứ hai và đem lại sự nổi tiếng hơn là việc phát triển lý thuyết về việc cân bằng tổng thể, trong đó mọi loại thị trường trong nên kinh tế đều được xem xét và trong đó mọi giá cả hàng hoá, các nhân tố và đầu ra của mọi hàng hoá và cung cấp nhân tố được quyết định đồng thời. Tóm lại, ông đã xây dựng một mô hình tiên phong với những công cụ toán học nguyên thuỷ. Cournot, một nhà toán học giỏi hơn và là một trong những người có ảnh hưởng tới ông đã né tránh vấn đề này vì rất khó. Mặc dù mô hình này và các đặc tính của nó vẫn tiếp tục được chắt lọc, gọt giũa, người ta vẫn chưa nắm được khái niệm cung của nó. |
Want creation |
Tạo ra mong muốn tiêu dùng. |
Việc các công ty xác định ra những nhu cầu của người tiêu dùng còn tiềm tàng và việc biến nó thành mong muốn tiêu dùng có ý thức bằng việc tiếp thị mạnh mẽ các sản phẩm được chế tạo nhằm đáp ứng những nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng. |
Warrant |
Sự đảm bảo. |
Việc mua một thoả thuận trong đó tạo người sở hữu bản thoả thuận cơ hội mua vốn cổ phần. |
Warranted rate of growth |
Tốc độ tăng trưởng đảm bảo. |
Tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân duy trì được sự cân bằng giữa tiết kiệm tự định và đầu tư tự định theo thời gian, bằng cách đó phát triển ý tưởng của Keynes về thu nhập cân bằng sang trạng thái sôi động. |
Warranted unemployment rate |
Tỷ lệ thất nghiệp đảm bảo. |
Xem NATURAL RATE OF UNEMPLOYMENT. |
Waste |
Chất thải. |
Một thứ sản phẩm không thể tránh khỏi của hoạt đông kinh tế. |
Ways and means advandces |
Tạm ứng. |
Tạm ứng tiền của ngân hàng Trung ương Anh cho chính phủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các bộ, ngành trong ngắn hạn. |
Weakly stationary |
Không chuyển động hàng tuần. |
Xem STATIONARITY. |
Wear and tear |
Khấu hao. |
Xem DEPRECIATION. |
Weath |
Của cải. |
Bất kể cái gì có giá trị thị trường và có thể đổi lấy tiền hoặc hàng hoá đều có thể coi là của cải. |
Weath effect |
Hiệu ứng của cải. |
Sự gia tăng trong tổng chi tiêu do mức giá cả hoặc lãi xuất giảm xuống. Người ta cho rằng, bất cứ một sự giảm xuống của tổng cầu sẽ được đảo ngược lại do các tác động gây ra khi mức giá cả hoặc lãi suất giảm xuống. |
Weath tax |
Thuế của cải. |
Thuế đánh vào giá trị của cải ròng. Nó thường đánh vào những thời kỳ đều đặn – thường là một năm trên những tài sản ròng của các cá nhân, mặc dù ở một số nước như Nauy thuế này cũng được do công ty trả. |
Weberian location theory |
Lý thuyết Weber về vị trí . |
Xem LOCATION THEORY. |
Weighted average |
Bình quân gia quyền. |
Bình quân trong đó mỗi hạng được nhân với một hệ số trước khi tính toán và tổn các hệ số này là một đơn vị. |
Weighted least squares |
Bình phương gia quyền nhỏ nhất. |
Một phiên bản của bình phương thông thường nhỏ nhất trong đó mọi biến số được nhân với một hệ số nào đó, có thể là một hàm của một trong những biến số trong phương trình. |
Weighted mean |
Trung bình gia quyền. |
Xem WEIGHTED AVERAGE. |
Welfare economics |
Kinh tế học phúc lợi. |
Cụm thuật ngữ chung để chỉ khía cạnh chuẩn tắc của kinh tế học. Những giả định cơ bản của kinh tế phúc lợi là các đánh giá chủ quan mà bất kỳ một nhà kinh tế học nào cũng có thể chấp nhận hoặc bác bỏ. |
Welfare function |
Hàm phúc lợi. |
Đối với một cá nhân, là mối quan hệ giữa tình trạng khoẻ mạnh, hạnh phúc. Phúc lợi hoặc độ thoả dụng và những yếu tố góp phần tạo nên những điều đó. |
Welfare state |
Nhà nước phúc lợi. |
Thường được hiểu là một quốc gia có chính phủ đóng một vai trò tích cực trong việc chú trọng phát triển phúc lợi xã hội. |
Well-behaved |
Có hành vi tốt. |
Một thuộc tính của hàm sản xuất và độ thoả dụng. Nó đòi hỏi sản xuất (độ thoả dụng) bằng 0 nếu một trong những đầu vào (hàng hoá) bằng 0 và nó cũng đòi hỏi sản phẩm biên (độ thoả dụng luôn luôn dương nhưng giảm dần khi những lượng của một yếu tố sản xuất (hàng hoá) đã cho nào đó tăng dần. |
Wharton model |
Mô hình Wharton. |
Một mô hình gồm 76 phương trình về nền kinh tế Mỹ phát triển từ mô hình KLEIN-GOLDBERGER (K-G) nhưng có 4 điểm khác biệt: 1)Mô hình này sử dụng dữ liệu tính toán trên cơ sở quý, Mô hìn K-G tính trên cơ sở năm. 2)mô hình này được thiết kế chủ yếu được dùng để dự đoán hành vi kinh tế cụ thể là thu nhập quốc dân và mức việc làm. 3)Mô hình này được phân tán tới một mức độ lớn hơn nhiều và có một khu vực tiền tệ phát triển hơn nhiều. 4)Hàm sản xuất được thiết lập dựa trên các hàm kiểu COBB-DOUGLAS. |
dịch văn bản tiếng Anh kinh tế
Whipsawing |
Cưa kéo. |
Một biện pháp mà một số các công đoàn sử dụng để dành được sự nhượng bộ của người sử dụng lao động bằng cách đe doạ sẽ bãi công trong khi các công ty địch thủ cạnh tranh khác vẫn tiếp tục hoạt động, và sau khi ông ta đã nhượng bộ sẽ cố gắng ép buộc sử dụng người lao động thứ hai đưa ra những điều khoản điều kiện tương tự hoặc thậm chí tốt hơn về việc làm nếu không sẽ đối mặt với một cuộc bãi công khác. |
White noise |
Nhiễu trắng. |
Mô tả sự biến thiên hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên và không có các phần tử mang tính hệ thống nào. |
White plan |
Kế hoạch White. |
Kế hoạch của Mỹ cho Quỹ ổn định quốc tế được đề xuất tại hội nghị tài chính và tiền tệ Liên hợp quốc tổ chức tại Bretton Woods, New Hampshire năm 1944. |
White-collar worker |
Công nhân cổ trắng, bàn giấy. |
Người lao động và người sử dụng lao đông không tham gia vào lao động chân tay và những người thực hiện những công việc mang chức năng lãnh đạo. |
Wholesale |
Buôn bán, bán sỉ. |
Giai đoạn trung gian trong quá trình phân phối sản phẩm |
Wholesale banking |
Dịch vụ ngân hàng bán buôn. |
Các giao dịch quy mô lớn của các khoản tiền gửi chủ yếu tập trung vào nhóm các thị trường vốn có liên quan mật thiết với nhau và đã phát triển mạnh từ giữa những năm 60 – các thị trường liên ngân hàng, chính quyền địa phương, chứng chỉ tiền gửi và đồng tiền Châu Âu. |
Wicksell effects |
Các hiệu ứng của Wicksell. |
Các hiệu ứng của Wicksell chỉ ra rằng ngược lại với thuyết hiệu suất biên của vốn, lãi suất thực tế trong nền kinh tế có thể khác với tổng sản phẩm biên của vốn. |
dịch tiếng Anh Việt kinh tế
Wicksell, Knut |
(1851-1926) |
Một nhà kinh tế học người Thuỵ Điển. Wicksell học toán và triết học, là chủ nhiệm bộ môn kinh tế trường đại học Lund năm 1904. Tác phẩm của ông đã giải thích, tổng hợp và phát triển thuyết tân cổ điển về sản xuất và phân phối. Ông đã bàn luận về lợi tức của vốn và mối quan hệ của nó với lãi suất. Ngược lại với học thuyết đương thời, ông đã chỉ ra rằng trong cân bằng, trông giá trị của sản phẩm xã hội biên của vốn thấp hơn lãi xuất. Điều này có thể đúng do tổng hiệu ứng của lần bổ sung riêng biệt vào Dung lượng vốn có thể làm tăng giá trị của tổng dung lượng vốn và do đó làm giảm giá trị của phần tăng thêm. Điêu này được gọi là hiệu ứng Wicksell. Wicksell đã giải thích sự tồn tại của lãi suất cao trong những giai đoạn lạm phát bằng việc phân tích các yếu tố quyết định cung tiền tại nhiều thể chế tiền tệ khác nhau. Quá tình luỹ tích lạm phát có nhiều điểm chung với chênh lệch lạm phát của Keynes. Thực tế, G.Myrdal và Lindahl, kế tục thuyết của ông đã phát triển sự khác biệt giữa đầu tư kế hoạch và đầu tư thực tiễn được ngầm thể hiện trong sự phân biệt của Wicksell giữa thời hạn đầu tư và tiết kiệm. |
Wieser, Friederich von |
(1851-1926) |
Là một nhà kinh tế học, một chính trị gia và một thành viên của trường phái ÁO. Ông đã hoàn thiện hơn học thuyết ĐỘ THOẢ DỤNG BIÊN do Menger khởi xướng nhưng đóng góp chính của ông nằm trong học thuyết “quy giá trị” hoặc “gán giá trị”.Wieser cũng là người đầu tiên nhận thấy rằng logic chung của hành vi kinh tế nhằm tối đa hoá lợi ích, tối thiểu hoá chi phí và chú ý tới tỷ suất biên đã sinh ra thuyết kinh tế Xã hội chủ nghĩa. |
Wildcat strike |
Bãi công không chính thức |
Là cuộc bãi công do các nhóm thành viên công đoàn địa phương tổ chức, về mặt hình thức không có sự cho phép chính thức của ban lãnh đạo công đoàn và trái với những nguyên tắc đã định. |
Willingness to pay |
Mức sẵn sàng trả. |
Việc định giá của một cá nhân đối với một hàng hoá hoặc một dịch vụ bằng tiền. |
Wilson Committee |
Uỷ ban Wilson. |
Uỷ ban đán giá hoạt động của các thể chế tài chính được nội các công đảng thành lập năm 1977, dưới sự chỉ đạo của Huân tước Harold Wilson, cựu thủ tướng nhằm xem xét vai trò và chức năng của các thể chế tài chính Anh và việc cung ứng vốn cho Công nghiệp và thương mại, đề xuất những thay đổi cần thiết để giám sát các thể chế này. |
Windfall gain |
Thu nhập bất thường. |
Một khoản thu nhập thêm không lường trước được. |
Windfall loss |
Lỗ bất thường. |
Một khoản suy giảm không lường trước được của thu nhập. |
Winding up |
Sự phát mại. |
|
Window dressing |
Sự làm đẹp báo cáo tài chính. |
Một thông lệ ở Anh đã bị xoá bỏ năm 1946, mà theo đó các ngân hàng thanh toán bù trừ London lấy tiền vay từ những thị trường chiết khấu vào những ngày mà họ phải “làm đẹp” báo cáo tài chính tuần (hoặc tháng từ sau những năm 1939) nhằm mục đích thể hiện trạng thái tiền mặt cao hơn hệ số bình quân mà chúng thực giữ. |
Withdrawals |
Các con số tận rút. |
Cũng có thể được biết đến như là các sự dò rỉ. Bất kỳ một khoản thu nhập nào, không được đi tiếp trong vòng luân chuyển thu nhập và do đó không được dùng để chi phí cho những hàng hoá và dịch vụ hiện đang sản xuất. |
Withholding tax |
Thuế chuyển lợi nhuận về nước. |
Thông thường là thứ thuế đánh vào cổ tức và tiền lãi do một công ty trả ra nước ngoài. |
Work in progress |
Sản phẩm đang gia công. |
Phần sản phẩm vẫn chưa được hoàn thanh tại thời điểm cuối kỳ kế toán. |
Work sharing |
Chia sẻ công việc. |
Là vệc duy trì tỷ lệ có việc làm bằng cách cắt giảm giờ lao động của mỗi công nhân. |
Work to rule |
Làm việc theo quy định. |
Là một dạng bán đình công, dẫn đến sản xuất suy giảm chứ chưa đến mức chấm dứt hoàn toàn. |
Workable competition |
Cạnh tranh có thể thể thực hiện được. |
Việc xây dựng và chọn lọc ra khái niệm về Cạnh tranh có thể thể thực hiện được hình thành trên quan điểm rằng mô hình trừu tượng về cạnh tranh hoàn hảo là một ý tưởng không thực tiễn và không thể đưa ra một căn cứ hoạt động cho chính sách cạnh tranh. |
Workers’ co-operative |
Hợp tác xã của công nhân. |
Là một doanh nghiệp trong đó người lao động nắm giữ cổ phần. |
Workers’ partipation |
Sự tham gia của người lao động. |
Xem INDUSTRIAL DEMOCRACY. |
Working capital |
Vốn lưu động. |
Thường là những khoản của tài sản ngắn hạn do nguồn vốn dài hạn tạo nên. |
Working capital ratio |
Tỷ số vốn lưu động. |
Được tính bằng cách chia nợ ngắn hạn ch tài sản ngắn hạn. |
Working population |
Lực lượng lao động. |
Là những người có khả năng và sẵn sàng lao động kể cả những người có việc làm và những người bị coi là thất nghiệp. |
Work-leisure model |
Mô hình lao động – nghỉ ngơi. |
Là việc áp dụng đơn giản lý thuyết về hành vi tiêu dùng cho vấn đề phân bổ thời gian. |
World Bank |
Ngân hàng thế giới. |
Xem International Bank For Reconstruction And Development. |
Writing-down allowance |
Khấu hao, sự xuống giá. |
Xem DEPRECIATION. |
X-efficiency |
Hiệu quả X. |
Là một tình huống, trong đó tổng chi phí của một hãng không thể giảm đến mức tối thiểu vì sản lượng thực tế từ các đầu vào xác định nhỏ hơn mức khả thi lớn nhất. |
Y-efficiency |
Hiệu quả Y. |
Hiệu quả trong đó các cơ hội thu lợi nhuân trên thị trường được khai thác. |
Yeild |
Lợi tức. |
Tỷ lệ thu hàng năm đối với một chứng khoán được tính bằng tỷ lệ % so với thị giá hiện tại. |
Yeild gap |
Chênh lệch lợi tức. |
Mức khác biệt giữa lợi tức trung bình đối với cổ phần và tỷ lệ thu hồi tương ứng đối với các chứng khoán dài hạn có lãi suất cố định. |
Yeild gap on securities |
Chênh lệch lợi tức chứng khoán. |
Xem |
Yield on external debt |
Lãi trên nợ nước ngoài. |
|
Yield on investment |
Lợi nhuận từ đầu tư. |
|
Z variable |
Biến số Z. |
Xem NORMAL DISTRIBUTION. |
Zellner-Giesel |
Quy ước Zellner-Giesel. |
Một phương pháp được thiết kế đặc biệt cho ước lượng nhất quán các thông số của phương trình trễ phân phối sau khi biến đổi KOYCH mà có tính đến thực tế là biến đổi đó có thể đưa vào tương quan chuỗi của thành phần nhiễu. |
Zero growth proposal |
Đề xuất tăng trưởng bằng không. |
|
Zero-rate goods |
Các hàng hoá có mức thuế bằng 0. |
Xem VALUE-ADDED TAX. |
Z-score |
Giá trị của Z. |
|